cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

90 năm bản Dạ cổ hoài lang

30/07/2009 11:07 GMT+7 | Âm nhạc

(TT&VH Online) - Sáng ngày 29/7, tại Trường Cao đẳng SK&ĐA TP.HCM đã diễn ra hội thảo 90 năm bản Dạ cổ hoài lang (Sở VH,TT&DL Bạc Liêu phối hợp với Hội Sân khấu TP.HCM tổ chức) thu hút nhiều đại biểu, trong đó có GS-TS Trần Văn Khê… Hội thảo được xem như bước khởi đầu cho Lễ hội Dạ cổ hoài lang sẽ diễn ra tại Bạc Liêu từ ngày 29/9 đến 3/10/2009.

Sức sống một bản nhạc

Cách đây 90 năm, khi định hình chữ nhạc và lời thơ cho bài Dạ cổ hoài lang chắc hẳn nghệ sĩ Cao Văn Lầu không ngờ rằng “đứa con tinh thần” của mình lại có một sức sống mạnh mẽ đến vậy, càng không ngờ nó sẽ là khởi nguồn cho bản vọng cổ, “bài ca vua” của sân khấu cải lương, đưa nghệ thuật cải lương đến đỉnh cao rực rỡ. Điều gì khiến bản Dạ cổ hoài lang có “sức mạnh ghê gớm” như thế?

Nghệ sĩ Cao Văn Lầu sáng tác bản nhạc trong một hoàn cảnh rất riêng: nỗi đau khổ, nhớ thương khi bị buộc phải xa người vợ hiền vì lễ giáo phong kiến khắc nghiệt “tam niên vô tử bất thành thê”. Trong tâm trạng nhớ nhung tột độ, ông đã đặt mình vào vị thế của người vợ đang mong nhớ chồng mà sáng tác nên bài Dạ cổ hoài lang với giai điệu buồn sâu lắng, lời thơ trữ tình, mượt mà. Bản nhạc nhanh chóng được giới tài tử đánh giá cao vì giá trị nghệ thuật của nó.

Một số tư liệu về bản Dạ cổ hoài lang được trưng bày trong hội thảo

Tuy nhiên, cái làm nó đến được với mọi người chính là tâm sự riêng của nhạc sĩ lại phù hợp với nỗi niềm của thời đại. Những người phụ nữ có chồng bị bắt lính đi tham chiến tại Pháp trong Thế chiến thứ nhất thấy gần gũi với tâm trạng của họ. Những người có tấm lòng ưu ái với đất nước lại tìm thấy ở bản nhạc một nỗi buồn trĩu nặng vì vận nước nhưng vẫn bừng lên niềm hy vọng ở tương lai qua những lời thơ lạc quan cuối bài. Giai điệu Từ là từ phu tướng - Bảo kiếm sắc phong lên đàng... mỗi lần vang lên như tiếng lòng chinh phu, ngầm thôi thúc nhiều người mạnh dạn lên đường.

Ông Nguyễn Văn Tấn (Giám đốc cơ quan đại diện Bộ VH,TT&DL tại TP.HCM) cho rằng: “Dạ cổ hoài lang đã tự mang trong mình tiếng nói của bao người muốn vạch một lối nhìn và hy vọng về một điều gì mới mẻ. Dạ cổ hoài lang là bài ca vừa mang niềm riêng của tác giả, vừa chất chứa tiếng lòng của thời đại. Vì thế bao nhiêu thế hệ, bao tầng lớp khắp vùng Nam bộ, cả kẻ sĩ cùng dân quê đã gõ nhịp hát Dạ cổ hoài lang để tự nghe thấy tiếng nói thầm thì buồn vui và hy vọng của chính mình”.

Về mặt nhạc lý, theo NSƯT Huỳnh Khải thì: “Các câu nhạc trong bản Dạ cổ hoài lang có tính tự do hơn các bài bản Tổ, nên bản Dạ cổ hoài lang dễ được mở nhịp để hình thành một bản nhạc khác”. Cũng nhờ tính động này mà Dạ cổ hoài lang từ nhịp 2 đã phát triển thành bài Vọng cổ nhịp 4, nhịp 8, nhịp 16 và nhịp 32 phổ biến như ngày nay. Đây là một quá trình phát triển năng động, sáng tạo và khoa học của nhiều thế hệ nhạc sĩ theo yêu cầu phát triển của âm nhạc dân tộc từ tài tử lên cải lương. Và âm nhạc chỉ tồn tại được khi nó phát triển.

GS-TS Trần Văn Khê thì đưa ra khá nhiều lý do cụ thể lý giải cho sự phổ biến của bản Dạ cổ hoài lang: Bản nhạc mang hơi “ru em” miền Nam nên dễ đi vào lòng người. Lại ra đời trong hoàn cảnh thuận lợi cho sự phổ biến bản nhạc: phù hợp tâm trạng người dân mất nước; vừa ra đời, Dạ cổ hoài lang đã được nhiều gánh cải lương giới thiệu, được thể hiện bởi nhiều danh ca: cô Hai Đá, cô Ba Bến Tre, cô Bảy Phùng Há, Năm Châu, Tư Út... các hãng đĩa như Beka, Columbia... các đài phát thanh bắt đầu hình thành phổ biến bài Vọng cổ qua đĩa; bản thân nhạc miền Nam đã mang tính cách động có thể phát triển nhiều hướng nên Dạ cổ hoài lang càng phát triển mau. Và khi Dạ cổ hoài lang trở thành Vọng cổ nhịp 8 (về sau) thì đã trở nên một sáng tác của tập thể, chứ không còn là sáng tác riêng của cụ Cao Văn Lầu.

Vọng cổ đương đầu với thời gian

Từ khi bài Dạ cổ hoài lang phát triển thành Vọng cổ thì bản Vọng cổ càng mang tính động, linh hoạt cách tân thích nghi với yêu cầu phát triển sân khấu.

Thập niên 1960, soạn giả Viễn Châu đã tạo nên một mối lương duyên kỳ lạ khi kết hợp tân nhạc vào bản Vọng cổ ra đời các bài Tân cổ giao duyên được mọi người yêu thích đến tận hôm nay. Các điệu lý, các bài bản khác cũng được đan xen vào câu Vọng cổ làm nó càng phong phú, tươi mới và hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, cùng với tình hình sa sút của sân khấu cải lương hiện nay thì bản Vọng cổ cũng không tránh khỏi bị “thất sủng” trước tân nhạc. Nghệ sĩ trẻ Quế Trân cũng bày tỏ sự lo lắng cho bản Vọng cổ: “Cải lương dần mất đi thế đứng hàng đầu với công chúng, nhất là công chúng trẻ gần như không còn biết hoặc không yêu thích cải lương, không thiết nghe Vọng cổ”, sóng truyền hình dành cho các chương trình cải lương, cổ nhạc cũng dần hẹp lại và Vọng cổ cũng đã chuyển mình để thích nghi với thời lượng của chương trình. Bài ca cổ 6 câu còn 4, 3 hoặc 2 câu. Theo nhịp sống hối hả, tiết tấu, nhịp điệu của bài Vọng cổ ngày nay gần như giảm đi sự du dương, thâm trầm, tự sự sâu lắng cho người sành điệu thưởng thức...”.

Cải lương - phải tôn trọng “thầy tuồng”, “thầy đờn”

Bàn về sự suy thoái của sân khấu cải lương, ông Lê Duy Hạnh (Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM) rút ra kết luận: “Cải lương có bệnh là hay đổ lỗi lẫn nhau, không ai thẳng thắn nhìn nhận một cách khách quan trách nhiệm của mình cho cái chung. Cải lương chỉ có thể phát triển khi tôn trọng văn học (thầy tuồng - tác giả) và âm nhạc (thầy đờn - nhạc sĩ). Tuy nhiên, cải lương hiện đại thì lại quá chú trọng đến đạo diễn, diễn viên còn thầy tuồng và thầy đờn lại bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Phải có kịch bản hay và âm nhạc hay cải lương mới sống được...”.

Ra mắt Giải thưởng Cao Văn Lầu

 Nghệ sĩ Cao Văn Lầu

Nhân kỷ niệm 90 năm ra đời bản Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1919 - 2009), tỉnh Bạc Liêu sẽ tổ chức Lễ hội Dạ cổ hoài lang tại thị xã Bạc Liêu từ ngày 29/ 9 đến 3/10. Trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động: Hội thảo 90 năm bản Dạ cổ hoài lang (ngày 29/7 tại TP.HCM); lễ giỗ Tổ cổ nhạc tại Đoàn cải lương Cao Văn Lầu (tỉnh Bạc Liêu), được phục dựng theo đúng nghi lễ truyền thống; khánh thành khu lưu niệm cố nghệ sĩ Cao Văn Lầu (được khởi công tu bổ vào tháng 8/2008 với tổng vốn đầu tư 6,3 tỷ đồng); ra mắt và trao giải thưởng Cao Văn Lầu (lần 1) về văn học, nghệ thuật, trao danh hiệu nghệ nhân dân gian của tỉnh... Đặc biệt khai mạc lễ hội có chương trình sân khấu hóa về quá trình ra đời và phát triển của bản Dạ cổ hoài lang, Vọng cổ và nghệ thuật cải lương.


Ninh Lộc

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm