(TT&VH Online) - Suốt 7 năm kể từ ngày Trịnh Công Sơn qua đời, đã có nhiều cuốn sách viết về ông. Năm nay, nhân kỉ niệm 7 năm ngày mất của Trịnh, NXB Văn hóa Sài Gòn và Công ty Phát hành sách Tp HCM chính thức phát hành cuốn Trịnh Công Sơn - ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật của tác giả Bùi Vĩnh Phúc vào sáng nay, 1/4/2008. Đây là cuốn sách chuyên khảo về nghệ thuật của Trịnh Công Sơn cùng nhiều bài viết của nhạc sĩ được đặt trong phần văn xuôi và ca từ.
Tác giả Bùi Vĩnh Phúc tâm sự: "Đáng lẽ quyển sách này, đã được ra đời từ ba hay bốn năm trước. Sự chậm trễ là do nõi tôi. Tôi không muốn cuốn sách chỉ có giá trị thời cuộc hay thương mại, được tung ra ngay khi sự thương tiếc người nhạc sĩ tài hoa còn làm bao nhiêu người ngõ ngẩn và tìm đọc đủ mọi sách vở, tài liệu để biết thêm về con ngýời cũng như nghệ thuật của ông. Tôi muốn giữ nó lại cho mình. Muốn giữ nó lại thêm một ít lâu nữa. Chỉ để cho riêng mình. Tôi cũng còn muốn xem lại, và nếu có thể, sửa đổi, bỏ đi hay thêm thắt ở một số đoạn. Từ đó, quyển sách cứ còn ở mãi trong dự định ban đầu của tôi, là một ngày nào đó, nó sẽ ra mắt bạn đọc".
Vì lẽ đó, mà đến hôm nay cuốn chuyên khảo mới chính thức ra mắt. Theo tác giả: Trịnh Công Sơn tiêu biểu cho nhiều nét đẹp của tâm hồn Việt Nam, những nét tài hoa và tha thiết mà bất cứ một con ngýời nào trên thế giới còn có sự rung động trước cái đẹp của cuộc sống, còn có sự rung động trước cái xót xa và đau thương của thân phận con người trong cuộc sống trần thế này, đều có thể chia sẻ...
Những ngày qua, báo chí vẫn liên tiếp nhắc đến cái tên Trịnh Công Sơn, trong đó có chuyện về những người thân đứng lên đòi tác quyền để lập một quỹ học bổng mang tên Trịnh. Nếu còn sống, hẳn Trịnh Công Sõn chỉ mỉm cười thân ái.
Đúng như tác giả Bùi Vĩnh Phúc cũng đã nhận định trong cuốn sách: Đóng góp của Trịnh Công Sơn trên mặt nghệ thuật là đóng góp của một con người Việt Nam vào sự nhận thức cái đẹp, cái đau thương, tình yêu và thân phận làm người của nhân loại nói chung. Cuộc sống của con người là một cuộc tiếp cận khổ đau, nhưng qua đau khổ, nó tìm thấy cái đẹp và sự cứu rỗi của chính mình...
Hoàng Thu Phố