cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Ứng viên BCH trông đợi gì ở nhiệm kỳ mới?

25/03/2014 06:10 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Thể thao & Văn hóa đã đặt câu hỏi với một số ứng viên BCH VFF khóa VII về việc họ có kỳ vọng gì về bộ máy lãnh đạo VFF khoá VII và nhiệm vụ trọng tâm của Chủ tịch VFF khoá VII trong thời gian tới là gì? Cả 3 câu trả lời đều có chung đáp án: Đào tạo trẻ!

Ông Trần Anh Tú (Chủ tịch LĐBĐ TP.HCM HFF, Ủy viên BCH VFF khóa VI): “Cần có một hệ thống các giải đấu trẻ xuyên suốt”

Theo tôi, việc ông Lê Hùng Dũng và Đoàn Nguyên Đức giữ những chức vụ cao nhất của bóng đá Việt Nam trong nhiệm kỳ khóa VII là cần thiết. Trong hoàn cảnh hiện tại, không có ai có tâm huyết và máu mê như 2 ông ấy.

Như tôi đã nói, cần có tâm huyết với bóng đá mới có cơ sở để dấn thân và thành công. Với ông Dũng và ông Đức, có thể người ta sẽ yên tâm về tài chính, một điều rất khó tìm trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện tại.

Nhưng chỉ 2 ông Lê Hùng Dũng và Đoàn Nguyên Đức thì chắc chắn không thể kham nổi bộ máy VFF. Tôi kỳ vọng 2 ông ấy sẽ có những quân sư giỏi để tái cấu trúc lại nền bóng đá của đất nước.

Một bộ máy lãnh đạo giỏi là ngoài người đứng đầu có năng lực, cần có cấp dưới tư vấn những nước đi đúng đắn. Hy vọng Chủ tịch VFF khóa VII sẽ chọn cho mình đội ngũ cấp dưới tốt.

Những nhiệm vụ cần làm đối với tân Chủ tịch VFF theo tôi nghĩ có 3 vấn đề. Đầu tiên là bộ mặt ĐTQG. Phải có những HLV tốt và cầu thủ giỏi, dám xả thân vì màu cờ sắc áo. Bên cạnh đó là định hướng đào tạo trẻ.

VFF cần có một hệ thống các giải đấu trẻ xuyên suốt, tạo sân chơi liên tục cho thế hệ tương lai của bóng đá Việt Nam. Nhân tài sẽ được bồi dưỡng và phát triển qua kênh này.

Thứ ba là thành lập một bộ phận nghiên cứu cơ sở, lý luận về tác dụng, tác hại của ngoại binh ở các giải VĐQG.

Lâu nay, chưa có bộ phận nào của VFF làm điều này. Phải đánh giá lại trong hơn 10 năm lên chuyên nghiệp vừa qua, ngoại binh đã đóng góp thế nào cho bóng đá Việt Nam. Cần 2 hay 3 ngoại binh ở V-League hay hạng Nhất, phải có đánh giá khoa học về việc này.

Tôi nhấn mạnh việc Chủ tịch VFF phải có một bộ phận chuyên môn giỏi hỗ trợ thì mới hy vọng làm được việc. Kinh nghiệm của tôi ở CLB Thái Sơn Nam là luôn phải có một chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm để định hướng cho CLB.

Tôi thuê HLV Bruno Formoso là hoàn toàn có lý do. Người ta rất chuyên nghiệp, họ nghĩ ra những cái nhỏ nhặt mà hàng ngày tồn tại xung quanh chúng ta nhưng chúng ta chưa nghĩ ra, họ phác thảo mô hình định hướng tương lai phát triển của CLB một cách rất bài bản.

Ngoài chuyên môn, kinh nghiệm của họ là những điều rất có ích. Theo tôi, VFF nhiệm kỳ tới nên thuê một GĐKT giỏi người nước ngoài để giúp Liên đoàn có định hướng.

Về ý kiến lo ngại ông Lê Hùng Dũng từng không thành công khi làm Chủ tịch HFF, khiến bóng đá TP.HCM đi xuống thì theo tôi, mỗi người có một quan điểm khác nhau. Trong hoàn cảnh khi đó, ông Dũng có quan điểm làm bóng đá chuyên nghiệp, và khi kinh tế khó khăn, lập tức bóng đá TP.HCM bị ảnh hưởng.

Còn tôi thì quan tâm đến bóng đá học đường, bóng đá phong trào. Tôi muốn xây dựng cái gốc rễ của bóng đá chuyên nghiệp để nó có thể tồn tại bền vững về sau.

Ông Võ Thành Nhiệm (GĐĐH ĐT.Long An): “Cần thay đổi nhất là hệ thống đào tạo trẻ”

Ở hoàn cảnh hiện tại, tôi nghĩ không ai xứng đáng hơn ông Lê Hùng Dũng cho chức vụ Chủ tịch VFF khóa VII. Những gì ông ấy đã làm cho bóng đá Việt Nam nhiều năm qua cho thấy ông ấy có rất nhiều tâm huyết.

Việc duy trì được nền tảng kinh tế để tài trợ cho bóng đá Việt Nam thời buổi kinh tế khó khăn này cũng là một điều đáng ghi nhận với ông Dũng. Theo quan sát, tôi nhận thấy các lá phiếu bầu của các CLB miền Trung và miền Nam đều đồng thuận cho ông Dũng làm Chủ tịch VFF khóa VII. Còn miền Bắc thì tôi không biết chắc.

Tôi nghĩ trong nhiệm kỳ của ông ấy, điều cần thay đổi nhất là hệ thống đào tạo trẻ. Ông Dũng nên có những kế sách đào tạo trẻ đồng bộ và có hệ thống. Nếu xây dựng được sân chơi bền vững cho các cầu thủ trẻ để các em phát huy năng lực, duy trì đam mê thì đó mới là gốc rễ cho tương lai của bóng đá Việt Nam.

Ông Mai Đức Chung (HLV trưởng CLB Thanh Hóa, Ủy viên BCH VFF khóa VI): “Quan trọng nhất vẫn là công tác đào tạo trẻ”

Là một Ủy viên BCH của khóa cũ, tôi kỳ vọng trong nhiệm kỳ mới, bộ máy lãnh đạo VFF khóa VII sẽ làm được nhiều việc cho bóng đá Việt Nam nhưng quan trọng nhất vẫn là công tác đào tạo trẻ.

Để bóng đá Việt Nam phát triển hơn nữa trong tương lai, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác đào tạo bóng đá trẻ, chỉ một mình Học viện HA.GL Arsenal JMG thôi thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều học viện như vậy trên khắp cả nước.

Ngoài ra, chính VFF cũng cần phát huy hiệu quả của Trung tâm đào tạo trẻ. FIFA cũng đã đầu tư nhiều cho việc đào tạo trẻ ở Việt Nam và chúng ta cần tận dụng tối đa nguồn lực đó.

Để có ĐTQG mạnh, ngoài việc tập trung vào công tác đào tạo trẻ, tôi nghĩ cũng nên xem lại quy định sử dụng ngoại binh. Nên hạn chế sử dụng cầu thủ ngoại ở V-League còn đối với giải hạng Nhất QG thì nên chỉ cho phép cầu thủ nội thi đấu.

Chỉ có như thế, các cầu thủ nội, cầu thủ trẻ mới có nhiều cơ hội thi đấu để tích lũy kinh nghiệm và trưởng thành. Ở những giải đấu vừa qua, ĐTQG hay đội U23 QG thường bộc lộ khả năng dứt điểm hạn chế do thiếu những tiền đạo có chuyên môn tốt một phần cũng bởi ở V-League hiện nay hầu hết các đội đều dành suất ở hàng tấn công cho cầu thủ ngoại.

Đối với các giải đấu trong nước, theo tôi VFF phải có biện pháp ngăn ngừa, xử lý nghiêm các hành vi bạo lực sân cỏ, đề cao lối chơi fair -play của các cầu thủ ở tất cả các đội bóng. Chỉ có như thế, V-League mới có nhiều sân đấu đông đúc khán giả như sân Thanh Hóa hay Cẩm Phả. Nâng chất lượng giải đấu, xây dựng hình ảnh đẹp cho giải, đó là cách để lôi kéo khán giả trở lại sân cỏ.

Hàn Đan-Việt Hòa (ghi)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm