cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

02h00 ngày 25/7, Uruguay – Paraguay: Bóng đá thời thổ tả

24/07/2011 11:58 GMT+7 | Hành tinh bóng đá

(TT&VH) - Một bước chân nữa, Uruguay sẽ trở thành đội tuyển xuất sắc nhất trong lịch sử Copa America, với 15 lần đăng quang. Một bước chân nữa, Paraguay sẽ trở thành nhà vô địch kỳ dị nhất trong lịch sử bóng đá thế giới. Nhưng dù ai lên ngôi đi nữa, thì họ cũng đã đưa giải đấu này, và cả bóng đá Nam Mỹ nữa, sang một trang mới. Đóng lại cửa khung thành, tức là đóng lại luôn kỷ nguyên cũ.

Uruguay tiến gần tới kỷ lục 15 lần vô địch Nam Mỹ - Ảnh Getty

Lần gần nhất Uruguay chơi thứ bóng đá tấn công đã lùi xa gần hai thập kỷ, khi họ sở hữu một số 10 kiệt xuất là Enzo Francescoli, người đã đưa đội tuyển này đến hai chức vô địch Copa America 1987 và 1995. Sau đó, khi không còn sản sinh thêm một người dẫn dắt nào nữa, Uruguay xây dựng một “thương hiệu” mới: Đội bóng chơi rắn bậc nhất Nam Mỹ, và vũ khí công kích của họ không phải dựa vào sự sáng tạo như trước kia, mà dựa vào khả năng lóe sáng của các tiền đạo có tư duy rất thực dụng, sau khi bóng được triển khai đến khu vực 30 mét cuối cùng một cách thật đơn giản.

Lịch sử đội Paraguay thì chưa bao giờ tồn tại một cầu thủ dẫn dắt lối chơi, và họ cũng chưa bao giờ được đánh giá cao ở khả năng tấn công. Nhưng ý thức tấn công của họ là không thể coi thường: Bóng đá Paraguay nổi tiếng nhờ khả năng sản sinh ra những cầu thủ cơ động và có khả năng hoán đổi phong cách chơi bóng của bản thân, dù hai phong cách ấy là trái ngược. Như thủ môn Jose Luis Chilavert (8 bàn cho ĐTQG), trung vệ Carlos Gamarra (12 bàn) rất giỏi ghi bàn, một dạng tiền vệ trụ có thể… chạy cánh  như Carlos Paredes, và tiền đạo chơi tốt ở cả trung tâm lẫn biên (Salvador Cabanas).

Nhưng cũng như sự suy giảm về khả năng sáng tạo của Uruguay, Paraguay hiện tại cũng không còn ý thức duy trì sự cơ động từng có của họ. Các mắt xích trong đội hình của họ hạn chế tối đa hoán chuyển vị trí, để đảm bảo tối đa rằng đội ngũ không bị xộc xệch trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Hiệu ứng của chiến thắng

Loại bỏ sức sáng tạo và cơ động, những phẩm chất tiêu biểu của bóng đá tấn công, Uruguay và Paraguay gặt hái thành công nhờ mài sắc những phẩm chất khác (sự lì lợm, chắc chắn), và may mắn là họ có những chất liệu rất phù hợp phục vụ cho sự cải biến ấy. Đó là những trung vệ kiểu đá tảng, chơi tiểu xảo (Montero, Lugano của Uruguay), những tiền vệ cần cù và đã kiểu chặt chém (Arevalos Rios của Uruguay, Ortigoza của Paraguay), và đặc biệt là các tiền đạo rất tinh ranh, thực dụng, điều mà cả hai chưa bao giờ thiếu trong một thập kỷ qua. Ở giải lần này, vai trò của các thủ môn phản xạ cực tốt và giỏi chống phạt đền cũng rất nổi bật.

Con người phù hợp, và cả HLV cũng phù hợp. Ông Oscar Tabarez (Uruguay) và Gerardo Martino (Paraguay) đều là những nhà cầm quân có tư tưởng phòng ngự rất rõ ràng. Họ áp đặt hiệu quả tư tưởng ấy lên đội bóng nhờ một quá trình ảnh hưởng dài và liên tục (cả hai nắm đội từ năm 2006), một cách an toàn, và không chú trọng tạo các đột biến.

Thành công của hai khối thép đặc được hun đúc nhờ tư tưởng, nhân lực phù hợp, và trong một thời gian dài ấy là một mô hình được nhân rộng ở Copa America năm nay. 4 đội vào bán kết đều chơi phòng thủ, và ưa bạo lực. Ngôi sao là các thủ môn và hậu vệ. Phần lớn chơi với hai, thậm chí là 3 tiền vệ thủ (ngay cả Brazil và Argentina cũng “xài” cặp tiền vệ trụ). Cách triển khai bóng kiểu Latin nhường chỗ cho những quả phất bóng dài. Phòng ngự chủ động, khoa học bằng cách vây ráp theo khu vực bị thay thế bởi lối chơi tử thủ bị động, tự phát.

Nhưng đó là mô hình đã giúp Peru vào bán kết lần đầu tiên sau 14 năm, giúp Uruguay hướng đến danh hiệu thứ 15 để đi vào huyền thoại với tư cách đội bóng vĩ đại nhất lịch sử Copa, giúp Paraguay vào chung kết lần đầu tiên sau 32 năm (năm 1979, họ cũng thắng Chile trên… chấm phạt đền!), và “hứa hẹn” sẽ tạo ra tầm ảnh hưởng lớn cho cách xây dựng thành công của các đội Nam Mỹ trong tương lai.

Ngay cả Brazil, Argentina, những đội có thói quen sa thải HLV, cũng đã e dè hơn rất nhiều sau Copa lần này (Brazil thậm chí vẫn giữ Menezes), và đó là một trong những dấu hiệu cho thấy rằng những ông trùm của bóng đá Nam Mỹ cũng đang hướng về sự ổn định, an toàn. Không phải xét trên bình diện thế giới (Brazil từng chơi thực dụng ở World Cup), mà thậm chí là ngay trong lòng bóng đá Nam Mỹ.

Nếu quả thực hiệu ứng chiến thắng của nhà vô địch Nam Mỹ năm nay có sức ảnh hưởng lớn đến thế, thì bóng đá châu lục này sẽ bước sang một kỷ nguyên thật… thổ tả!

Dự đoán: 1-1 (Paraguay thắng trên chấm 11 mét)

Lực lượng

Uruguay: Perez đá thay Gargano (lý do kỹ thuật), thiếu Cavani, Godin (chấn thương)

Paraguay: Thiếu HLV Gerardo Martino (treo quyền chỉ đạo), J. Santana (treo giò). Santa Cruz chưa chắc ra sân vì chấn thương 

Đối đầu
28/03/09     Uruguay – Paraguay     2-0
17/10/07     Paraguay – Paraguay     1-0
17/11/04     Uruguay – Paraguay     1-0
18/07/04     Paraguay – Paraguay     1-3
10/09/03     Paraguay – Paraguay     4-1
Phong độ
Uruguay
20/07/11    Peru – Uruguay     0-2
17/07/11    Uruguay – Argentina     1-1
13/07/11    Uruguay – Mexico     1-0
09/07/11    Uruguaay – Chile     1-1
05/07/11    Uruguay – Peru     1-1
Paraguay
21/07.11    Venezuela – Paraguay 0-0
18/07/11     Brazil - Paraguay     0-0
14/07/11     Paraguay - Venezuela 3-3
10/07/11     Brazil - Paraguay     2-2
04/07/11     Paraguay - Ecuador     0-0

Đội hình dự kiến

Uruguay: Muslera - Pereira, Lugano, Victorino, Caceres – A. Pereira, Arevalo, Perez, Gonzalez – Suarez, Forlan.

Paraguay: Da Silva – Da Silva, Alcaraz, Veron - Torres,Vera, Caceres, Ortigoza, Riveros – Barrios, Santa Cruz.

Trọng tài Brazil cho trận chung kết

Không hiểu người Paraguay có cảm thấy bất bình không, khi trọng tài được phân công thổi trận chung kết lại là một người… Brazil, mà đội tuyển Vàng xanh thì bị loại ở tứ kết, với tư cách là đội… bất bại, bởi chính Paraguay. Ông Salvio Fagundes, “Vua áo đen” ở trận chung kết, thậm chí còn là một điềm may cho Uruguay. Ở vòng loại, họ đã hòa Venezuela 2-2 và thắng Ecuador 2-1 ngay trên sân khách, đều trong những trận ông trọng tài người Brazil cầm còi. Ông Fagundes sẽ điều khiển trận đấu với trợ lý trọng tài đồng hương Marcio Santiago và trợ lý người Chile Francisco Mondrian.

Phạm An

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm