cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

CẬP NHẬT: Đã có 17 người chết và mất tích sau bão số 3

04/08/2019 19:20 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Chiều 4/8, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai có công văn đề nghị các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão tập trung giúp đỡ, hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại do mưa lũ sớm ổn định cuộc sống và sản xuất.

Bão số 3: Đã có người chết, 12 người còn mất tích

Bão số 3: Đã có người chết, 12 người còn mất tích

Tin bão số 3: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết tối và đêm qua 2/8 bão số 3 đã đi vào khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Ninh và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Thống kê mới nhất:

Tại địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề nhất, ngày 4/8, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã cử thêm 1 đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu trực tiếp đến tận huyện Quan Sơn, Thanh Hóa. 

Đoàn xác định việc đầu tiên là cùng với lực lượng tại địa phương khắc phục và đảm bảo công tác thông tin thông suốt,tiếp cận  để cứu trợ và cung cấp lương thực, nước uống, điện sinh hoạt cho nhân dân các bản bị chia cắt, cô lập ; khẩn trương tìm kiếm người mất tích,; kiểm tra, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập; nhất là các công trình đang thi công; triển khai phương án chống ngập úng tại đô thị.

Chú thích ảnh
Nhiều tuyến đường ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La bị sạt lở đất khiến giao thông đi lại khó khăn. Ảnh: TTXVN

"Hiện nay, lực lượng quân đội đã đưa sẵn các trang thiết bị để khi vào đến vùng bị chia cắt có thể đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo. Phải đảm bảo thông tin liên lạc và tiếp cận được với 17 bản trong đó đang có 7 bản bị chia cắt của huyện Quan Sơn". Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường đã nhấn mạnh như vậy.   

 Bộ trưởng lưu ý: Sau bão, cần tiếp tục rà soát khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất để sẵn sàng phương án ứng phó; tổ chức canh gác tại các ngầm tràn, các tuyến đường dễ xảy ra ngập, chia cắt; sẵn sàng lực lượng, phương tiện khắc phục sự cố các tuyến đường giao thông bị sạt lở. Theo dõi chặt chẽ diễn biến hồ Hòa Bình, các hồ đang thi công, lũ trên một số sông, suối; sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hồ đập, đê điều, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ, công trình xung yếu, bị sự cố và đang thi công;... Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia tiếp tục tăng cường công tác dự báo về diễn biến mưa lũ và có thông tin cảnh báo kịp thời. 

Cập nhật tình hình tại các địa phương

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai  và phóng viên TTXVN tại các địa phương, tính đến 14 giờ ngày 4/8, hoàn lưu bão số 3 đã làm 4 người chết (anh Thao Văn Súa, là Trưởng công an xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát; anh Vàng A Lâu ở huyện Mường Lát, Thanh Hóa, bà Trần Thị Tư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, cháu Lò Văn Nghị (9 tuổi), trú tại bản Cảnh Lay, xã Phình Giàng, tỉnh Điện Biên); 13 người  mất tích ở Thanh Hoá.   

Cùng với các đoàn công tác của trung ương, hiện nay, các địa phương cũng đang tích cực tập trung lực lượng, phương tiện, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác khắc phục hậu quả bão, mưa lũ.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã, …tổ chức rà soát toàn bộ các đơn vị hoạt động trên địa bàn, gồm các cơ sở kinh doanh, sử dụng hóa chất; các bãi tập kết rác thải, khu xử lý chất thải tập trung; các cơ sở kinh doanh xăng dầu; các cơ sở kinh doanh, khai thác cảng; các cơ sở khai thác khoáng sản và các khu vực có khả năng gây ô nhiễm cao...  Ngay tại cơ sở phải có phương án phòng ngừa sự cố môi trường khi xảy ra mưa lũ, ứng phó sự cố tràn dầu, sự cố rò rỉ, tràn đổ hóa chất; di chuyển chất cháy, nổ, hóa chất độc hại ra khỏi vùng bãi sông.

Đối với các bến bãi tập kết vật liệu xây dựng, các cơ sở kinh doanh, khai thác khoáng sản ven sông yêu cầu tạm dừng hoạt động nhằm đảo bảo an toàn trong thời gian mưa lũ. Trong trường hợp rác thải bị tồn đọng chưa vận chuyển lên khu xử lý tập trung của thành phố, UBND các huyện, thị xã chỉ đạo đơn vị thu gom, vận chuyển vào điểm tập kết tạm thời, có biện pháp che chắn, thường xuyên phun chế phẩm khử mùi, diệt ruồi, muỗi đảm bảo vệ sinh, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Theo chỉ đạo, hiện các Công ty về môi trường như: Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị, Liên danh Phú Điền - SFC, Khoáng sản Minh Đức, Môi trường và Công trình đô thị Sơn Tây, Hợp tác xã Thành Công, Dịch vụ môi trường Thăng Long, Đầu tư Thành Quang, Môi trường đô thị Xuân Mai đã chủ động xây dựng phương án, giải quyết các tình huống có thể xảy ra; bố trí đầy đủ lực lượng, vật tư vật dụng cần thiết, ứng trực 24/24h; vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước rỉ rác, đảm bảo công suất xử lý, tránh trường hợp tràn nước rỉ rác ra khu vực xung quanh…

Tại Thanh Hóa, hiện gạo, mì tôm, nước sạch đã được chuyển vào bản Sa Ná giúp bà con không bị đói, khát. Có 75 hộ với trên 300 người trong bản Sa Ná vẫn ổn định cuộc sống. 5 người bị thương đang được các y, bác sỹ Bệnh viện đa khoa huyện Quan Sơn chữa trị, chăm sóc. Trong đó em Nguyễn Minh Lâm (sinh năm 2004), bị đa chấn thương đã được lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh Thanh Hóa đã dùng ca nô vượt 3 km sông Luồng đưa ra ngoài để điều trị.

Sáng cùng ngày lực lượng viễn thông Viettel cũng đã nối lại được liên lạc với bản Sa Ná giúp công tác tìm kiếm cứu nạn gặp thuận lợi hơn. Ngoài ra lực lượng chức năng cũng đã tiếp cận được  bản Son và bản Ché Lầu của xã Na Mèo để thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn tiếp tế lương thực.

Hiện đang có 500 cán bộ chiến sỹ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, trong đó có gần 390 cán bộ, chiến sỹ là lực lượng của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, cùng với lực lượng các ban, ngành, đoàn thể địa phương và người dân chia thành 3 mũi phối hợp tìm kiếm dọc 2 bên sông Luồng thuộc các xã Sơn Điện, Sơn Thủy, Mường Mìn và xã Na Mèo (Quan Sơn). Các mũi được chia làm nhiều nhánh, tổ để tìm kiếm. Trên địa bàn huyện Quan Sơn hiện nay nước sông chảy xiết, địa hình nhiều nơi bị chia cắt do mưa lũ nên việc tìm kiếm vẫn gặp nhiều khó khăn. 

Tính đến thời điểm hiện tại lực lượng chức năng mới tìm kiếm được 7 người đưa vào bờ an toàn và đang được điều trị tại Bệnh viện huyện Quan Sơn và xã Na Mèo. Hiện 12 người ở bản Sa Ná xã Na Mèo và bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy vẫn chưa được tìm thấy.

Tại tỉnh Điện Biên, sau khi nhận được thông tin có 2 người bị chết và mất tích tại huyện Điện Biên Đông, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đã huy động lực lượng, cử cán bộ tới hiện trường, phối hợp với chính quyền địa phương tìm kiếm các nạn nhân. Đến 6 giờ ngày 4/8, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy thi thể cháu Lò Văn Nghị trên suối Lư (cách nơi bị cuốn trôi hơn 3 km); còn cháu Lò Văn Thuận vẫn chưa tìm thấy. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Điện Biên Đông vẫn đang nỗ lực tìm kiếm nạn nhân bị mất tích, đồng thời thăm hỏi, hỗ trợ, động viên gia đình các nạn nhân.

Giao thông vẫn bị tắc nghẽn cục bộ

Huyện Nậm Pồ, Điện Biên mưa lũ khiến cho công trình ngầm Nà Khoa bắc qua suối Nậm Pồ (thuộc địa phận xã Nà Khoa) bị cuốn trôi một phần, giao thông từ trung tâm huyện đến các xã: Nà Khoa, Nậm Nhừ, Na Cô Sa tạm thời bị chia cắt trong nhiều giờ. Chính quyền huyện Nậm Pồ đã điều động nhân lực và máy móc tiến hành khắc phục sự cố. Đến trưa 4/8, tạm thời xe máy có thể dắt bộ qua được khu vực này, các phương tiện như ô tô chưa thể lưu thông.

Các địa phương khác như: huyện Điện Biên, Tủa Chùa, Mường Nhé mưa lũ khiến cho một số cột điện bị xói lở móng, có nguy cơ đổ gãy. Trước tình trạng trên, Công ty Điện lực Điện Biên đã nhanh chóng khắc phục sự cố, dùng dây cáp néo ngang tuyến không để đổ cột, duy trì vận hành và cử cán bộ thường xuyên kiểm tra địa bàn.

Tại tỉnh Sơn La, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, đêm 3 và sáng 4/8, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Sơn La tiếp tục có mưa vừa và mưa to. Trong đó, tại huyện Mộc Châu, nước lũ từ thượng nguồn đổ về khiến cho nhiều gia đình ở tiểu khu 1, tiểu khu 3 và một số bản ở xã Đông Sang bị ngập sâu trong nước. 

Ngay khi nước lũ đổ về, lực lượng chức năng của huyện Mộc Châu đã nhanh chóng có mặt tại vùng lũ phối hợp với các lực lượng của địa phương hỗ trợ nhân dân di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn. Đến trưa 4/8, mặc dù mưa đã ngớt nhưng nhiều khu vực vẫn ngập sâu trong nước và nhiều hộ vẫn bị cô lập.

Trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh  Sơn La từ đêm 1 đến sáng 4/8, đã xảy ra mưa lớn kèm theo giông lốc. Tính đến trưa 4/8, mưa lớn đã làm 1 nhà bị đổ sập tại bản Bó, xã Quang Minh; 7 hộ bị sạt lở, đá lăn phải di chuyển khẩn cấp người và tài sản tại các xã Quang Minh, Chiềng Xuân, Tân Xuân, Mường Tè; 13 hộ nhà bị tốc mái tại các xã Mường Men, Mường Tè.

Cùng với đó, mưa lớn làm tuyến đường từ xã Chiềng Khoa đi xã Mường Men tại cầu tràn Nà Tén bị nước ngập sâu, hiện các phương tiện không đi lại được; tuyến Quốc lộ 6 cũ từ xã Lóng Luông đi xã Chiềng Yên bị sạt lở, ô tô không di chuyển được. Tuyến đường Tỉnh lộ 102, tại khu vực bản Mường An mặt đường bị hư hỏng khoảng 7 m; khu vực bản Pa Cốp, xã Vân Hồ bị sạt lở đất đá ô tô không lưu thông được; đoạn từ xã Xuân Nha đi bản Cột Mốc, xã Tân Xuân bị sạt lở một số điểm hiện tại chưa được khắc phục. Tuyến đường đi xã Chiềng Yên tại khu vực bản Nà Bai bị sạt ta luy dương xuống đường, nước không thoát kịp làm hư hỏng mặt đường, chiều dài khoảng 20 m, hiện tại ô tô không lưu thông được, có 353 con gia súc gia cầm bị chế, cuốn trôi, 800m3 đất đá, bê tông bị thiệt hại.... Ngoài ra, mưa lớn còn làm thiệt hại về sản xuất của bà con nhân dân ước tính trên 2 tỷ đồng.  

Sáng 4/8, trên quốc lộ 3 đoạn qua địa phận thôn Bản Giác, xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục xảy ra tình trạng sạt lở đất, đá. Hiện tại tuyến đường Bắc Kạn - Hà Nội đang bị cô lập.

Tỉnh Điện Biên, Quốc lộ 12 nối hai tỉnh Điện Biên - Lai Châu xuất hiện hàng chục điểm sạt lở, gây cản trở cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Thống kê hết ngày 3/8

Theo tổng hợp đến hết ngày hôm qua (3/8), mưa lũ do bão số 3 đã khiến 2 người thiệt mạng, gồm 1 người Bắc Kan, 1 người Thanh Hóa. Toàn vùng bị ảnh hưởng mưa bão có 24 nhà bị thiệt hại hoàn toàn, quốc lộ 217, 219 bị bị sạt lở một số điểm.

Riêng tỉnh Thanh Hóa bị thiệt hai nặng nề, tính đến tối 3/8, lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đã cứu đươc 5 người bị lũ quét cuốn trôi tại bản Xa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, vẫn còn 12 người mất tích và 7 xã vùng cao thuộc huyện Quan Sơn đã bị nước lũ cô lập.

Ngoài ra tại các địa phương khác cũng thiệt hại do mưa sau bão. Tại thị trấn Nông Trường, Mộc Châu, Sơn La, mưa lớn đã khiến các tuyến đường khu vực Khách sạn Mường Thanh, ngã 3 Quốc lộ 43 rẽ đi Tân Lập và khu vực ngã 4 Trường Giang, tiểu khu Bó Bun ngập trong biển nước.

Trên địa bàn các xã, phường thuộc thành phố Móng Cái, Quảng Ninh, có đổ khoảng 30 cây xanh đô thị các loại và 1 cột đèn cao áp tại km9; một số tuyến phố ngập úng cục bộ.

Tại Hà Nội, trong ngày 3/8 có gió giật mạnh, lượng mưa đo được khoảng 100 đến 200mm. Mưa lớn gió giật, không chỉ đường ngập, mà nhiều cây đổ ngang nguy cơ mất an toàn cho người dân.

Diễn biến mưa lũ còn khó lường, Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương tổ chức ứng trực theo quy định, đồng thời chủ động theo phương châm 4 tại chỗ. Khẩn trương tìm kiếm người mất tích, tiếp cận hỗ trợ các khu vực bị chia cắt tại Thanh Hóa. Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hồ đập, đê điều, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ, công trình xung yếu, bị sự cố, và đang thi công. Vận hành tiêu úng sản xuất nông nghiệp phù hợp với diễn biến mưa, lũ./.

VNEWS

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm