cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau đời sống tinh thần yêu bản thân chăm sóc bản thân

Hiến kế xây đập tràn chống hạn sông Hồng

12/03/2011 11:51 GMT+7 | Thế giới

(TT&VH) - Trăn trở trước việc mực nước trên sông Hồng thường xuống rất thấp dẫn đến vùng đồng bằng Bắc bộ thiếu nước tưới vào mùa hạn, họa sĩ Văn Thơ, người từng được biết đến với đề án táo bạo “Thành phố sông Hồng” đã hiến kế: “Xây hai đập tràn trên sông Hồng và sông Đuống” để giải quyết vấn đề hạn cho vùng đồng bằng sông Hồng.

Theo tác giả Văn Thơ, những năm gần đây do nhiều đập thủy điện trên hệ thống sông Hồng đã được xây dựng, một phần lớn lượng nước được giữ lại các hồ chứa như Hòa Bình, Tuyên Quang, Sơn La... Lượng nước xả xuống hạ lưu của những đập này phụ thuộc vào việc vận hành các nhà máy thủy điện, kể cả những khi phải xả n  ước để chống hạn cho nông nghiệp cũng phải có giới hạn.Thêm vào đó, tình hình biến đổi khi hậu ngày càng phức tạp, đã gây nên những tai biến thất thường lũ lụt hay hạn hán đều gia tắng mức độ nghiêm trọng. Hai tác động trên đã gây nên thực trạng mực nước mùa cạn trên sông Hồng mấy năm gần đây xuống rất thấp và kéo dài, ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp nước tưới cho phần lớn đồng bằng Bắc bộ, ảnh hưởng đến giao thông thủy trên hệ thống sông Hồng và một số nhánh của con sông này.

Xây đập giữ nước cho sông Hồng

Họa sĩ Văn Thơ đã thiết kế phương án trị hạn sông Hồng thông qua việc xây 2 đập tràn ở sông Hồng và sông Đuống.  Theo phương án của ông, đập tràn tại sông Hồng được xây tại vị trí sát bên dưới thành phố Hưng Yên, nằm trên ngã ba sông Luộc và sông Hồng. Khi xây đập ở vị trí này, mùa cạn, nước sông Hồng sẽ được giữ lại từ đập này trở lên thượng lưu. Phía bên dưới đập có sông Luộc nối liền hạ lưu sông Hồng với hệ thống sông Thái Bình. Do mực nước sông Hồng phần hạ lưu luôn thông với mực nước sông Thái Bình do đó vẫn đảm bảo tưới tiêu cũng như giao thông đường thủy thuận lợi.


Mô hình đập tràn trên sông Hồng theo ý tưởng của ông Văn Thơ

Vị trí xây đập này cũng nằm bên dưới nhánh sông Châu Giang nối với sông Hồng. Nhánh sông Châu Giang tại đây phần nối với sông Hồng tuy đã làm cống nhưng đã bị bồi lấp, nên tiến hành khơi thông lại đoạn bồi lấp này, tạo điều kiện cho nước sông Hồng bên trên đập lưu thông với sông Châu Giang thông vào sông Đáy ở Thành phố Phủ Lý.

Theo họa sĩ Văn Thơ, nên xây dựng cống lớn trên sông Châu Giang tại vị trí gần tiếp giáp với sông Hồng với chức năng chủ động đóng mở điều chỉnh lượng nước cần thiết cho sông Châu Giang. Việc khai thông lại đoạn bồi lấp này của sông Châu Giang không những nhằm cung cấp nước tưới và tiêu nước cho con sông này khi cần, mà nó còn phục hồi lại con đường giao thông thủy trước đây, và chính cũng là phục hồi lại con đường Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.

Vị trí xây đập nằm trên đoạn sông Hồng vào mùa cạn có chiều ngang hẹp khoảng 400m. Song lại có chiều ngang rộng về mùa lũ, từ đê tả ngạn đến đê hữu ngạn trên dưới 2.000 mét. Phần bãi rộng này ít dân cư, khi mực nước lên cao sẽ đồng thời tràn trên hai bên bãi sông này, tạo điều kiện thoát lũ nhanh và an toàn.

Đập tràn trên sông Đuống nên được xây dựng tại Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Ở vị trí này, sông Đuống mùa cạn hẹp khoảng 130 mét, song vào mùa nước khoảng cách 2 đê khoảng 3.000 mét nên nước lũ sẽ tiêu thoát thuận lợi.

Tiết kiệm nước cho phát điện

Theo họa sĩ Văn Thơ, khi xây đập tràn có khu âu thuyền giải quyết cho tàu thuyền qua lại mùa cạn, quy mô âu thuyền chứa khoảng 6 xà lan. Đập tràn trên sông Hồng chiều ngang khoảng 400 mét với 17 cửa đập. Còn trên sông Đuống chiều ngang khoảng 130 mét với 7 cửa, chiều ngang trên đã tính cả chiều ngang âu thuyền, chiều cao của đập so với đáy sông khoảng 8 mét. Khi nước xả đáy và tràn đập, âu thuyền sẽ mở thông hai cửa để tàu thuyền đi lại bình thường, như vậy âu thuyền chỉ phải vận hành vào mùa cạn chưa tràn đập để giữ nước cho vùng thượng lưu.

Mỗi cửa có một cánh cửa đập có kích thước chiều ngang 15 mét,  chiều cao 6,5 mét, cửa được thiết kế theo quy trình vận hành xả đáy tự động, trước khi nước tới giới hạn mở cửa đập. Cánh cửa liên kết với đập dựa trên cấu trúc bộ phận bản lề hay ổ bi gắn với phía dưới mặt đập hoặc hai trụ đập hai bên. Khi mực nước lên cao hơn thì hệ thống xả đáy vẫn liên tục hoạt động song hành với nước tràn trên mặt đập và tràn qua âu thuyền. Khi mực nước bên trên đập hạ xuống cao độ nhất định nào đó, thì áp lực nước không còn mạnh, cánh cửa đập sẽ từ từ đóng lại và lúc đó cũng là lúc âu thuyền hoạt động trở lại.

Theo họa sĩ Văn Thơ, khi mùa cạn, lượng phù sa sông Hồng rất thấp, đó cũng là thời điểm đóng đập tích nước. Trường hợp lũ đầu mùa chưa đủ mực nước mở cửa đập song do vì có lượng phù sa trong lũ nên ta cũng chủ động mở cửa đập để lũ thoát dưới đáy đập, không gây lắng đọng phù sa phía thượng lưu. Khi mực nước cao, phù sa về nhiều đập sẽ mở toàn bộ cho lũ chảy cuốn theo phù sa, như vậy việc đọng phù sa ở thượng lưu đập là không đáng lo ngại.

Theo tính toán của ông Văn Thơ, về mùa cạn khi hai đập đóng lại thì trên thượng lưu sông Hồng và sông Đuống mực nước sẽ dâng lên 2,5 mét, lúc này nước sẽ tràn vào các trạm bơm Đan Hoài, cửa Niêm Mạc, trạm Bơm Ấp Bắc, cống Xuân Quan... cùng với các hệ thống sông ngòi kênh mương nối với sông Hồng phía trên 2 đập.

Mực nước đó đủ đảm bảo việc tưới nước cho phần lớn đồng bằng Bắc bộ. Đồng thời, hạn chế phải xả nước ở các hồ thủy điện để chống hạn, như vậy sẽ tiết kiệm được một lượng nước lớn để giành cho phát điện.

Tác giả Văn Thơ cũng nêu rõ, các số liệu đưa ra mới chỉ là dự kiến, nếu đáp ứng được các yêu cầu thì phương án này phải là công trình của nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực cùng tham gia nghiên cứu.

Mạnh Cường (ghi)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm