cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Milan đoạt Scudetto sau 7 năm: Chiến thắng “made in Berlusconi”

14/05/2011 07:27 GMT+7 | Italy

(TT&VH Cuối tuần) - Khi tất cả nói rằng ông không còn có thời gian cho Milan nữa để dành toàn bộ sức lực cho chính trị thì ông lại chiến thắng một lần nữa, theo cách của riêng mình: Lựa chọn và mua sắm. Bởi vì rõ ràng, đấy là cách duy nhất để có thể chiến thắng.

Không phải bây giờ, mà từ lâu rồi, người ta đã đặt ra câu hỏi: Sau ngần ấy Scudetto đoạt được trong 1/4 thế kỷ qua, Berlusconi còn muốn đoạt được bao nhiêu danh hiệu nữa? Bởi ngài Thủ tướng và cũng là ông chủ của Milan hùng mạnh đã đoạt được 27 danh hiệu trong thời gian gắn bó với đội bóng. Và trong khi đội bóng năm nào cũng báo lỗ, thì ai cũng thấy ông có một khoản lãi vô cùng to lớn không thể tính toán được bằng những con số: Hình ảnh của một ông chủ, không chỉ của Milan, mà còn của cả Italia. Điều ấy những ông chủ khác ở Italia, kể cả cha con nhà Moratti với Inter và dòng họ Agnelli của FIAT với Juventus, không thể nào làm được.

Milan vô địch Serie A mùa giải 2010-2011 - Ảnh Getty

Những năm qua chứng kiến sự rơi rụng của hầu hết những ngôi sao sáng của nền kinh tế Italia những năm 1990, những ông chủ làm kinh doanh nhảy vào bóng đá và cũng từng thành công. Tanzi của Parmalat với Parma và Cragnotti của Cirio với Lazio là những ví dụ điển hình của việc đầu tư vào bóng đá, đã thành công và đưa các câu lạc bộ của họ trở thành những thế lực lớn đối đầu với các đại gia. Thế nhưng bây giờ họ đang ở đâu? Tanzi đi tù, Cragnotti cũng đã từng ra tòa và lĩnh án tù, Gaucci (chủ Perugia) thậm chí phải trốn sang tận vùng Caribe để tránh bị pháp luật sờ gáy... Nhưng Berlusconi vẫn ngồi đó, vẫn là ông chủ của cả nước Italia, vẫn tránh được các phiên tòa một cách tài tình, vẫn đưa được Milan lên ngôi vô địch Serie A, vẫn biến thành phố Milano thành trái tim của nền kinh tế Italia. Đế chế Milan vẫn ngự trị trên tất cả, sau 25 năm ông làm chủ của nó, ngạo nghễ và uy phong.

Sau 1/4 thế kỷ, Silvio vẫn là Silvio, hoặc gần như con người của chính ông trong ngày đầu tiên trở thành chủ tịch của Milan: Vẫn khát khao vươn tới chiến thắng, vẫn kêu gọi bóng đá tấn công, vẫn áp dụng một chính sách nhất quán để kiếm tìm các danh hiệu. Nhưng nhiều nhà phân tích có thể khẳng định rằng, Scudetto 2011 chưa hẳn đã là một Scudetto theo đúng phong cách của Berlusconi, có lẽ là bởi vì nó không thực sự đẹp và lãng mạn như cách Milan thể hiện trên sân (đấy cũng là lí do tại sao khi nhớ lại Scudetto đã đoạt được vào năm 1999, Berlusconi cho đấy là chức vô địch xấu xí nhất trong triều đại của mình).

Điều chắc chắn, là từ chính trường, Berlusconi đã học được quá nhiều bài học để đời, nên ông vẫn không từ bỏ Milan, dù các con ông, những người chỉ nhìn thấy đây là một cái hố đen hút hết tiền của gia đình vào đó, đã cố gắng thuyết phục ông bán Milan đi, vì theo họ, Milan không còn có ý nghĩa chiến lược với dòng họ nữa. Không từ bỏ bằng bất cứ giá nào và kể từ mùa hè, người ta nhìn thấy sự thay đổi dần dần trong cái cách mà báo chí đánh giá công tác chuyển nhượng của Milan: Từ ca cẩm vụ đưa về Yepes, Papastatopoulos, hoài nghi vụ lấy Amelia, Boateng, cho đến việc ca ngợi cú áp phe Ibrahimovic và Robinho (tiếp theo là Cassano, Van Bommel và Emmanuelson, những vụ chuyển nhượng mùa đông được cho là có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cho Milan có dòng máu mới để tiếp tục duy trì thế thượng phong ở Serie A vào đầu năm mới 2011).

Sự hờ hững của Berlusconi trong những vụ chuyển nhượng các mùa hè trước đã kết thúc. Sự chờ đợi của công chúng đối với ông tăng theo cấp số nhân theo thứ tự các vụ mua sắm. 400 triệu euro thâm thủng trong ngân sách đội? Tiền bị ném qua cửa sổ? Những điều đó chỉ có thể được đưa ra nói khi Milan không thắng. Một khi Milan trở lại với chiến thắng, những con số ấy chẳng có ý nghĩa gì hết, vì nó đem đến cho Berlusconi những giá trị lớn lao hơn cả tiền bạc. Triết lí của một trong những người giàu nhất nước Italia như ông rất đơn giản: Để chiến thắng, phải chi tiền. 25 năm trước, vào thời kì mua lại Milan từ tay nhà Farina, ông đã làm điều đó, khi tung ra hàng đống tiền để đưa về Donadoni, cầu thủ đầu tiên ông đưa về vào mùa hè 1986.

Nhiều nhà phân tích nói rằng chính Berlusconi đã làm thị trường chuyển nhượng nổ tung vì những cú áp phe của ông, khi ông liên tục đẩy giá lên để đưa về những siêu sao, như vụ đã nẫng tay trên Juventus để đưa về Donadoni. Trên thực tế, điều đó chỉ đúng một phần, vì chính gia đình Agnelli đã làm điều đó trước tiên trong lịch sử calcio. Dù chiến thuật ấy đã đem đến cho Berlusconi nhiều thành công, thì đôi khi nó cũng rước về những thảm họa, như khi Milan đưa về những gì còn lại của Ronaldinho... Và khi Berlusconi nhận thấy mình, một quý tộc già, không còn đủ sức đua tranh về tài chính với những nhà tư sản mới nổi của châu lục, ông đành để những viên ngọc sáng của mình ra đi, như khi Shevchenko sang Chelsea, Kaka sang Real.

Việc đưa về Ibrahimovic là hòn đá tảng trong chiến dịch phục hưng của đội cũng như chính hình ảnh đang sa sút của ông. Nhưng cũng cần phải kể thêm ít nhất 2 quyết định (thực ra là đánh cược) khôn ngoan nữa. Thứ nhất, việc loại bỏ Leonardo để đưa về Allegri, một huấn luyện viên người Italia của trường phái bóng đá thực dụng, đúng chất Berlusconi. Đích thân Berlusconi chỉ đạo vụ liên hệ với ông này từ đầu năm 2010 để rồi đưa ông từ Cagliari về Milan. Trong 25 năm, ít khi Berlusconi làm thế, mà thường để Galliani quyết định, mà cái ông đầu hói cánh tay phải về bóng đá này của Silvio đáng kính thỉnh thoảng lại có chút nhầm lẫn, như việc xa rời trường phái HLV Italia để đưa đến San Siro những HLV ngoại (và sau đó thất bại), như Tabarez và Terim.

Cái ông Allgeri 43 tuổi này trông lúc đầu có vẻ là một dạng “yesman” (ba phải, chỉ biết gật đầu theo ông chủ) nhưng rồi ngay tức khắc đá đít con cưng của ông chủ là Ronaldinho và bắt đầu xây dựng bản concerto Milan bằng 3 cây guitar điện của nhạc rock ở giữa sân (3 tiền vệ phòng ngự). Berlusconi có vẻ hơi ngỡ ngàng về điều ấy, nhưng Milan chiến thắng là bằng chứng cho thấy Allegri đúng, và một lần trả lời phỏng vấn, ông bảo: “Chính tôi đã bảo là cần phải bán Ronaldinho đi”. Thứ hai, việc truyền cảm hứng bóng đá cho con gái Barbara, người đã từng được ông đưa đến sân xem Milan đá hồi còn bộ ba Hà Lan nhưng chẳng hiểu mấy về bóng đá. Cô gái tóc vàng này hồi Giáng sinh năm ngoái thậm chí đã từng lên tiếng chỉ trích bố mình về những scandal tình dục mà “ông già” gây ra, thế nhưng, “ông bô” vẫn thuyết phục được cô gia nhập hội đồng quản trị của Milan và lờ đi việc cô yêu lính của mình, Pato.

Thời thế và cá tính của Berlusconi đã giúp ông đạt được nhiều thành công hơn bất cứ người đàn ông Italia nào trong nửa thế kỉ qua, và nay, trong cái năm khốn khó của đời chính trị, ông lại chiến thắng theo những khía cạnh khác. Ông trả thù được kẻ phản bội Leonardo, không phải theo nghĩa bóng đá đơn thuần, mà hoàn toàn chính trị: Vị HLV Inter nhưng đã gắn bó trước đó trong 13 năm với Milan là hiện thân của Gianfranco Fini, từng là đồng minh chính trị của ông bao năm, nhưng nay quay sang chống lại ông. Ông nêu lên vấn đề đặt tên ông cho SVĐ San Siro, vì những gì ông đã làm được cho Milan và bóng đá Italia. Vì chiến thắng của Milan ở mùa này, mà ông được một số chính trị gia ca ngợi vì những “đóng góp lớn trong việc tạo động lực lớn lao cho giới trẻ”. Ông thậm chí còn tạo ra những ước mơ (năm nào ông cũng làm điều này) khi khẳng định sẽ đưa về Cristiano Ronaldo mà không cần quan tâm đến việc anh này sẽ ngốn của ông một núi tiền của, điều mà báo chí Italia khẳng định là hoàn toàn có cơ sở, vì hệ thống thuế khóa ở Tây Ban Nha dạo này không còn ưu ái các ngôi sao như trước, trong khi Berlusconi, nếu tiếp tục tại vị, có thể tạo ra những thay đổi lớn về thuế thu nhập, không chỉ để đưa về những Ronaldo, mà còn giúp những tỉ phú như ông ít mất tiền cho nhà nước hơn.

Kết luận: Khi Berlusconi trở lại là chính ông, Milan lên đỉnh cao, hệt như 25 năm về trước, khi Milan và Berlusconi bắt đầu quá trình chinh phục calcio. Đấy là những dấu hiệu đáng chú ý về một con người, một đội bóng đang già đi, nhưng rồi lại làm mình trẻ lại bằng tiền, rất nhiều tiền, theo một quá trình không hề thay đổi vì Berlusconi chưa từng thay đổi. Nước Italia đã thay đổi, hệ thống calcio và bóng đá thế giới đã thay đổi, xã hội thay đổi, nhưng Berlusconi thì không. Trong 1/4 thế kỉ, ở nước Italia và châu Âu không một ai có một ý tưởng thực sự, một kế hoạch dài lâu và một triết lí chiến thắng kiểu Berlusconi. 25 năm nữa, triết lí ấy sẽ ra sao, vì Silvio có lẽ lúc đó đã thành người thiên cổ? Không ai biết, nhưng hình như Barbara cũng có những nét cá tính của “ông bô”, nhìn bề ngoài thì đẹp, nhưng cương nghị, quyết đoán và thậm chí có một chút gì đó tàn nhẫn. Nên thế, để triều đại và triết lí chiến thắng kiểu Berlusconi cho Milan không bao giờ chết đi...

AC Milan dưới kỷ nguyên Berlusconi

- 5 lần vô địch Cúp C1/Champions League: 1988-1989, 1989-1990, 1993-1994, 2002-2003, 2006-2007.

- 8 lần vô địch Serie A: 1987-1988, 1991-1992, 1992-1993, 1993-1994, 1995-1996, 1998-1999, 2003-2004, 2010-2011.

- 5 lần giành Siêu cúp châu Âu: 1989, 1990, 1994, 2003, 2007.

- 3 lần giành Cúp Liên lục địa: 1989, 1990, 2007.

- 1 Cúp quốc gia Italia: 2002-2003.

7 Sau 7 năm, Milan mới lại đoạt Scudetto. Chưa bao giờ trong “kỉ nguyên Berlusconi”, Milan phải đợi lâu đến thế cho một chức vô địch Serie A. Trong đội hình đoạt Scudetto 2011, Milan có đến 7 cầu thủ từng cùng đội tuyển Italia vô địch World Cup 2006 là Amelia (thủ môn), Oddo, Nesta, Zambrotta (hậu vệ), Pirlo, Gattuso (tiền vệ) và Inzaghi (tiền đạo).

8 Allegri là HLV thứ 8 của Milan đoạt Scudetto ngay trong mùa đầu tiên dẫn dắt đội bóng này kể từ khi Serie A đá theo thể thức lượt đi - lượt về vào mùa bóng 1929-1930. Trước Allegri là các HLV Puricelli (mùa 1954-1955, khi ông thay HLV Guttmann), Viani (mùa 1956-1957), Bonizzoni (1958-1959, với Viani là Giám đốc kĩ thuật), Rocco (1961-1962), Sacchi (1987-1988), Capello (1991-1992) và Zaccheroni (1998-1999).

9 Trong lịch sử, đã 9 lần Milan thắng Inter cả 2 trận derby trong cùng một mùa giải. Trước khi làm được điều đó mùa này, họ đã thắng Inter 2 trận mùa 2003-2004, mùa mà Milan đoạt Scudetto gần nhất.

12 Đội hình 1 Milan gồm các cầu thủ mang 12 quốc tịch: Brazil, Colombia, Pháp, Đức, Ghana, Hy Lạp, Nigeria, Hà Lan, Czech, Sierra Leone và Thụy Điển.

27 Scudetto 2011 là danh hiệu thứ 27 mà Berlusconi giành được cùng Milan trong 25 năm qua (8 Scudetto, 5 Champions League, 5 Siêu Cúp châu Âu, 5 Siêu Cúp Italia, 3 Cúp Liên lục địa, 1 Cúp Italia).

74 Số điểm mà Milan đang có cho tới thời điểm này. Số điểm cao nhất trong lịch sử ở Serie A mà Milan đạt được với giải có 20 đội là 79 điểm, mùa 2004-2005 (mùa đó đoạt á quân). Trước đó, mùa 2003-2004 (Serie A có 18 đội), Milan đạt số điểm cao nhất họ có trong lịch sử tham dự giải là 82 điểm.

Niềm vui không trọn vẹn

Chỉ 4 ngày sau khi đoạt Scudetto, Milan đã tan mộng giành cú đúp khi bị Palermo loại ở vòng bán kết Cúp quốc gia Italia. Trên sân Palermo, Milan thất thủ 1-2 dù ngôi sao Zlatan Ibrahimovic đã góp một bàn thắng trong trận đấu có 2 thẻ đỏ chia đều cho 2 đội. Cùng với trận hòa 2-2 ở lượt đi tại San Siro, Milan bị loại với tỷ số chung cuộc 3-4. Đối thủ của Palermo trong trận chung kết là đội giành chiến thắng ở cặp đấu giữa Inter và AS Roma.

Anh Thư

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm