cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

'Chiến dịch' làm thơ World Cup

23/01/2023 17:17 GMT+7 | Văn hoá

Sáng thứ Hai, 19/12/2022, tôi cũng như mọi người, thức dậy với một tâm trạng thật khó tả. World Cup FIFA lần thứ 22 tại Qatar đã kết thúc. Thế là gần trọn 1 tháng (từ 20/11 - 18/12/2022) cả thế giới cùng háo hức dõi theo trái bóng lăn. Có biết bao cảm xúc vui buồn với mỗi người. Tôi cũng vậy, trái tim hồi hộp đập nhịp theo từng trận đấu.

Đã từ lâu, tôi tự nhiên "buộc" lòng mình vào trái bóng. Sự đam mê thực sự bắt đầu từ Espana 1982, khi World Cup tổ chức tại Tây Ban Nha (và lần đầu tiên, Thông tấn xã Việt Nam ra mắt bản Tin nhanh về giải đấu mà sau này phát triển thành báo Thể thao và Văn hóa). Đam mê, một sự ham thích (về cái gì đó) ở mức cao, ở đời là chuyện bình thường. Nhưng tôi lại có sở thích thể hiện sự đam mê trái bóng bằng thơ.

Trái bóng tròn đồng hành với thơ tôi

Bài thơ đầu tiên Trái bóng bay lên - chấm sáng hòa bình được đăng trên báo Tiền Phong nhân Mexico'86 được coi là sự kiện bước ngoặt để tôi thực hiện ý nguyện "thơ hóa" trái bóng tròn. Tôi cảm thấy có cái gì rất chung giữa môn thể thao vua và thơ. Đó là sự mới lạ, bất ngờ, luôn luôn thay đổi theo logic trái bóng tròn chẳng ai đoán nổi. Mỗi trận đấu là một khám phá. Mỗi bài thơ là một phát hiện. Tôi đã tìm thấy một cảm xúc rất mới mẻ, mạnh mẽ, đa dạng. Đó là động lực, cho tôi một năng lượng gần như vô tận. Thế là một chủ đề mới xuất hiện cuốn hút tôi, không cưỡng được.

Tôi thấy qua thơ, ta nói được nhiều điều, không chỉ là trái bóng mà còn về cuộc sống. Thế là tôi biến cảm xúc của mình thành thơ. Và cũng từ lúc nào chẳng rõ, trái bóng tròn đồng hành với thơ tôi (như người yêu hút hồn vậy).

'Chiến dịch' làm thơ World Cup - Ảnh 1.

PGS-TS Phạm Văn Tình trong một lần tác nghiệp trên sân

World Cup bằng thơ – bất ngờ như trái bóng

Thế giới hiện nay có không biết bao nhiêu giải bóng đá lớn nhỏ. Riêng tầm châu lục và quốc tế, đã có mấy giải lớn không thể bỏ qua: Giải Vô địch Thế giới (World Cup FIFA), Giải Vô địch châu Âu (UEFA European Championship, tên thường gọi: UEFA EURO hay EURO), Giải Vô địch Nam Mỹ (Copa America), Giải bóng đá Vô địch châu Á (Asian Cup)… Nổi danh nhất, hấp dẫn nhất vẫn là World Cup và EURO. Từ nhiều năm nay, Thể thao và Văn hóa đã mở chuyên mục Nhật kí World Cup bằng thơ Nhật kí EURO bằng thơ. Những nhà thơ quan tâm và viết nhiều cho chuyên mục này là Bùi Chí Vinh, Lê Thống Nhất, Nguyễn Thụy Kha và dĩ nhiên, tôi nữa.

Nhưng rồi các tác giả cũng thưa dần. World Cup năm nay chỉ còn nhà thơ Nguyễn Thụy Kha với tôi thành một cặp "bọc lót cho nhau". Tôi được báo Thể thao và Văn hóa phân công "đá" chính. Có nghĩa là phải theo dõi để mỗi trận có một bài. Nếu cả tôi và anh Nguyễn Thụy Kha cùng viết thì càng tốt. Báo sẽ dùng cả hai.

Nhận "nhiệm vụ", tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì được báo tin tưởng. Lo là làm sao hoàn thành nhiệm vụ. 64 trận đấu, trải dài trong cả tháng. Liệu mình có đủ sức xem và đủ sức viết cho kịp không?

Thơ bóng đá phải có tính thời sự, phải có tứ riêng. Đá xong phải có thơ ngay, chứ để ngày hôm sau mới ra thơ thì chậm mất (lúc đó người ta quan tâm tới trận đấu kế tiếp rồi). Phải là những bài thơ ra lò ngay, nóng hổi "vừa thổi vừa đọc". Vậy thơ phải có sau khi trận đấu kết thúc chừng nửa tiếng.

Ai cũng biết, đó là điều rất khó. Nhưng tôi vốn là dân có kĩ năng báo chí, thuộc "lực lượng phản ứng nhanh", nên có khi chỉ sau 15 phút trận đấu kết thúc, thơ đã xuất hiện trên mặt báo (và cả trên facebook). Mà tôi đâu chỉ ngồi xem World Cup và làm thơ. Tôi còn bao nhiêu việc, bao nhiêu deadline cuối năm đang chờ. Sức người cũng có giới hạn. Thế là kế hoạch cho một "chiến dịch" làm thơ World Cup "trên từng cây số" bắt đầu.

Tổng kết chiến dịch, tôi đã viết được 32 bài thơ. Thứ tự các bài là: Sóng Manche lập trình phá vỡ đập Iran (Anh - Iran: 6-1, 21/11), Mười lăm phút bùng lên hai cơn gió (Hà Lan - Senegal: 2-0, 22/11), Không gì là không thể (Argentina - Arab Saudi: 1-2, 22/11), Nước Pháp - tạm quên Benzema (Pháp - Úc: 4-1, 23/11), Hòa nhạt nhòa, hai điểm chia hai (Ba Lan - Mexico: 1-1, 23/11), Đương kim Á quân không tìm thấy chính mình (Croatia - Maroc: 0-0, 23/11), Ngọn lửa Phù Tang thắp triệu trái tim người (Đức - Nhật Bản: 1-2, 23/11), Chầm chậm chiếc đồng hồ (Thụy Sĩ - Cameroon: 1-1, 24/11), Phải về thôi, xa nhau thôi (Qatar - Senegal: 1-3, 25/11), Kì tích phút 90+… (Iran - Wales: 2-0, 25/11), Một bàn hụt, hai bàn thật (Bỉ - Maroc: 0-2, 27/11), Samurai, buồn thay chào thua (Nhật Bản - Costa Rica: 0-1, 27/11), Sư tử - không chỉ bất khuất (Cameroon - Serbia: 3-3, 28/11), Samba nhạt nhòa, chiến thắng nhỏ nhoi (Brazil - Thụy Sĩ: 1-0, 29/11), Giọt nước mắt đáng trọng và nụ cười đáng yêu (Hàn Quốc - Ghana: 2-3, Bồ Đào Nha - Uruguay: 2-0, 29/11), Một bàn thay đổi cuộc chơi (Senegal - Ecuador: 2-1, 29/11), Al-Dawsari giải cứu Ba Lan (Argentina - Ba Lan: 2-0, Mexico - Arab Saudi: 2-0, 1/12), Ngả mũ trước người Hàn (Hàn Quốc - Bồ Đào Nha: 2-1, 2/12), Áo ca rô kìm chân Quỷ Đỏ, Regragui làm úa lá phong vàng (Croatia - Bỉ: 0-0, Maroc - Canada: 2-1, 1/12), Brazil không học được điều gì (Brazil - Cameroon: 0-1), Nhẹ nhàng ba nét vẽ (Hà Lan - Mỹ: 3-1, 3/12), Messi, một bàn, một chiến công, một kỉ lục (Argentina - Úc: 2-1, 4/12), Les Bleus trên vai Mbappe (Pháp - Ba Lan: 3-1, 4/12), Ba bàn mang sức mạnh Tam Sư (Anh - Senegal: 3-0, 5/12), Đợi World Cup lần sau (Tây Ban Nha - Maroc: 0-0 (pen 0-3), 6/12), Livakovic làm nên lịch sử (Croatia - Brazil: 1-1 (pen 4-2), 10/12), Đội Nam Mỹ cuối cùng (Argentina - Hà Lan: 2-2 (pen 4-3), 10/12), Vượt qua mọi dự đoán (Argentina - Croatia: 3-0, 14/12), Châu Phi - Lỡ hẹn nước mắt rơi (Pháp - Maroc: 2-0, 15/12), Năm châu "tay trong tay" (17/12), Huy chương Đồng mang dấu sao Modric (Croatia - Maroc: 2-1, 17/12), Messi - một bước vào huyền thoại (Argentina – Pháp: 3-3 (pen 4-2), 18/12).

Ngoảnh lại, thú thực "tôi cũng phục tôi" quá cơ!

32 bài, như vậy có trận không có thơ. Cũng bởi tôi không thể xem hết các trận. Nhiều trận (nhất là kết thúc vòng bảng) đá cùng nhau. Nhiều trận không đá trùng nhưng trong đêm có tới 3 trận thì không đủ sức xem và không đủ sức viết. Có đêm tôi xem cả 3 trận (khung giờ 17h, 20h, 2h), song rất ít. Cũng vì mệt quá, có đêm chỉ xem được một.

Có trận đá rất căng (và với tâm lí người xem như bất cứ một fan hâm mộ nào khác), tôi cũng bị cảm xúc chi phối. Khi các đội châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc thắng oanh liệt rồi cũng thua oanh liệt, hay các "đại gia" như Bồ Đào Nha, Đức, Anh, Brazil, Tây Ban Nha… bị loại, tôi buồn đến ngơ ngẩn (Làm thơ xong mà mất ngủ hàng giờ). Nói gì thì nói, buồn khó làm nên cảm xúc lắm. Có khi cảm xúc lại thay đổi từng phút.

Nhớ lại trận tứ kết Brazil gặp Croatia (22h, 9/12/2022), khi Neymar sau một đường đi bóng "ma thuật" và ghi bàn phút 105+1 (hiệp phụ 1), đoán chắc Brazil thắng, tôi đã lấy giấy bút làm thơ với tứ "Neymar đã cứu Brazil". Nhưng hỡi ôi, phút 117, Petkovic gỡ hòa cho Croatia thì trái tim tôi tan nát. Vì ngưỡng cửa đá luân lưu đã cận kề (không biết điều gì sẽ xảy ra). Và rồi thủ môn Livakovic xuất sắc loại "ứng cử viên số 1 cho chức Vô địch" thì tôi đành phải đổi tứ khác để viết bài "Livakovic làm nên lịch sử".

Tối 18 rạng ngày 19/12, tôi gần như không ngủ được bao nhiêu, sau khi xem một trận chung kết "có một không hai". Bắt đầu đá từ 22h ngày 18/12. Nếu trận đấu kết thúc ở hai hiệp chính thì cùng lắm quá nửa đêm (24h) là xong. Nhưng như mọi người đã biết, 120 phút nghẹt thở, 6 bàn thắng theo một kịch bản "điên rồ" đã đưa hai đội Argentina và Pháp đến chấm phạt đền may rủi. Quá căng thẳng, tôi mở tủ, lấy 1 viên amlodipin (thuốc hạ áp) và uống với một cốc nước thật to xốc lại tinh thần. Chỉ khi F. Montiel đá xong quả cuối cùng "chốt hạ", chính thức đưa Argentina đăng quang Vô địch, tôi mới lấy giấy bút viết bài "Messi -Một bước qua huyền thoại".  Viết và khóc. Vì sau khi đội Brazil (với Neymar) bị loại, trái tim tôi dành tất cả tình cảm cho Lionel Messi. Anh giờ đây không còn là "Á thánh" nữa mà là Thánh thật rồi.

4h45' sáng 19/12/2022, làm xong thơ, đọc đi đọc lại, sửa cho thật vừa ý, tôi vào email gửi đến Thể thao và Văn hóa và như mọi lần, vào FB post bài cho mọi người cùng đọc. Chiến dịch đã kết thúc thắng lợi.

Tôi thoải mái nằm xuống ngủ một giấc "thẳng cẳng" đến… 6h sáng. Mùa Đông lạnh "sương đêm chưa tan" tôi lại lên đường với những công việc lớn nhỏ đang chờ.

Chào Qatar, quốc gia nhỏ bé đã tổ chức một World Cup tuyệt vời không chê vào đâu được. Chào đội tuyển Argentina lần thứ ba đi vào lịch sử. Chào một ngày mới đang tiến dần đến ngày cuối cùng của năm 2022. Hãy đợi, 4 năm nữa để chứng kiến World Cup lần thứ 23, sẽ được tổ chức tại 3 quốc gia Bắc Mỹ: Mỹ, Canada và Mexico. See you again!

PG-TS Phạm Văn Tình - Xuân Quý Mão 2023

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm