cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Bóng đá thuộc về tất cả

24/07/2019 07:20 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Có ít nhất 2 sự kiện bóng đá ngoài chuyên nghiệp trong tuần rồi, rất đáng chú ý, một là giải bóng đá bãi biển VĐQG - Cúp VietFootball 2019, hai là VCK giải bóng đá Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Cúp truyền hình BRT 2019. Tại sao lại đáng chú ý?!

Xem trực tiếp U22 Việt Nam vs Viettel (17h30, 24/07)

Xem trực tiếp U22 Việt Nam vs Viettel (17h30, 24/07)

U22 Việt Nam có trận đấu tập với "quân xanh" CLB Viettel vào lúc 17h30 ngày 24/7 ở đợt tập huấn ngắn hạn thứ hai chuẩn bị cho SEA Games 30 năm 2019. Đây là bài test mà HLV Park Hang Seo đặt ra cho các học trò.

Bởi khán giả đông, đông hơn cả một trận đấu ở V-League, với đủ mọi thành phần và đủ các địa hạt của xã hội. Các phóng viên ảnh đã ghi lại được, cả những người ngoại quốc lẫn người hâm mộ bản địa, đặc biệt là khách du lịch và các phụ huynh - người thân của cầu thủ, đến sân rất đông, ngồi ở các khán đài dã chiến, điều xưa nay hiếm. Khán giả, người hâm mộ, mới là đội ngũ nuôi sống bóng đá, chứ không phải túi tiền của ông bầu, đó là điều chắc chắn.

Ở Hà Nội có giải Ngoại hạng phủi HPL, Sài Gòn có hệ thống giải của Thiên Long, cùng các giải phong trào khác, khán giả cứ gọi là nườm nượp. Dám chắc, đông hơn nhiều một trận derby Sài Gòn gữa CLB Sài Gòn và CLB TP.HCM. Bóng đá phong trào không biết trước kết quả như một vài trận đấu ở giải chuyên nghiệp. Và đó là lý do khán giả đến sân, ngoài các pha bóng hay, những bàn thắng đẹp.

Nếu như giải bóng đá bãi biển VĐQG vẫn là một sân chơi mới, lạ lẫm với người Việt Nam, thì các giải bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng đích thị là nơi phát hiện những tài năng, là nơi để những nhà tuyển trạch săn lùng những viên ngọc thô. Đó là lý do các giải đấu này nhận được nhiều hơn sự quan tâm của xã hội, thậm chí còn lớn hơn cả bóng đá chuyên nghiệp.

Chú thích ảnh
Niềm vui chiến thắng rất hồn nhiên và chân thực của các cầu thủ nhí ở VCK giải bóng đá Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Cúp truyền hình BRT 2019. Ảnh: Thiên Long

Người viết đều đã trải qua những cảm giác như thế, lẫn lộn giữa bóng đá chuyên nghiệp và ngoài chuyên nghiệp. Mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng lợi ích xã hội, lợi ích cho cộng đồng là điều chúng ta phải quan tâm.

Thật sự các lớp bóng đá cộng đồng và hệ thống các giải đấu phong trào tại Việt Nam vào thời điểm hiện tại còn có ích lợi chẳng thua kém các giải bóng đá chuyên nghiệp.

Các cầu thủ ngôi sao như Công Phượng, Quang Hải, Văn Hậu, Xuân Trường, Tuấn Anh, Duy Mạnh... không tự nhiên xuất hiện. Họ đã bắt đầu tập luyện và chơi bóng từ khi còn rất nhỏ. Cũng giống như Messi Cho Ro Minh Nhật hay Ronaldo Vũng Tàu Lê Vũ Thái vậy. Chúng ta, nếu thật sự muốn săn lùng những tài năng để đào tạo và phát triển nền bóng đá, phải tìm đến sơn cùng thuỷ tận.

Người ta quen với tung hô ở vinh quang, ít người để ý đến khâu đào tạo, vốn là gốc rễ của mọi sự phát triển, chứ không chỉ riêng bóng đá. Chúng tôi, vì thế đánh giá cao những người đi gây dựng, mà bóng đá bãi biển hay các giải đấu trẻ địa phương là vì thế. Năm ngoái, dù đã vô địch giải bóng đá bãi biển Đông Nam Á ở Bali, Indonesia, nhưng đội tuyển bóng đá bãi biển Việt Nam không thể dấn tiếp vì thiếu kinh phí, đó là một nỗi đau.

Nghệ An, Hà Nội, TP.HCM, Nam Định, Đồng Tháp... là những địa phương giàu truyền thống bóng đá và hằng năm, có cả trăm giải đấu ngoài chuyên nghiệp, từ các lứa tuổi U đến người lớn, được tổ chức. Nhưng Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi mà bóng đá chuyên nghiệp chưa từng tìm đến. Có đến những sơn cùng thuỷ tận, vùng sâu vùng xa, mới thấy bóng đá không chỉ thuộc về giới nhà giàu.

Chuyện bầu Đức, bầu Hiển xôn xao dư luận mấy ngày qua, suy cho cùng nó chẳng là gì cả. Cuộc chơi của người lớn, với những toan tính đầy vụ lợi, thật xấu hổ với trẻ em. Không tin, bạn cứ cho con em mình đi tập bóng đá, khắc biết! Hãy mang bóng đá về với vùng sâu vùng xa, bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc.

Tùy Phong

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm