cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Chuyện cô dâu Việt làm tình nguyện viên ASIAD

05/10/2014 19:24 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - 4 năm lấy chồng xứ Hàn và mới chỉ có một lần ngắn ngủi được tranh thủ về Việt Nam. Thế nên, ASIAD lần này với Trịnh Thị Tuyết Mai còn là một sự kiện cuộc đời. Người con dâu sinh năm 1987 này đang thực hiện sứ mệnh là tình nguyện viên của đoàn TTVN, trực tiếp giúp việc lãnh đạo đoàn tại Làng VĐV...

Vượt 3 vòng tuyển chọn, ngóng đoàn TTVN từng ngày

Cách đây 4 năm, cô gái quê Cần Thơ Tuyết Mai lên xe hoa theo một anh chàng làm nghề kinh doanh tự do sang làm dâu xứ Hàn. Có lẽ nhờ xuất phát điểm rất tốt khi đã tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành mỹ thuật nên Mai thích nghi và làm chủ cuộc sống của mình rất nhanh với nhiều thuận lợi. Ngoài phần lo việc nhà, hỗ trợ thêm cho chồng, chị còn tích cực tham gia vào các hoạt động của cộng đồng người Việt tại Incheon, ví như dạy và dịch tiếng Hàn miễn phí cho những cô dâu mới.

Mai còn nhớ như in, hồi đầu năm, chị đã reo lên vui sướng khi đọc được thông tin tuyển tình nguyện viên cho đoàn TTVN tham dự ASIAD. Ngay ngày hôm sau, chị đã mang hồ sơ lên nộp, rồi háo hức lên mạng tìm hiểu thông tin các loại về Đại hội, về thể thao nước nhà. Và Mai choáng thực sự vì có tới trên 200 ứng viên dự tuyển để chọn ra 3 tình nguyện viên, với ba vòng cứ như thể thi hoa hậu: lọc hồ sơ, phỏng vấn, kiểm tra kỹ năng thực tế. Cuối cùng, với ưu thế tiếng Hàn, sự tháo vát, duyên dáng và cả ngoại hình, Mai đã trúng tuyển. Chị kể mình đã mừng vui đến mức mà chính chồng chị cũng không hiểu tại sao.

Tiếp đến Mai còn phải trải qua một tháng đào tạo, tập dượt kỹ càng, trong tâm trạng ngóng chờ đoàn TTVN sang dự tranh từng ngày.  Nhờ được chồng ủng hộ hết mình nên Mai còn đón cả mẹ ruột sang vừa thăm chơi vừa đỡ đần việc gia đình, để mình có thể rảnh tay tập trung vào công việc của một tình nguyện viên đặc biệt. Mai bảo, cái buổi ra sân bay đón “đại quân” của đoàn TTVN, chị hồi hộp chẳng khác gì khi lấy chồng, và cảm xúc vỡ òa khi nhìn thấy những thành viên trong đồng phục mang  sắc đỏ quá đỗi thân thương.

Trên từng cây số, qua mọi điểm thi đấu

Ngày 17/9, đoàn TTVN mới chính thức nhập Làng VĐV, song Mai cùng các đồng đội đã phải nhận nhiệm vụ từ trước đó cả chục ngày .

 Theo quy định, mỗi ngày, Mai sẽ phải có mặt từ 9h sáng để bắt đầu công việc, liên tục cho đến tận 18h chiều. Thế nhưng thực tế từ khi bước vào chiến dịch, chị đã dành sự tập trung ưu tiên tối đa, gần như từ sáng sớm cho đến tận khuya, tùy thuộc vào lịch trình của đoàn. Trong đó, nhiệm vụ chính của chị là trực tiếp giúp việc cho lãnh đạo đoàn. Trung bình  mỗi  ngày Mai đã cùng đoàn di chuyển tới cả 400 - 500 cây số, dọc ngang qua các địa điểm thi đấu. Sau Trưởng đoàn Lâm Quang Thành,  có lẽ chị là người đi và đến nhiều nhất, mà như nhẩm tính, chỉ có mỗi địa điểm thi đấu môn rowing là chị chưa đặt chân tới.  

Chỉ đi không đã mệt, nhưng với tư cách tình nguyện viên, chị còn phải dẫn đường, phiên dịch, tư vấn về nghi thức lễ tân, ứng phó tình thế. Làm “người của đoàn”, Mai không thể theo dõi các cuộc đấu như một khán giả bình thường mà luôn phải theo sát lãnh đạo đoàn, cũng như đeo bám mọi diễn biến để sẵn sàng vào cuộc giải quyết. Đơn cử như hôm ở sân thể dục dụng cụ hay ở thảm đấu vật, khi VĐV Việt Nam có dấu hiệu bị xử ép, chính Mai đã trực tiếp phiên dịch cho lãnh đạo đoàn đưa ra ý kiến phản ứng chính thức tới các ông trong Ban điều hành trọng tài – đều là người Hàn Quốc.  

Bây giờ đã “ngon lành”  rồi song mấy ngày đầu, Mai cũng rất vất vả, bỡ ngỡ vì chưa có kinh nghiệm, lại phải gồng mình lên trước khối lượng công việc quá lớn và cấp tập. Chị kể, có những ngày chị về đến nhà thì đã sang ngày mới, mệt đến mức chỉ kịp dặn mẹ và chồng giúp đánh thức dậy đúng giờ rồi lăn ra ngủ mê mệt. “Mệt nhưng mà đầy ắp niềm vui và ý nghĩa vì đã đóng góp một phần nhỏ bé cho TTVN, cũng là vì đất nước mình” – Mai tâm sự.

 Chị cũng cho biết thêm, ngoài vai chính “tháp tùng” lãnh đạo, ngày nào chị cũng nhận được cả chục cú điện thoại của các thành viên trong đoàn, nhiều nhất là các tuyển thủ, để hỏi về thời tiết, đường xá, đồ ăn thức uống…

“Cảm ơn ASIAD và đoàn TTVN”

Trước ASIAD, Mai mong ngóng Đại hội đến và đoàn TTVN sang từng ngay nhưng giờ đây chị lại đang lo từng ngày đến lễ bế mạc, vì chỉ muốn nó kéo dài ra mãi. Với Mai, cũng như cả nghìn người Việt Nam đang sinh sống làm việc tại đây, ASIAD là những ngày tháng thật tươi đẹp và đáng nhớ, chẳng dễ gì có được. Mai càng hạnh phúc hơn bởi, thay vì chỉ có thể làm một người hâm mộ đến cỗ vũ cho các tuyển thủ, chị được đồng hành với đoàn TTVN như một thành viên đặc biệt.

 Mai kể, từ hồi lấy chồng bên này, cuộc sống nói chung là  ổn song luôn quay quắt một nỗi nhớ gia đình, quê hương. Do điều kiện bó buộc về nhiều mặt nên chị cũng mới chỉ một lần tranh thủ về quê được một lần, và ASIAD cùng đoàn TTVN đã giúp chị như đang được sống ở quê nhà, mà đáng nói hơn, được trải nghiệm những cảm xúc thăng hoa trên các sàn đấu.

Trước đó, Mai không mấy hâm mộ thể thao nhưng giờ đã khác hẳn, bởi chị đã hiểu được phía sau nỗ lực tập luyện, thi đấu của các tuyển thủ là ý chí vượt qua thử thách, là niềm tự hào của cả một đất nước, dân tộc. Có thể khẳng định điều đó như lời kể của ông Phó đoàn Nguyễn Mạnh Hùng về chuyện Mai đã hò hét đến khản cả giọng bằng thứ tiếng của vùng “gạo trắng nước trong đặc thù” khi võ sĩ wushu Dương Thúy Vi giành HCV hay đã nghẹn ngào khóc khi đội bóng đã nữ đánh bại Thái Lan để vào bán kết...

“Cảm thấy yêu nước mình hơn”

Không nói nhiều về mình, song qua câu chuyện Tuyết Mai nói về hàng ngàn công nhân hay người giúp việc tại đây xin nghỉ việc, để đi mua áo, mũ, cờ đỏ sao vàng… , cổ vũ cho các đội tuyển, nhất là bóng đá nam, cúng có thể hiểu là một tâm sự từ đáy lòng của người con Việt làm dâu xa xứ này.

Theo chị, nhờ ASIAD và đoàn TTVN mà người Việt ở đây cảm thấy yêu nước mình hơn và quan trọng, phải sống đoàn kết, gắn bó và trách nhiệm với nhau hơn.

“Chúng tôi phải cám ơn ASIAD và đoàn TTVN” - Mai xúc động nói - “Chắc chắn sau đây, người Hàn Quốc sẽ có thêm những cái nhìn tích cực hơn nhiều về cộng đồng người Việt Nam tại đây”.


Tường Nhi
Thể thao & Văn hóa cuối tuần

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm