cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Hà Nội tập trung ngăn chặn bùng phát bệnh sởi và tay chân miệng

18/10/2018 16:22 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Mặc dù số người mắc dịch sốt xuất huyết giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng thời gian gần đây bắt đầu có sự gia tăng bệnh tay chân miệng và sởi trên địa bàn Hà Nội.

Theo số liệu của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm 2018 đến ngày 9/10, toàn thành phố ghi nhận 409 trường hợp mắc sởi (tăng 125 ca so với cùng kỳ năm 2017) và 1.742 ca tay chân miệng (tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2017), chưa có trường hợp tử vong, chưa ghi nhận ổ dịch lớn. 

Trước tình hình trên, ngày 15/10, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung đã ký văn bản khẩn gửi các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc ngành, cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn yêu cầu đảm bảo cung ứng đủ thuốc phòng chống bệnh tay chân miệng.

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh chủ động đề xuất phương án cung ứng thuốc, liên hệ với đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc và chuẩn bị sẵn sàng cơ số phòng chống dịch bệnh. Đồng thời thường xuyên cập nhật diễn biến mô hình bệnh tật để phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị tại cơ sở, đảm bảo không xảy ra thiếu thuốc cho công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là phòng và điều trị bệnh tay chân miệng trên địa bàn.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ 1 – 5 tuổi tại quận Cầu Giấy, quy trình tiêm chủng đảm bảo an toàn: tiếp nhận trẻ qua hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia, khám sàng lọc, tiêm và theo dõi phản ứng sau tiêm. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN

Đối với các cơ sở kinh doanh thuốc, Sở Y tế yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng nguồn thuốc chất lượng, giá thành hợp lý để ưu tiên cung ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu phòng chống dịch bệnh.

Theo ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, dịch sởi hiện nay vẫn đang trong tầm kiểm soát, các ca bệnh đều được phát hiện sớm và khoanh vùng xử lý kịp thời. Tuy nhiên, ông Hoàng Đức Hạnh cũng lưu ý, theo chu kỳ dịch 4 năm/lần, dự báo bệnh sởi có thể tiếp tục gia tăng tại Hà Nội trong các tháng cuối năm 2018 và đầu năm 2019. Thêm vào đó, dù tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin sởi của Hà Nội luôn đạt so với tỷ lệ chung của toàn quốc (từ 95%-97%) nhưng hàng năm vẫn còn khoảng 3-5% trẻ không được tiêm vắc xin sởi và đó là đối tượng dễ mắc bệnh. Trong 3 tháng cuối năm 2018, thành phố sẽ triển khai tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ.

Nhận định về tình hình dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội trong những tháng cuối năm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết là các bệnh lưu hành hàng năm tại tất cả các quận, huyện, thị xã, diễn biến phức tạp và luôn tiềm ẩn nguy cơ gây dịch. Công tác phòng chống dịch bệnh còn nhiều khó khăn do nhiều dịch bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh, hoạt động phòng, chống chủ yếu dựa vào sự tham gia của cộng đồng, ý thức tự phòng bệnh của người dân… Một số địa phương có lúc, có nơi chưa thật sự vào cuộc quyết liệt, một bộ phận người dân chưa hợp tác với chính quyền, ngành Y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh, chưa thực hiện vệ sinh môi trường triệt để, chưa chủ động đưa con, em đi tiêm chủng đúng lịch theo hướng dẫn…

Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2018 của UBND thành phố; đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng đến các tổ dân phố, thôn, làng và các hộ gia đình nhằm nâng cao ý thức phòng chống bệnh sốt xuất huyết; triển khai quyết liệt các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt bọ gậy, đặc biệt tại các khu vực đất trống, đất xen kẹt, các công trường xây dựng.... Bên cạnh đó tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân đưa trẻ trong độ tuổi tiêm phòng vắc xin theo quy định; theo dõi giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn để có phương án xử lý kịp thời.

Sở Y tế theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh và chủ động tham mưu UBND thành phố các biện pháp phòng chống dịch bệnh; thực hiện tốt công tác cấp cứu điều trị cho người mắc bệnh. Ngoài ra chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh chủ động, hiệu quả; tổ chức tốt chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi đạt tỷ lệ trên 95%.

Bộ Y tế kêu gọi người dân chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết

Bộ Y tế kêu gọi người dân chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết

Sáng 13/10, tại Trường mầm non Dịch Vọng Hậu, Số 2 Trần Quốc Hoàn, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức triển khai “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018” với sự tham gia của 1.000 đại biểu đại diện các bộ, ngành Trung ương, thành phố Hà Nội, một số tổ chức quốc tế...

UBND các quận, huyện, thị xã coi công tác phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ chính trị hàng đầu; tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, xây dựng mạng lưới cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết... Đối với người dân chủ động thực hiện các biện phòng chống dịch bệnh, nhất là các biện pháp diệt bọ gậy, diệt muỗi; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, ăn sạch, uống sạch, đồ chơi sạch; đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch…

Tuyết Mai

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm