cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Sẽ có một mô hình mới cho thị trường vàng?

16/03/2011 12:15 GMT+7 | Thế giới

Từ chỗ “thả rông” kinh doanh vàng “khống” và vàng vật chất, Ngân hàng Nhà nước đã siết dần lại hoạt động của thị trường vàng.

Tuy nhiên, đi tìm mô hình mới cho thị trường vàng trong thời gian tới là điều không đơn giản, và những vấn đề nóng hổi gần đây xung quanh thị trường vàng đã được đẩy lên cao trào tại một hội thảo.

Chỉ “thật” mà không "ảo"?

Tại hội thảo “Thị trường vàng Việt Nam: Những vấn đề đặt ra” do VietinBank và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức sáng 15/3, phần lớn các ý kiến đều cho rằng: không nên bàn kinh doanh vàng "ảo", chỉ bàn đến kinh doanh vàng “thật”.

Nhưng tại hội thảo này, cũng có một vài ý kiến đề cập đến việc cấm kinh doanh vàng "ảo" trước đây mà nhà nước đã cấm.

Đáng chú ý, ông Trần Trọng Quốc Khanh, Giám đốc Trung tâm Vàng Ngân hàng Á Châu tỏ ra dị ứng với khái niệm “ảo”: “Tôi không nghĩ kinh doanh vàng lại “ảo”. “Ảo” là do báo chí viết… nháy thôi! “Ảo” là không màu, không mùi, không vị, không sờ thấy, đằng này kinh doanh vàng là có thật”.

Theo ông Khanh, một doanh nghiệp xuất khẩu 100 tấn vàng vật chất, sau khi trừ chi phí, nước nhập khẩu sẽ ghi “có” số lượng vàng vào tài khoản người xuất. Lúc đó, số vàng nằm trên tài khoản cũng giống như tiền nằm trên tài khoản. Và người xuất muốn bán số vàng kia thu USD về, đồng thời để số USD nằm trên tài khoản người xuất, thoải mái rút ra gửi vào thì không thể gọi là "ảo".

“Tiền hay vàng nằm trên tài khoản cùng tính lưu thông thuận tiện của chúng là một phát minh vĩ đại của con người thông qua sự ghi chép của hệ thống kế toán mà chúng ta phải cám ơn”, ông Khanh lập luận.


Rất nhiều ý kiến cho rằng, việc xóa bỏ kinh doanh vàng vật chất, trong đó có vàng miếng là điều không thể và vì vậy, cần tìm một mô hình kinh doanh thích hợp cho thị trường vàng.

Cũng theo ông, nếu quan niệm chúng là “ảo” thì tiền gửi nằm trên tài khoản cũng là “ảo”. Ở Mỹ, châu Âu hay bất kỳ quốc gia văn minh nào đều không quan niệm chúng là “ảo”, thì sao ở Việt Nam lại coi là “ảo”?

Tuy nhiên, bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký VNBA lại cho rằng, lập luận của ông Khanh là có lý, nhưng chỉ đúng với điều kiện tỷ lệ ký quỹ cao. “Ký quỹ 90% - 100% mới là không "ảo", đằng này, ký quỹ chỉ 7% mà đòi kinh doanh cả 100% thì 93% đó không "ảo" thì cũng là khống!”, bà Hương nói.

Đồng ý với quan điểm này, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng biên tập tạp chí Ngân hàng, nguyên là Phó vụ trưởng Vụ Kế toán - Ngân hàng Nhà nước cho rằng, trước đây, có một số sai lầm cơ bản khi cho phép mở sàn giao dịch vàng qua tài khoản mà trước hết là cho phép sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn (tới 90 - 93%), đã khiến cho tình trạng đầu cơ lướt sóng trỗi dậy.

Thứ hai, các sàn vàng lại quy định là “không được lĩnh vàng vật chất mà chỉ được lĩnh VND” nên về bản chất, đó là "ảo".  Nếu các sàn này quy định rằng, nhà đầu tư có vàng trên tài khoản, muốn rút ra bất cứ lúc nào thì tổ chức tín dụng và sàn vàng phải đáp ứng, đó mới là không "ảo".

Thứ ba, trước đây cơ quan quản lý không khống chế riêng biệt trạng thái vàng nước ngoài và trạng thái vàng trong nước là một sai lầm. Ví dụ, một tổ chức tín dụng có trạng thái vàng ở tài khoản nước ngoài là “dương 10” nhưng trạng thái vàng trong nước là “âm 10” thì về bản chất, trạng thái vàng của tổ chức tín dụng bằng “không” và không xuất hiện rủi ro thanh khoản. Nhưng nếu bất chợt, người dân trong nước muốn rút vàng thì tổ chức tín dụng và sàn vàng đó đã lâm vào rủi ro thanh toán vàng ngay lập tức. Đó cũng là một biểu hiện của vàng "ảo".

Vì thế, theo bà Thanh Hương, để quản lý kinh doanh vàng vật chất có hiệu quả, thời gian tới cơ  quan quản lý nên quản lý trạng thái vàng nước ngoài và trong nước phải riêng biệt chứ không phải bù trừ.

Ngoài ra, các thành viên tham gia kinh doanh vàng phải là  tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế được phép kinh doanh vàng miếng, còn đối với người dân và tổ  chức khác muốn kinh doanh vàng miếng cũng được phép tham gia nhưng phải ký quỹ 100%, không được mua và/hoặc bán khống.  

Quản lý vàng vật chất thế nào?

Rất nhiều ý kiến cho rằng, việc xóa bỏ kinh doanh vàng vật chất, trong đó có vàng miếng là điều không thể và vì vậy, cần tìm một mô hình kinh doanh thích hợp cho thị trường vàng, nhưng trước đó phải đi từ số liệu thống kê.

Liên quan đến con số thống kê, ông Trần Trọng Quốc Khanh đưa ra một con số khá “sốc”: theo Hội đồng Vàng Thế  giới, người dân Việt Nam hiện tích trữ khoảng 500 tấn vàng, tương đương 22 tỷ USD!

Cơ sở tính toán của ông Khanh là trong hai năm 2009 và 2010, xuất siêu vàng đạt 140 tấn, cộng với 90 tấn tổ chức tín dụng huy động từ dân cư và tổ chức là 230 tấn. Như vậy, vẫn còn 270 tấn “lang thang” trong dân.

Một ý kiến khác lại cho rằng, con số trên là 1.000 tấn chứ không phải 500 tấn. “Tuy nhiên, điều này phản ánh “tầm nhìn xa, trông rộng của người Việt Nam” khi một lượng vàng khá lớn được tích trừ từ thời giá của chúng chỉ 200 USD - 300 USD/oz!”, ông này nói.

Còn  đối với quản lý hoạt động của thị trường vàng vật chất thì sao? đại diện BIDV đưa ra ý kiến: nên lập “Sở Giao dịch vàng Quốc gia”.

“Đây không đơn thuần là sàn hay mặt bằng giao dịch mà là nơi cung cấp tất cả dịch vụ, tiện ích liên quan đến giao dịch, hoạt động thanh toán, kiểm định, giao nhận… một cách đồng bộ”, ý kiến này nói.

Theo đó, nhà nước đặt ra những quy định về quản lý vĩ mô, coi sở giao dịch hàng hóa là đơn vị kinh doanh độc lập, tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày. Sở giao dịch có các thành viên là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp kinh doanh vàng có uy tín, họ có mạng lưới rộng khắp toàn quốc như các nhánh cây. Và tất cả cá nhân, doanh nghiệp muốn mua/bán vàng đều có thể tham gia qua các nhánh cây này.

Thành viên của sở giao dịch gồm hai loại: tự doanh và môi giới. Vai trò của sở giao dịch trước hết là tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp có thể mua bán vàng thuận tiện.

Thứ hai, giá được xác định tại sở giao dịch là do cung cầu của thị trường, nhờ đó giảm thiểu tình trạng thổi giá, gìm giá như lâu nay mà cơ quan quản lý không “quản” được.

Thứ ba, thị trường vàng Việt Nam hiện nay chưa có  một hệ thống đồng bộ và tập trung và sở giao dịch sẽ khắc phục được tình trạng này. Triển vọng này cũng khắc phục được chuyện "ảo" hay không "ảo" vì muốn giao dịch thì phải ký quỹ, nộp vàng vào kho và được quản lý tập trung. Nhờ đó, người mua sẽ mua được loại hoàng hóa đã qua kiểm định và mua/bán qua tài khoản, tiến một bước khá xa từ giao dịch vàng vật chất lên vàng chứng chỉ.

Lúc đó, chỉ cần viết một tờ lệnh hay đơn giản hơn là qua trực tuyến, hoạt động mua/bán không những thuận tiện mà lại an toàn, tiết kiệm chi phí.

Theo Vneconomy

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm