cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Hội Voi ở Buôn Đôn

13/03/2014 10:41 GMT+7 | Di sản

(Thethaovanhoa.vn) - Hưởng ứng năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt năm 2014, tối 12/3, tại sân Nhà văn hóa cộng đồng xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Khai mạc Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn và Hội Voi Đắk Lắk năm 2014.

Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn - Hội Voi Đắk Lắk được tổ chức hai năm một lần vào tháng Ba dương lịch, đồng bào các dân tộc Buôn Đôn mở Hội đua voi cùng với các nghi lễ độc đáo khác như Lễ cúng bến nước, Lễ cúng sức khỏe cho voi, Lễ ăn trâu mừng mùa (Lễ đâm trâu), Lễ cúng lúa mới (Lễ mừng mùa), Văn hóa cồng chiêng... là những nghi lễ với ý nghĩa cầu mong một mùa vụ mới tốt tươi, đạt năng suất cao, mang lại no ấm cho buôn làng.  

Hội Voi và lễ cúng sức khỏe cho voi

Hội Voi, với sự tham gia của 18 chú voi, diễn ra trong một ngày với các hoạt động như voi chạy tốc độ, voi bơi vượt sông, voi đá bóng… Hội đua voi nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi rừng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Trong lễ cúng sức khỏe cho voi, thầy cúng được mời phải là thầy cúng giỏi, có uy tín và am hiểu tập tục của đồng bào. Thầy cúng cùng với các nài voi trong buôn đến nhà chủ voi chuẩn bị lễ vật, cùng ăn và uống rượu với gia đình. Lễ cúng được coi là sang trọng và tươm tất khi gia chủ làm trâu ăn mừng, còn bình thường là heo, nếu không cũng phải là gà... tùy thuộc vào gia cảnh của chủ voi. Các lễ vật bắt buộc đi kèm là rượu cần ít nhất 3 ché, 1 chén gạo có gắn đèn sáp ong, 1 chén cơm, 1 bầu nước, một vài đĩa lòng lợn, xôi, tiết lợn... Lễ cúng được thực hiện trước hiên nhà.

Thầy cúng gọi mời Giàng, Thần núi, Thần sông... về chứng kiến và ban phát sức khỏe cho voi. Nghi lễ bôi tiết lợn lên đầu con voi được xem như sự chứng kiến của các đấng thần linh. Thầy cúng trao đầu heo... và tấm dệt thổ cẩm như trao tặng sức khỏe và sự sung túc mà các đấng thần linh mang lại. Ngay sau lễ cúng, thầy cúng sẽ cho voi ăn những lễ vật đã dâng lên các đấng thần linh. Nghi lễ kết thúc, nài voi uống rượu cần để cầu chúc sức khỏe cho voi.

Lễ cúng sức khỏe cho voi được tiến hành một năm hai lần, vào những ngày đẹp trời trong năm, mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện lòng yêu thương quý trọng của con người đối với vật nuôi có giá trị và qua đó nhắn nhủ mọi người hãy chăm sóc và bảo vệ đàn voi. Lễ cúng sức khỏe cho Voi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc tại chỗ cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.

Lễ cúng bến nước

Một trong những tập quán lâu đời nhất của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên là lễ Cúng bến nước. Lễ cúng được tổ chức hàng năm sau mùa thu hoạch, với mục đích cúng tạ thần nước đã đem lại những may mắn cho năm mới và cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu và cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây là một trong những hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Lễ cúng bến nước diễn ra trong không khí linh thiêng, trang trọng. Thầy cúng sẽ là người chủ trì lễ cúng với lễ vật cúng là: Rượu cần, heo, gà và các lễ vật khác. Thầy cúng đọc lời khấn, cầu mong thần nước mang nước, nguồn sức sống quan trọng nhất đến cho buôn làng. Sau khi cúng xong ở bến nước những bầu nước mát ngọt được những người con của buôn làng gùi về nhà.

Bến Bay Rong theo tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ Bay Rong có nghĩa  Bon là Bến; Bay Rong là một con khe nước nhỏ tại bến này. Vào thời kỳ hưng thịnh của nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng của xứ Bản Đôn xưa, nay là Buôn Đôn, sau mỗi lần đi săn về Tù trưởng Khun Ju Nốp (Vua săn voi) thường đến đây để làm lễ tế thần nước cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa bội thu, cây cối tốt tươi, cầu mong sức khoẻ cho những chú voi mới săn về được mạnh khoẻ, ngoan ngoãn, hềin lành, chăn chỉ và thân thiện với con người. Đó cũng là điều lý giải cho Lễ cúng sức khoẻ cho voi thường được tiến hành ngay sau khi kết thúc Lễ cúng bến nước. Năm 2012, huyện Buôn Đôn quyết định xây dựng lại, khôi phục lại tên gốc và nghi lễ cúng bến nước.

Ngoài ra, trong Lễ hội còn có hoạt động biểu diễn văn hóa cồng chiêng, dân ca, dân vũ, biểu diễn nhạc cụ dân tộc và trình diễn trang phục truyền thống, thưởng thức ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc của các dân tộc đồng bào, cưỡi voi tham quan buôn làng, tham quan Rừng Quốc gia YokĐôn.

Lễ Hội văn hóa các dân tộc Buôn Đôn - Hội Voi Đắk Lắk không những góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc tỉnh Đắk Lắk mà còn là dịp để địa phương quảng bá về tiềm năng du lịch với du khách trong và ngoài nước.

Lễ hội sẽ bế mạc vào sáng 14/3.

Trên đây là những hình ảnh về Hội Voi này:

Anh Dũng

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm