cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Chào tuần mới: Những người thầy không ngừng sáng tạo

16/11/2020 07:00 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 11/11 vừa qua, ban tổ chức Giải thưởng Giáo viên toàn cầu (Global Teacher Prize) đã công bố danh sách những giáo viên có đóng góp đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục do Quỹ Varkey (Varkey Foundation) lựa chọn. Năm nay, Việt Nam chúng ta tự hào có tên một người thầy được góp mặt trong Top 10 của một giải thưởng được ví như "Giải Nobel cho giáo dục" này. Vinh dự này thuộc về cô giáo Hà Ánh Phượng (29 tuổi, người Mường), giáo viên trường THPT Hương Cần, tỉnh Phú Thọ.

Thầy giáo nghèo nhận Giải giáo viên toàn cầu lĩnh 1 triệu USD

Thầy giáo nghèo nhận Giải giáo viên toàn cầu lĩnh 1 triệu USD

Peter Tabichi (36 tuổi), một thầy giáo dạy toán và vật lý tại trường cấp hai Keriko ở ngôi làng hẻo lánh Pwani (Kenya), đã đoạt giải thưởng Giáo viên Toàn cầu năm 2019 với trị giá 1 triệu USD.

Cô Hà Ánh Phượng trở thành giáo viên đầu tiên của Việt Nam và cũng là người trẻ tuổi nhất được lựa chọn cùng với 9 giáo viên đến từ các quốc gia khác trên thế giới. Tiếp theo đó, tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, cô Hà Ánh Phượng đã được nhận bằng khen của Thủ tướng…

… Ở bất cứ thời đại nào, vai trò của “người thầy” vẫn luôn được cả xã hội trân trọng. Trong thời đại 4.0 hiện nay, mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, biết định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, để có cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Chú thích ảnh
Cô giáo Hà Ánh Phượng

Mục tiêu này đòi hỏi ngành giáo dục nước nhà phải có những giáo viên sáng tạo, năng động và đáp ứng được những yêu cầu mới hiện nay, vẫn giữ được vai trò là người dẫn dắt, định hướng, khơi gợi và khích lệ được tiềm năng, truyền được cảm hứng cho các em học sinh.

Vậy làm cách nào để có những giáo viên giỏi? Tại Hội thảo khoa học quốc gia “Đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông” mới đây, đã có nhiều ý kiến cho rằng, khoảng thời gian trải nghiệm dạy học thực tiễn ở bậc phổ thông của nhiều giảng viên sư phạm không nhiều. Để có giáo viên giỏi, khi đào tạo, các sinh viên sư phạm cũng phải được đắm mình trong môi trường phổ thông trong suốt 4 năm đại học, giống việc đào tạo bác sĩ ở trường y để ra trường không bị bỡ ngỡ.

“Trước kia, chúng ta lấy nội dung, kiến thức làm chính bởi người thầy là kho tàng, là tài sản tri thức. Nhưng, với tiến bộ khoa học công nghệ hiện nay thì vai trò của người thầy phải thay đổi…” - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn chia sẻ tại hội thảo.

Chú thích ảnh
Cô Hà Ánh Phượng và học sinh trường THPT Hương Cần (Phú Thọ). Ảnh: NVCC

Có một yếu tố theo tôi những người thầy giỏi cần phải có. Đó chính là lòng yêu nghề, là khát khao đổi mới, sáng tạo không ngừng, dẫu cho công việc sư phạm cũng đòi hỏi sự mẫu mực, kinh điển. Câu chuyện về cô giáo Hà Ánh Phượng cũng cho thấy như vậy. Kể từ khi ra trường, mặc dù được một công ty tên tuổi mời về làm giám đốc đại diện với mức lương hấp dẫn, nhưng cô đã từ chối để tiếp tục theo học ngành sư phạm tiếng Anh.

Sau đấy, khi đã là một giáo viên của trung tâm Anh ngữ, một phiên dịch viên, nhưng cô Phượng lại trở về công tác ở một ngôi trường miền núi với gần 90% học sinh là người dân tộc thiểu số.

“Khi thầy cô thay đổi, học sinh sẽ thay đổi”. Bằng các kiến thức đã học được, cô Phượng tự học cách sử dụng công nghệ thông tin, mở ra “lớp học không biên giới”, kết nối với giáo viên và học sinh các nước khác. Bên cạnh đó, cô còn sáng tạo cách dạy học qua phim ảnh, qua các dự án, tổ chức dạy học online trên các kênh miễn phí. Hiện nay, cô đang cùng các giáo viên của tỉnh Phú Thọ viết sách ôn thi tốt nghiệp THPT cho học sinh, tham gia dạy học trên truyền hình, phát triển kênh YouTube dạy tiếng Anh miễn phí và hỗ trợ dạy học cho trẻ em khó khăn ở nhiều nơi…

Và cô đã hiện thực hóa được điều này ngay tại ngôi trường miền núi của mình: “Bất cứ học sinh nào ở bất kỳ đâu cũng có thể thừa hưởng một nền giáo dục tốt nhất”. Học sinh của trường hoàn toàn có thể trở thành công dân toàn cầu nhờ vào những nỗ lực của những giáo viên như cô.

Việc cô giáo Hà Ánh Phượng được vinh danh là hoàn toàn xứng đáng, nó chỉ ra con đường mà những người thầy tâm huyết cần tiếp tục vươn tới.

Xuân An

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm