cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Chân dung trọng tài

02/04/2011 19:04 GMT+7 | V-League

(TT&VH Cuối tuần) - Giới cầu thủ có học vấn thấp hơn trọng tài, nhưng văn hóa trên sân cỏ không phải lúc nào cũng theo tỷ lệ cao thấp như thế.

Trong ký ức của người viết, những thầy giáo dạy thể chất ở các ngôi trường, thường là những người đem lại nhiều cảm giác khó diễn tả. Nó khác hoàn toàn với cảm xúc từ các môn học khác, và thường mỗi khi xuống sân tập của trường đều rất vui. Như hồi cấp 2 có đứa chỉ cần tâng quả cầu chinh vài trăm cái không rơi là sẽ được 7 điểm thể dục cho cả học kỳ. Rồi lên cấp 3 có đứa chỉ cần đá bóng giỏi, trụ cột tuyển trường thì dù bỏ tiết vẫn được điểm trung bình mấy món chạy, nhảy cao, nhảy xa. Cả khi học đại học, sinh viên nào mà lúc học bơi bướm cho thầy xem thì lúc thi môn bơi lội khỏi cần đến trường.

Cũng có cả những cảm xúc hết sức đặc biệt từ những bài học làm người qua các tiết học thể chất được dẫn dắt và giảng giải hết sức giản dị mà tinh tế, bởi không có môn học nào mà tính hòa đồng, tập thể lại rõ rệt như môn này.

Nhưng không thiếu những học sinh, sinh viên sợ hãi thực sự với những ác mộng của những tiết giáo dục thể chất, xuất phát từ những ý tưởng và và đòi hỏi kỳ quặc từ người giảng dạy. Thậm chí có sinh viên điểm các môn chuyên ngành loại ưu, nhưng tốt nghiệp lại khó vì điểm môn thể chất làm kiểu gì cũng không qua.

Ngoài đời, trọng tài Ngô Quốc Hưng là một thầy giáo

Khi huấn luyện viên Lê Thụy Hải nói các trọng tài đều là thầy giáo ở trường này, trường kia, người viết đã tự làm một cuộc điều tra, quả đúng là khá nhiều trọng tài đang hành nghề ở V-League còn là giáo viên thể chất như Võ Minh Trí, Hoàng Tuấn Anh, Phùng Đình Dũng, Ngô Quốc Hưng...

Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp vẫn mơ ước một tấm bằng đại học thể dục thể thao sau khi mới có lưng vốn là tấm bằng trung học phổ thông mà trước kia vẫn gọi là tú tài, để những lúc không cầm còi, cầm cờ thì khỏi phải đi cầm bài tú lơ khơ đánh phỏm, hay cầm gậy chọc bi-da giết thời gian.

Đến đây lại thấy thêm một điều khác biệt nữa của bóng đá Việt Nam so với thế giới, hoặc có thể gọi nó là đặc thù, khi ở các nước, trọng tài đến từ nhiều ngành nghề khác nhau. Trọng tài người Đức Markus Merk là một nha sĩ. Trọng tài Howard Webb ở Anh là một trung sĩ cảnh sát. Hay ông trọng tài đã cho trận vòng loại EURO 2012 giữa Italia và Serbia dừng lại vì bạo lực trên khán đài, Craig Thomson, còn là một luật sư ở Scotland.

Nhưng thực ra chuyện bằng cấp, ngành nghề không quyết định tới hành vi ứng xử, văn hóa nghề nghiệp chứ chưa nói tới chuyện cái tâm trong hay đục của mỗi con người càng không phải do trình độ học vấn.

Luận điểm này cũng đúng với việc, rằng chỉ có một số rất ít trong khoảng 300 cầu thủ đang chơi bóng ở V-League là đang hoặc đã học xong đại học (phần lớn là thể thao), nhưng đó không phải là nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng có rất nhiều hành vi phi văn hóa trên sân cỏ.

Không có một con số thống kê chính thức về tỷ lệ giữa các trọng tài thiên vị cho chủ nhà với việc thầy giáo nhận tiền “đi chùa thầy” của sinh viên, hay giữa cầu thủ đuổi đánh trọng tài với học trò đánh giáo viên ngay trên bục giảng, nhưng rõ ràng tất cả đều đang là những vấn đề nhức nhối ở lĩnh vực của nó.

Thế cho nên cũng không cần phải đặt ra câu hỏi là nếu như giờ đây ở V-League có trọng tài làm nghề chính là bác sĩ, công chức hành chính... thì các rắc rối trên sân cỏ liên quan tới đội ngũ cầm cân nảy mực có hạn chế đi không. Vì ngoài lý do học vấn - văn hóa, thì các lĩnh vực nói trên đều có những con sâu và đều có chuyện phong bì.

Chỉ ngặt một nỗi là nếu vẫn như những gì đang diễn ra thì bóng đá cũng như một số lĩnh vực khác khó mà chuyên nghiệp hay phát triển theo đúng lộ trình được.

Phạm Tấn

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm