cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Messi, Ronaldo và 9 ông vua 'không vương miện' trong lịch sử bóng đá thế giới

27/06/2016 19:55 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) – Messi, Ronaldo không phải là siêu sao duy nhất trong lịch sử bóng đá thế giới chịu “trắng tay” ở cấp độ đội tuyển. Những huyền thoại bóng đá như Eusebio, Puskas hay Cryuff cũng góp mặt trong danh sách này.


Lionel Messi - Argentina



Messi lại tiếp tục về nhì cùng ĐTQG Argentina vào rạng sáng nay ở Copa America.

Những người hâm mộ Messi hay những chuyên gia, họ tung hô anh là người ngoài hành tinh, siêu nhân hay một thế lực gì đó vô cùng ghê gớm. Messi xứng đáng với những lời ngợi ca đó, chỉ là ở cấp độ đội tuyển, sự thực là Messi vẫn chưa thể giúp Argentina dành được bất kỳ danh hiệu nào.

Danh hiệu duy nhất mà Messi có được ở cấp quốc gia là chức vô địch thế giới lứa tuổi U20 cùng Argentina. Ở đẳng cấp cao nhất, Messi lại không làm được như vậy. Với 45 bàn thắng trong 97 lần ra sân cho đội tuyển, Messi đã giúp Argentina tiến vào trận chung kết Copa America năm 2007, 2015 và World Cup 2014. Tuy vậy, cả 2 lần, Messi đều thất bại trước ngưỡng cửa thiên đường. Danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất World Cup 2014 cũng chẳng làm anh bận tâm, khi đội nhà không thể chiến thắng.

Rạng sáng nay, Messi tiếp tục thất bại tại trận chung kết Copa 2016 trước Chile của người đồng đội cũ Alexis Sanchez. Vì quá thất vọng, cầu thủ từng 5 lần giành bóng vàng tuyên bố từ giã đội tuyển quốc gia ở tuổi 29.

Cristiano Ronaldo - Bồ Đào Nha



Nhắc đến Messi, đương nhiên không thể bỏ quên Ronaldo. Cristiano Ronaldo. Tiền đạo người Bồ Đào Nha từng 3 lần giành QBV và cùng với Messi, là hai trong số cầu thủ xuất sắc nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Đáng buồn thay, giống với đối thủ trực tiếp của mình, Ronaldo chẳng hề có cho mình bất kỳ một danh hiệu nào cùng Bồ Đào Nha.

Sau 120 trận thi đấu cho đội tuyển, Ronaldo vẫn là đầu tàu với 55 bàn thắng. Anh nắm luôn kỷ lục là cầu thủ ra sân nhiều nhất, và cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho ĐTQG Bồ Đào Nha.

Messi có thể kém may mắn vì Argentina sở hữu đội bóng mạnh nhất nhì Châu lục, nhưng với Ronaldo, bóng đá Bồ Đào Nha đương đại đang lặn mất dạng trong bản đồ làng túc cầu. Ngày còn là một cầu thủ trẻ, Ronaldo đã tiến đến trận chung kết EURO 2004 và phải chịu thất bại trước Hy Lạp.

Thực sự là một cơn địa chấn khi Bồ Đào Nha được đánh giá cao hơn rất nhiều, và là chủ nhà của giải đấu năm đó.

19 tuổi, Ronaldo đã góp mặt ở trận chung kết EURO, người ta tưởng rằng thất bại này chỉ là bước khởi đầu cho sự nghiệp hào hùng của một huyền thoại. Quả đúng, Ronaldo đã đi vào lịch sử bóng đá Bồ Đào Nha và trở thành huyền thoại đúng nghĩa, nhưng từ đó cho tới giờ, khi ở tuổi 30 và luôn là một phần không thể thay thế ở Bồ Đào Nha, thì Ronaldo vẫn chưa thể cùng nước nhà lọt vào thêm bất kỳ một trận chung kết nào nữa.

Oliver Kahn - Tuyển Đức



Đức là một cường quốc tại Châu Âu và trong bóng đá, nhà vô địch thế giới 2014 cũng thực sự đáng gờm. Oliver Kahn là thủ thành huyền thoại để lại rất nhiều ấn tượng cho những ai theo dõi Bayern Munich cùng bóng đá Đức.

Lần đầu tiên lên tuyển vào năm 1994, 4 năm sau đó, tức World Cup 1998, Kahn đã thay thế cho Andreas Köpke để trở thành thủ môn chính thức của Die Mannschaft.

Trên phương diện cá nhân, Kahn dành được 8 Bundesliga, 6 cúp quốc gia Đức và 1 lần đứng trên đỉnh cao Champions League. Kahn cũng được bình chọn là thủ môn xuất sắc nhất Châu Âu trong 4 năm liên tiếp, từ 1999-2002.

Thành công là vậy nhưng Kahn cũng không thể cùng Đức giành danh hiệu. Năm 2002, người Đức thất bại trước Brazil của “Ronaldo béo”, nơi mà Kahn trở thành thủ môn đầu tiên trong lịch sử World Cup giành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất.

Michael Ballack - Tuyển Đức



Ngoài Kahn, Đức còn “sở hữu” một Michael Ballack được mệnh danh là “Vua về nhì”.

Cựu cầu thủ Chelsea, Bayern và Leverkusen khoác áo tuyển Đức, thất bại tại chung kết World Cup 2002 và EURO 2008. Anh cũng là đội trưởng của Đức trong kỳ World Cup 2006, khi đội bóng này về thứ 3 tại giải.

Robert Baggio – Italy



“Đuôi ngựa thần thánh” là biệt danh mà các CĐV yêu mến đặt cho Roberto Baggio. Với nền tảng kỹ thuật hoàn hảo cũng phong cách chơi bóng như một nghệ sĩ, thật tiếc nuối khi người ta biết rằng Baggio không dành được bất kỳ 1 danh hiệu nào cùng ĐT Italy.

Với 26 bàn thắng sau 57 trận chơi cho ĐTQG, lần duy nhất Baggio đưa đội tuyển nước nhà tiến tới trận đấu cuối cùng là ở tại World Cup 1994, nơi ông đá hỏng quả phạt đền cuối cùng, gián tiếp giúp Brazil lên ngôi vô địch.

Dennis Bergkamp – Hà Lan



Nhiều người gọi ông là “Cầu thủ ngoại quốc tốt nhất trong lịch sử Premier League” với những gì mà Bergkamp đã đóng góp cho Arsenal. Ghi được 120 bàn thắng trong 11 năm chơi bóng tại Premier League, mỗi lần trở về phục vụ đội tuyển Bergkamp luôn là đầu tàu.

Tuy vậy, trong 10 năm chơi bóng cho đội tuyển kể từ 1990 đến 2000, Bergkamp cũng không thể một lần giúp Hà Lan lọt vào chung kết, chứ chưa nói đến việc giành ngôi vô địch.

Luis Figo – Bồ Đào Nha



Trước thế hệ của Ronaldo, Luis Figo là số 1. Figo nhanh nhẹn, thông minh và rất lắt léo, ông luôn đem lại sự nguy hiểm cho đội tuyển Bồ Đào Nha ở mỗi giải đấu lớn.

Ông được mệnh danh là "Kẻ phản bội thế kỷ" khi chuyển từ Barca sang khoác áo đại kình địch Real Madrid, ở năm tháng mà bản thân ông mới giành bóng vàng. "Chiếc đầu lợn" dành tặng Figo luôn là một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất khi người ta nhắc về El Classico.

Dấu ấn duy nhất của Figo cùng tuyển Bồ Đào Nha là đưa đội bóng này góp mặt trong trận chung kết EURO 2004 cùng Hy Lạp. Với Ronaldo và Figo trong đội hình, Bồ Đào Nha vẫn phải bất lực nhìn Hy Lạp lên ngôi.

Paolo Maldini – Italy



Khi nhắc đến phòng ngự, người ta sẽ nói ngay đến Italy với Catenaccio. Paolo Maldini là hiện thân, là đại diện của cả một nền bóng đá như vậy. Ông là thủ lĩnh bẩm sinh, một thiên tài kiểu mẫu, một đứa con trung thành của AC Milan khi dành cả sự nghiệp 24 năm của mình chỉ để khoác áo một CLB duy nhất.

Maldini đã dành được 5 chức vô địch Champions League, 7 danh hiệu Serie A và nhiều chức vô địch lớn nhỏ khác cùng AC Milan. Tuy vậy, ở cấp độ đội tuyển, lại một huyền thoại nữa không được nở nụ cười. Maldini cùng Italy thất bại tại trận chung kết World Cup 1994 và EURO 2000, sau đó thi đấu không mấy thành công ở các giải khác.

Johan Cruyff – Hà Lan



Johan Cruyff là một trong những cầu thủ tốt nhất trong lịch sử bóng đá Châu Âu. Ông là hiện thân của bóng đá tổng lực cùng Ajax và Barca trong những năm 1970. Johan Cruyff đã dành vô số những danh hiệu cấp cá nhân cũng như cấp CLB. Ngay cả khi ngồi trên băng ghế chỉ đạo, ông cũng có những thành công của riêng mình.

Cryuff sở hữu 9 chức vô địch quốc gia Hà Lan, 3 chức vô địch Châu Âu, 1 La Liga và nhiều danh hiệu lớn nhỏ khác. Ông cũng đã 3 lần giành QBV cùng 1 lần trở thành cầu thủ xuất sắc nhất World Cup 1976. Johan Cruyff cũng góp mặt trong đội hình những cầu thủ xuất sắc nhất thế kỳ 20 của FIFA.

Một sự nghiệp đầy rẫy những huân chương, nhưng Cruyff chưa bao giờ thực sự thành công cùng “Cơn lốc màu da cam”. Ông đưa Hà Lan tiến vào chung kết World Cup 1974 và thất bại trước người Tây Đức. 2 năm sau, Hà Lan cùng Cruyff chỉ về thứ 3 ở EURO 1976.

Ông từ giã đội tuyển quốc gia một cách đột ngột trước World Cup 1978 vì những lý do cá nhân.

Eusebio – Bồ Đào Nha



“Báo đen” Eusebio được coi là tuyển thủ Bồ Đào Nha xuất sắc nhất mọi thời đại. Ông sinh ra ở Mozambique nhưng chuyển tới Bồ Đào Nha từ khi còn bé. Eusebio làm nên tên tuổi của mình ở tại Bồ Đào Nha, nơi ông thi đấu cho Benfica và ghi được 317 bàn thắng chỉ trong 310 trận đấu.

15 chức vô địch quốc gia, 1 chức vô địch Châu Âu, vua phá lưới giải VĐQG Bồ Đào Nha trong 7 mùa giải liên tiếp và giành chiến thắng trong cuộc đua tới Chiếc giày vàng Châu Âu 2 lần, đó là những thành tựu mà Eusebio có được. Năm 1965, Eusebio giành QBV như là sự tưởng thưởng xứng đáng cho tài năng thiên bẩm của ông.

Nhưng sự nghiệp thi đấu quốc tế của ông thì thật tệ hại, ít nhất là so với cấp CLB. Ông chỉ được chơi một kỳ World Cup vào năm 1966. Bồ Đào Nha thua Anh ở vòng bán kết, trong một giải đấu mà Eusebio đã ghi tới 9 bàn.

Ferenc Puskas – Hungary/Tây Ban Nha



Một cầu thủ đã không còn trên hành tinh này, nhưng tên ông thì được người ta luôn nhắc tới. FIFA đã mang tên Puskas để đặt cho danh hiệu “Bàn thắng đẹp nhất năm” được trao vào mỗi mùa bóng, đủ để thấy sự vĩ đại mà Ferenc Puskas mang tới cho bóng đá.

Ferenc Puskas là một trong những chân sút xuất sắc nhất mọi thời đại. Ông ghi được 514 bàn thắng trong 529 trận, cùng với đó là thành tích 84 bàn trong 85 trận khoác áo tuyển quốc gia Hungary. Puskas chính là cha đẻ của vị trí “tiền đạo lùi” hay “tiền đạo ảo” ngày nay. Ông cũng là đội trưởng của thế hệ vàng Hungary trong những năm 1950.

Năm 1954, Hungary tiến vào trận chung kết World Cup với thành tích bất bại trong hơn 5 năm ở 32 trận đấu. Puskas bị chấn thương trong trận đấu thứ 2 của đội tuyển, nhưng ông đã kịp bình phục để chơi trận chung kết gặp Tây Đức. Chính Puskas là người mở tỷ số đưa Hungary vươn lên, nhưng Tây Đức đã kịp trở lại. Họ đánh đánh bại Hungary 3-2 chung cuộc. Ông chẳng chơi cho Hungary thêm bất kỳ giải đấu lớn nào nữa, trước khi rời đi.

Puskas di cư đến Tây Ban Nha vào năm 1956, vì chiến tranh.

Bên cạnh Di Stefano, ông trở thành huyền thoại tại đất nước này. Puskas giành ngôi Vua Phá Lưới giải VĐQG Tây Ban Nha trong 4 mùa giải liên tục (1959-1964).

World Cup 1962, ông khoác áo tuyển Tây Ban Nha nhưng thi đấu không thành công và bị loại ngay từ vòng bảng.

Hoàng Long
Tổng hợp

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm