cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Premier League vẫn là cỗ máy kiếm tiền

09/08/2015 13:11 GMT+7 | Bóng đá Anh

(Thethaovanhoa.vn) - Hiển nhiên là Premier League là giải bóng đá vô địch quốc gia giàu nhất thế giới nhưng giàu đến mức nào chắc có lẽ chỉ có người Anh biết bởi họ đã đi tiên phong và đã biến giải vô địch của mình trở thành một cỗ máy kiếm tiền.

Không cần nhà tài trợ

Bóng đá sống bằng tài trợ nhưng Premier League giờ giàu tới mức từ năm 2016, họ không cần tài trợ và cái tên Barclays gắn liền với giải suốt năm 2004 đến nay sau mùa bóng 2015/16 sẽ chỉ còn là Premier League. Đơn giản và ngắn gọn như NBA hay NFL ở Mỹ.

Theo hợp đồng ba năm được kí vào năm 2004, Barclays đã trả cho Premier League số tiền là 57 triệu bảng và cho tới khi hợp đồng mới được kí vào năm 2012, con số này là 120 triệu bảng. Mặc dù thế, 120 triệu bảng ở thời điểm hiện tại giống như giọt nước trong đại dương nếu so với số tiền 5,136 tỷ bảng mà Sky và BT Sport sẽ trả để được quyền phát sóng Premier League trong ba mùa giải bắt đầu từ 2016/17, đúng thời điểm Barclays kết thúc hợp đồng.

Dĩ nhiên, Premier League khi ra đời ở mùa giải 1992/93 cũng không có một nhà tài trợ nào trước lúc kí hợp đồng bốn năm trị giá 12 triệu bảng với hãng bia Carling, rồi sau đó là Barclaycard vào năm 2001 trị giá 48 triệu bảng, tình hình hiện nay hoàn toàn khác, khi Premier League trở thành một thương hiệu, một thỏi nam châm hút tiền cho bóng đá Anh, cho 20 CLB vào mỗi mùa giải.


Để thấy rõ hơn, thống kê ở mùa giải 2014/15 vừa qua cho thấy Premier League thực sự là giải bóng đá vô địch quốc gia giàu có nhất thế giới với doanh thu lên đến gần 3,3 tỷ bảng. Đây là con số của mùa bóng 2013/14 mà Deloitte đưa ra, với doanh thu cụ thể là 3,26 tỷ bảng, tương đương 3,89 tỷ euro, tăng 29% so với năm trước và lợi nhuận hoạt động là 614 triệu bảng, lợi nhuận trước thuế là 187 triệu bảng.

Deloitte cũng cho biết thêm, doanh thu của Premier League nhiều hơn 1,4 tỷ bảng so với giải vô địch đứng thứ hai là Bundesliga của Đức và bỏ xa La Liga của Tây Ban Nha, Serie A của Italy hay Ligue 1 của Pháp. Thậm chí, xét trên toàn thế giới, Premier League dù chỉ có 20 đội nhưng đứng thứ tư trong tốp 5 giải vô địch giàu có nhất, sau giải vô địch bóng đá Mỹ (NFL) đạt 10,005 tỷ euro (11,2 tỷ USD), giải bóng chày Mỹ (MLB) đạt 8,040 tỷ euro (9 tỷ USD) và giải bóng rổ Mỹ (NBA) đạt 4,580 tỷ euro (4,8 tỷ euro) nhưng trên giải hockey Mỹ (NHL) đạt 3,390 tỷ euro (3,7 tỷ USD).

Còn nếu tính hợp đồng truyền hình mới bắt đầu từ mùa giải 2016/17 trị giá 5,136 tỷ bảng cho ba năm, tương đương 1,712 tỷ bảng/mùa giải, Premier League chắc sẽ đuổi sát NBA và bỏ xa NHL.

Sức hút từ đâu?

Điều kỳ lạ là Premier League càng ngày càng giàu hơn bất chấp một thực tế rằng, Bundesliga có nhiều cầu thủ của đội tuyển Đức vô địch World Cup 2014 và La Liga có Barcelona, Real Madrid thống trị Champions League hai mùa giải gần đây. Thậm chí, những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới đang quy tụ tại La Liga thay vì là Premier League.

Vậy mà Premier League không chỉ giàu có mà còn được xem là giải vô địch quốc gia quyền lực nhất thế giới. Dĩ nhiên, người ta vẫn thường chê bai Premier League không chất lượng, nhiều cầu thủ và ông chủ ngoại, đội tuyển Anh thất bại ở các giải lớn như Euro hay World Cup. Thế nhưng, sau 23 năm kể từ khi đổi tên, Premier League luôn được xem là giải vô địch hấp dẫn và cuốn hút nhất. Hay nói một cách đơn giản, thế giới thích xem Premier League hơn bất cứ giải vô địch nào khác.

Theo số liệu thống kê năm 2011 của Football-Marketing.com, tính trung bình mỗi trận đấu ở Premier League có 12,3 triệu người xem trên toàn cầu, vượt xa La Liga, Bundesliga và Serie A. Thực tế thì nếu cộng số khán giả trung bình một trận của những giải này, La Liga có 2,2 triệu người xem (số liệu của EPFL-Euroleagues.com), Bundesliga có 2 triệu người xem (số liệu kinh tế năm 2012) và Serie A có 4,5 triệu người xem (qua Alessandro Baroncelli và Raul Caruso), tất cả đều không bằng Premier League.


Cũng theo số liệu năm 2011 mà SPORT+MARKT của Đức thống kê, Premier League đạt tỷ lệ người xem truyền hình cao nhất thế giới. Dựa trên mùa giải 2010/11, số khán giả của Premier League đạt 4,7 tỷ người ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Con số ấn tượng trên đã phần nào giải thích tại sao Premier League có lợi thế rất lớn trong việc đàm phán bản quyền truyền hình và với các CLB là hợp đồng tài trợ.

Lại nói về truyền hình, đây được xem là nguồn thu lớn nhất và khác biệt nhất giữa Premier League với phần còn lại của châu Âu. Theo hợp đồng hiện tại được kí từ đầu mùa giải 2013/14, giá trị của gói truyền hình trong nước của Premier League là 3,018 tỷ bảng, tăng 1,25 tỷ bảng so với hợp đồng trước. Còn theo hợp đồng từ mùa giải 2016/17, con số này lên đến 5,136 tỷ bảng và chưa tính đến hợp đồng truyền hình nước ngoài.

Để so sánh, hợp đồng truyền hình của Serie A chỉ đạt 721 triệu bảng, La Liga là 511 triệu bảng và Bundesliga là 417,4 triệu bảng.

Giải thích cho sức hấp dẫn và thành công của Premier League, Giám đốc điều hành Richard Scudamore tiết lộ: “Chúng tôi có hai lợi thế rất rõ ràng. Một là văn hóa, lịch sử, truyền thống của bóng đá Anh. Hai là giờ GMT. Mọi người thường đánh giá thấp tầm quan trọng của giờ GMT nhưng trong kinh doanh, điều này có nghĩa anh có thể làm thỏa mãn được tất cả, từ Viễn Đông cho tới California.”

Thành công và sức hút của thương hiệu Premier League đã giải thích tại sao trong danh sách Football Money League hằng năm của Deloitte luôn có sự hiện diện của các CLB Anh. Chẳng hạn như ở mùa giải 2013/14, trong danh sách 30 CLB, Premier League có đến 14 CLB so với năm của Serie A, bốn của Bundesliga, ba của La Liga, hai của Ligue 1…

Ngược lại thì trên sân cỏ, Premier League và bóng đá Anh không chứng tỏ được ưu thế như thập niên 70 và 80. Điều này có thể thấy rõ ở thất bại của đội tuyển Anh tại Euro hay World Cup, sự vắng mặt của cầu thủ Anh trong các danh sách bầu chọn của FIFA, UEFA hay FIFPro.

Cũng vì thế, thành công của người Anh là họ có thể biến Premier League trở thành giải vô địch hấp dẫn nhất, giàu có nhất mà không cần những cầu thủ xuất sắc nhất như La Liga. Ở đây, thay vì mang đến thứ bóng đá chất lượng, thực tế La Liga cũng chỉ thấy rõ ở Real Madrid và Barcelona, Premier League cống hiến cho người xem tinh thần, sự cạnh tranh và tính trung thực.

Sau cùng thì La Liga chỉ có Real Madrid và Barcelona, Serie A là Juventus, Bundesliga là Bayern Munich và Ligue 1 là PSG, còn Premier League có Chelsea, Man City, Man United, Arsenal, Liverpool hay thậm chí là Tottenham. Không phải vô cớ mà Jose Mourinho từng bình luận rằng, “Tại Anh, anh không thể giành được 100 điểm, ghi 125 bàn thắng và rất khó thành công nếu so với La Liga, Bundesliga hay Ligue 1”.


Phạm Hưng
Thể thao & Văn hóa cuối tuần


Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm