cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

World Cup trên từng cây số: Gõ cửa thiên đường

15/07/2014 14:12 GMT+7 | Ký sự World Cup

(Thethaovanhoa.vn) - Họ đã vui sướng, đã hát, đã nhảy múa, đã uống rất nhiều bia trên các khán đài và biến Maracana thành một sân khấu để họ thể hiện tình yêu lớn lao của mình cho đội tuyển và cho đất nước. Thực ra, những người mặc áo xanh-trắng ấy đã hát trên suốt chặng đường thiên lí hàng nghìn cây số từ quê nhà bằng xe hơi, xe đạp, cả xe Vespa, đã hát khi đặt chân đến Rio de Janeiro, hát trên đường đến Maracana và hát trên những khán đài ngập nắng của trận chung kết. Khi quốc ca Argentina vang lên, nhìn tay họ đặt lên trái tim, mắt họ ánh lên niềm tự hào, mới thấy họ yêu và gắn bó với màu xanh-trắng ấy đến mức nào…

Bàn thắng: Chờ đợi và thất vọng

…Nhưng vào khoảnh khắc mà bóng chạm ngực của Goetze và rơi xuống chân của anh cho một cú xỉa bóng, bỗng nhiên cả sân Maracana im ắng trong chốc lát. Chốc lát ngắn ngủi ấy khiến người ta lạnh xương sống. Bởi những người đang chờ đợi trận đấu phải kết thúc trong loạt penalty nhìn thấy một khoảng trống giữa hai trung vệ Argentina, và Goetze, mới vào sân thay người trước đó, len vào giữa, tung một cú sút đẹp đẽ hạ gục Romero của những người Argentina. Cái nhìn với theo trong khi đang bay của người hùng ở trận bán kết với Hà Lan ấy chất chứa nỗi tuyệt vọng. Những khán đài mang màu xanh-trắng chìm trong im lặng như một nấm mồ. Lưới của họ đã rung lên, khi trận đấu chỉ còn 7 phút, khi mà những nỗ lực ghi bàn của Argentina tỏ ra vô ích. Họ đã ồ lên khi Higuain bỏ lỡ một cơ hội đối mặt ở đầu trận, đã lắc đầu tiếc nuối khi Lavezzi làm hỏng một tình huống khác, đã gào lên như điên dại sau khi lưới Neuer rung lên từ một cú dứt điểm cận thành, để rồi vài giây sau, những nụ cười tắt ngấm. Bàn thắng không được công nhận.


Ảnh: Anh Ngọc

Những người Argentina hình như đã quá quen với sự chờ đợi. Ở một đất nước mà người ta không biết nhẫn nại, thì chờ đợi trận đấu được giải quyết theo cách chiến thắng trong 90, 120 phút hay loạt penalty đã rèn họ thành một thói quen. Họ đã mất 118 phút để đánh bại Thụy Sĩ, đã chờ đợi trong thấp thỏm suốt 90 phút để vượt qua Bỉ bằng một bàn duy nhất, đã nín thở trong 120 phút của trận đấu với Hà Lan để rồi đợi Romero tỏa sáng trên chấm phạt đền. Đêm chung kết, họ chỉ còn cách một loạt penalty khác đúng 7 phút. Một đất nước hào phóng tình yêu và vui nhộn trong cuộc sống, dù cuộc khủng hoảng tài chính đang treo lơ lửng trên đầu họ, lại có một đội tuyển hà tiện bàn thắng, luôn trông mong sự bùng nổ của một thiên tài có tên Messi đến thế cũng là một điều thú vị. Các fan của Argentina chẳng quan tâm đến điều ấy. Họ đặt niềm tin một cách tuyệt đối của mình vào Messi và đồng đội. Họ không mong những ngày vui kết thúc. Họ kéo nhau rồng rắn hơn 100 nghìn người đổ tới Rio cho trận chung kết, biến Copacabana thành một dạng bãi biển như ở Plata quê hương. Thế nên, khi Đức trở thành đội đầu tiên trong cả giải sút tung lưới Argentina, tim của tất cả dường như ngừng đập. Một điều kinh khủng vừa diễn ra.

Nhưng chỉ trong chốc lát, những tiếng hát lại ầm vang lên để át tiếng hát của nhóm những người Đức và Brazil có mặt trên các khán đài. Những chàng trai trên sân cần sự cổ vũ của họ. Messi của những người Argentina phải chiến thắng và vượt qua sự nghiệt ngã của một trò chơi mà chính họ đã buộc các đối thủ phải tuân theo trong suốt hành trình của vòng knock-out: họ không thủng lưới trước và họ kiểu gì cũng sẽ thắng bằng thần kinh thép, trong bao nhiêu phút không quan trọng. Kể từ sau vòng bảng đến trước chung kết, Argentina mới chỉ ghi 2 bàn thắng trong 3 trận đấu, và 2 trận trong đó phải đưa đến hiệp phụ, 1 được giải quyết bằng penalty. Người Đức lo ngại điều ấy khi thấy Argentina muốn đẩy họ vào một cái bẫy. Nhưng bóng đá, cũng như cuộc đời, thật nghiệt ngã. Berlusconi có lần từng bảo, “bóng đá và chính trị giống nhau. Khi người ta tưởng đã thắng thì lại thua và ngược lại”. 7 phút còn lại là một thách thức lớn lao hơn nhiều bởi đó là 7 phút phải tấn công sau 106 phút hầu như chỉ phòng ngự. Và như để cho công bằng, số phận cho Messi một quả phạt trực tiếp khi trận đấu chỉ còn 2 phút. Hai phút để thể hiện sự thiên tài của một siêu sao mà cả thế giới khâm phục ở cấp câu lạc bộ. Hai phút để chứng minh tất cả và khẳng định anh mới là ngôi sao hàng đầu thế giới. Hai phút để một thiên tài trở lại và cứu vớt Argentina như anh đã từng làm ở vòng bảng.

Messi: Đi tìm và không thấy

Tất cả những người Argentina trên khán đài đứng dậy và những người trung lập có cảm tưởng như họ giống các khán giả trên đấu trường La Mã đồng loạt giơ ngón tay cái xuống đất để đồng ý cho người võ sĩ giác đấu hạ gục đối thủ bằng một cú đâm ân huệ. Một khoảng khắc nín thở mà tưởng như dài cả thế kỉ. Messi bước lên và sút. Tiếng chạm bóng khô khốc. Trái bóng Brazuca bay lên. Một tích tắc nữa. Không, bóng ở đâu đó rất cao phía trên xà ngang. Không có bàn thắng. Những trái tim Argentina tan nát nhìn xuống thần tượng của họ đang bước dưới sân như một kẻ mộng du và cô đơn đến cùng cực. Anh đấy ư, Leo, người đã nôn ở sân lúc cuối hiệp 1, cho thấy anh quá mệt mỏi, người đã bước ra từ cuộc hẹn hò lớn nhất của anh với lịch sử trong tư cách của kẻ chiến bại? Không, Messi, anh còn xa lắm mới với tới Maradona. Ở tuổi 27, anh hầu như đã đánh mất cơ hội cuối cùng để chứng tỏ mình thực sự là một siêu sao tầm cỡ thế giới ở cấp đội tuyển chứ không chỉ vĩ đại ở đội Barcelona của mình. Các fan Argentina, đã tiếc nuối khi Messi yêu dấu của họ sút chệch cột dọc trong cơ hội duy nhất anh có được ở hiệp hai, nay rơi vào tuyệt vọng không gì có thể cứu vãn được nữa. Thời gian đã hết rồi. Họ hiểu rằng, một khi người hùng được tất cả đợi chờ bất lực và quá mệt mỏi, họ cũng đã mất những hy vọng cuối cùng.


Ảnh: Anh Ngọc

Ở chỗ khán đài tôi đang ngồi, những bàn tay Argentina ôm lấy mặt, những lá cờ rũ xuống, những đứa trẻ đeo áo số 10 gục xuống khóc. Tiếng còi cuối cùng của trọng tài cất lên chỉ đơn giản là giấy báo tử cho một trận chung kết đã an bài. Khi những người Đức và Brazil bắt đầu nhảy múa thì những người Argentina rời đi, trong đau đớn, bàng hoàng và thất vọng. Họ ôm nhau ở ngoài sân để chia sẻ nỗi buồn. Dăm ba người khóc. Những hành trình trở về quê hương bây giờ mới dài biết bao, khi hy vọng vào một World Cup có thể đem đến cho họ những niềm vui đã tan thành mây khói. 24 năm chờ đợi trôi qua như một bóng mây với cả họ và người Đức, nhưng người Đức đã đánh bại họ 1-0 hệt như năm 1990. Có Maradona hay Messi, Argentina vẫn thất bại. Sự thất thế còn diễn ra trên cả lô VIP. Trên khán đài không có Tổng thống Argentina Cristina Kirchner, người thông báo không có mặt vì đau họng (nhưng thực tế, người ta cho rằng, bà không đến dự khán là vì bê bối trong chính phủ của bà). Trong cuộc chiến của những người phụ nữ, với Kirchner và Dilma Roussef, Tổng thống Brazil, hôm chung kết ngồi dự khán và bị khán giả la ó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thắng. Bà đã nhảy cẫng lên sau bàn thắng quyết định của Goetze.


Ảnh: Anh Ngọc

Đêm Maracana, những niềm hy vọng của Argentina đã chết khi trận đấu chỉ còn 7 phút là đến loạt penalty. Luân lưu chính là cánh cửa đến thiên đường mà Argentina muốn mở ra như đã làm với Hà Lan. Nhưng tiếc thay cho họ và hàng triệu cổ động viên cuồng nhiệt của họ, người Đức đã gõ cánh cửa ấy trước Argentina, mạnh dạn mở nó ra, và lên đỉnh vinh quang theo cách của riêng mình. Như một trò đùa của số phận trước mũi giày Messi.

Cười Brazil, Brazil cười lại

Ở tận cùng của nỗi đau là nụ cười trở lại Bà Graca, chủ nhà của tôi ở Rio de Janeiro, bảo rằng, bà không hề mong đợi Argentina vô địch, bởi theo bà, người Argentina có một điều gì đó rất khó diễn tả khiến bà và nhiều người Brazil cảm thấy khó chịu. Bà nói: “Họ đến nhà của chúng tôi. Họ nên biết cách cư xử lịch sự”. Graca ám chỉ những cổ động viên quá khích của Argentina luôn tìm cách chế giễu và khiêu khích người Brazil sau khi đội tuyển vàng-xanh thảm bại ở World Cup. Suzanna thì khác. Bà mặc áo của Brazil đến sân Maracana để cho các cổ động viên Argentina thấy, là Brazil luôn tồn tại và không chết chỉ vì những thất bại. Bà nói: “Nhưng tôi ủng hộ Đức không phải vì tôi ghét người Argentina, mà vì Đức là mạnh nhất. Họ xứng đáng vô địch”.

Đêm Maracana, do phân phối vé, nên số người Brazil ngồi trên sân còn nhiều hơn cả số cổ động viên Đức và Argentina, nhưng người ta cảm thấy sức mạnh Đức trên khán đài đông gấp bội, vì những người Brazil mặc áo Đức ngồi cùng với họ. Kẻ thù của kẻ thù là bạn. Nhiều người Brazil tránh không nói ra tại sao họ ủng hộ Đức, nhưng có lẽ nỗi đau khổ vì thất bại 1-7 đã biến mất để nhường chỗ cho nỗi ám ảnh kinh khủng về việc Argentina vô địch. Nỗi lo sợ ấy đã kéo dài đến 113 phút, cho tới khi Goetze ghi bàn. Trên khán đài, những người Brazil hôn nhau, ôm những người Đức và chân nhún nhảy, mồm hát theo bản “Happy” của Pharrell Williams lúc ấy đang vang lên trên loa khi trận đấu kết thúc. Một niềm vui sướng lớn lao tràn ngập. Cơn ác mộng đã thôi không còn tồn tại, và niềm an ủi lan tỏa trong những người có mặt. Ngoài sân, các cổ động viên Brazil ăn mừng với một lá cờ Brazil to đùng và một cổ động viên Đức đang cầm cái Cúp giả cười hạnh phúc. Một thông điệp mà người viết thầm liên tưởng: Đức ăn mừng trên tấm thảm Brazil!

Người Brazil quên nhanh cảnh một cổ động viên Brazil bị một toán cổ động viên Argentina vây lấy và sỉ nhục ở phía ngoài sân, nhắc đến tỉ số 7-1 ở Mineirao và cười khoái trá. Anh mặc áo Brazil tội nghiệp ấy chỉ được giải thoát khi cảnh sát xuất hiện. Khi trận đấu kết thúc, một cổ động viên Brazil đến an ủi một người mặc áo Argentina ôm mặt ngồi bên hàng rào. Những câu hát “Maradona hay hơn Pele” xuất hiện từ hồi ở Italia 90 câm bặt từ lâu và bài hát có tiêu đề giản dị “Brazil, hãy nói cho tôi biết bạn cảm thấy thế nào” trở thành lố bịch đối với người Argentina. Họ không hát nữa. Có những người cảm thấy xấu hổ khi chứng kiến cảnh an ủi ấy không nói lên lời. Ở ngoài sân, các fan Brazil bắt đầu hát, không phải là những bài chế giễu Argentina, mà là những bài ca như thể họ đã chiến thắng chứ không phải Đức.

Người Argentina đã chế nhạo họ vì thảm bại. Người Brazil giờ cười lại người Argentina vì trận thua ở chung kết, và Messi mãi không thể bằng Pele. Nhưng người lớn hơn cả, chính là người Đức.

Và một lời chia tay…

Giữa hai bờ thế giới

Hết rồi, từ nay không còn World Cup nữa. Những ngày trái bóng lăn với biết bao đêm mất ngủ đã kết thúc. Thế giới và người hâm mộ trở lại với cuộc sống vốn đã đầy rẫy những vấn đề về mưu sinh, trăn trở về quyền lợi và xung đột vì lợi ích. Những tên lửa của Hamas đã bắn vào Israel từ nhiều ngày nay, và một cuộc chiến tranh dường như là không tránh khỏi. Quan hệ giữa các đồng minh Đức và Mỹ trở nên căng thẳng khi Thủ tướng Angela Merkel trục xuất trùm CIA ở Berlin. Argentina có thể vỡ nợ một lần nữa, như năm 2001 khi hạn chót trả các quỹ của Mỹ đang đến rất gần. World Cup với người hâm mộ xét cho cùng chỉ là thắng thua, vui buồn, hạnh phúc và thất vọng, nhưng với hàng triệu người khác là nỗi lo lớn lao. Những câu hỏi: Brazil sẽ rơi vào khủng hoảng kinh tế sau khi đăng cai? Bà Dilma sẽ thất cử vì đội tuyển Brazil thảm bại khi sự kì vọng vào họ quá lớn, và giờ người ta trút sự tức giận lên các chính trị gia? Bản thân đội tuyển và nền bóng đá ấy sẽ cải tổ như thế nào để tránh những thảm bại mới?

Bốn năm là quá dài cho một quá trình vận động của bóng đá, nhưng quá ngắn so với một đời người. World Cup là nơi của những giọt nước và những câu cười, nhưng những niềm hạnh phúc lâng lâng vì chiến thắng rồi cũng sẽ bị khỏa lấp bởi những nỗi lo khác. Những thất vọng và đau khổ vì chiến bại cuối cùng cũng sẽ nguôi ngoai, bởi con người luôn có cách để lấy lại cân bằng. Bóng đá chỉ là một trò chơi, không phải là cả cuộc đời. Và người ta có cách không để bóng đá, một phần nhỏ của cuộc sống, ảnh hưởng đến họ. Mùa bóng mới ở Châu Âu và nhiều nơi ngay sau đây sẽ lại bắt đầu. Trái bóng sẽ lại cuốn tất cả vào đó. Cuộc đời của những người hâm mộ cũng sẽ quay tròn như trái bóng, quay tròn như trái đất. Sẽ lại có những đôi mắt đỏ vì khóc cho thất bại. Những đôi mắt ướt lệ mà môi vẫn cười vì thắng lợi. Màu vàng của những gương mặt gày đi vì thức đêm và của những chiếc thẻ. Màu xanh của bầu trời lúc nào cũng trong vắt phía trên đầu Brazil. Màu đen của những chiếc áo trọng tài. Mà da của các dân tộc. Màu đỏ của máu và trái tim.


Đoàn phóng viên báo TT&VH/TTXVN trên sân Maracana

Đối với những người đi theo trái bóng như tôi, là màu đen của những đêm trắng. Thức để viết vào đêm, và ngày lại đi, lại chụp ảnh, ghi hình. Khi Đức trở thành đội Châu Âu đầu tiên vô địch trên đất Nam Mỹ, tôi cũng cảm thấy mình hạnh phúc và hăm hở như khi Cristophoro Colombo tìm thấy Tân Thế giới. Một thế giới thực sự mới mẻ tôi đã tìm thấy ở Brazil, sau những chuyến đi đã theo tôi đến vài góc trời của trái đất, từ Châu Âu, Châu Phi, cho đến những điểm dừng chân ngắn cho một số trận đấu ở Trung Đông và Đông Nam Á. Những con người Brazil thân thiện, những thắng cảnh nổi tiếng thế giới, những tương phản giàu nghèo hiện lên rõ rệt giữa ánh sáng ban ngày. Bóng đá và World Cup đã đưa tôi đến đây, vượt đại dương để từ Châu Âu hoa lệ và giàu có, một thế giới khác, đến Brazil này, đất nước ở một thế giới khác, để thấy yêu hơn cuộc đời, yêu hơn cái nghề mình đang theo đuổi và những chuyến đi khắp đất trời. Sau mỗi chuyến đi, lại thấy yêu cuộc sống hơn và hiểu rằng, thế giới này thật lớn và ta phải khám phá nó bằng tâm hồn và kiến thức của mình. Giữa hai bờ thế giới là một trái tim và bao khát vọng.

Bốn năm nữa là nước Nga cho World Cup 2018, nhưng chỉ hai năm nữa là nước Pháp của EURO 2016. Nhanh lắm, quay đi quay lại đã thấy tháp Eiffel trước mắt mình. Nước Pháp của Paris, của rượu vang, của hoa oải hương, của Trenet, Chateaubriand, Alain Delon, Napoleon và những bài hát mà tôi yêu từ tấm bé qua những băng cassette cũ rích qua giọng ca của Dalida. La vie en rose (Cuộc sống màu hồng), như Edith Piaf đã từng ca…

Trương Anh Ngọc (Phóng viên TTXVN, từ Rio de Janeiro)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm