cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Olympic Tokyo sẽ bị hủy bỏ?

21/05/2021 08:51 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - Việc Hiệp hội Hành nghề Y khoa Tokyo gửi thư cho Thủ tướng Yoshihide Suga đề nghị hủy tổ chức Olympic Tokyo một lần nữa cho thấy khả năng đăng cai Thế vận hội của Nhật Bản là chưa có gì chắc chắn. Thậm chí, nguy cơ hủy bỏ là rất lớn đối với Tokyo.

Olympic Tokyo: Chưa hết sóng gió vì Covid-19

Olympic Tokyo: Chưa hết sóng gió vì Covid-19

Tình hình dịch Covid-19 trên thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng đem đến mối lo về khả năng Olympic Tokyo mùa hè năm nay có thể không diễn ra, bất chấp những trấn an từ Ủy ban Olympic quốc tế (IOC).

Người Nhật phản đối

Khi Nhật Bản phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm virus corona lần thứ 4 và tình trạng cảnh báo ở Tokyo và các tỉnh khác vẫn được duy trì cho đến cuối tháng 5, áp lực ngày càng tăng từ các chuyên gia y tế, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và công chúng Nhật Bản khi tất cả đều yêu cầu hủy bỏ Thế vận hội.

Tuần trước, Hiệp hội Hành nghề Y khoa Tokyo, một tổ chức có khoảng 6.000 bác sĩ ở Tokyo, đã viết một lá thư kêu gọi hủy bỏ Thế vận hội, trong khi một bản kiến ​​nghị thu hút 350.000 chữ kí trong 9 ngày ủng hộ việc hủy bỏ đã được đệ trình lên ban tổ chức.

Cũng trong tuần trước, Giám đốc điều hành của công ty thương mại điện tử hàng đầu Nhật Bản Rakuten nói rằng, việc tổ chức Thế vận hội trong bối cảnh đại dịch giống như một "nhiệm vụ tự sát". Quan điểm của Rakuten là một trong những sự phản đối mạnh mẽ nhất từ ​​trước đến nay do một lãnh đạo doanh nghiệp lên tiếng.

Tuy nhiên, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) vẫn kiên quyết rằng Olympic, vốn đã bị hoãn 1 năm do đại dịch Covid-19, sẽ có thể bắt đầu vào ngày 23/7. Thậm chí, các nhà tổ chức đã phát hành một cuốn playbook, phiên bản cuối cùng dự kiến ​​vào tháng 6 tới, phác thảo một loạt các biện pháp đối phó mà họ cho rằng sẽ đảm bảo Thế vận hội có thể diễn ra một cách an toàn và bảo mật, ngay cả khi hàng nghìn vận động viên từ khắp nơi trên thế giới đổ về Tokyo.

Với Olympic Mùa đông ở Bắc Kinh chỉ còn chưa đầy một năm nữa, các quan chức khẳng định, Thế vận hội sẽ không bị hoãn và hủy bỏ sẽ là lựa chọn khả thi nhất nếu sự kiện được cho là không an toàn để tổ chức vào tháng Bảy.

Hủy bỏ sẽ như thế nào?

Trong hợp đồng của thành phố đăng cai nêu rõ thỏa thuận pháp lý giữa IOC và Tokyo về việc đăng cai Thế vận hội, trong đó IOC có quyền chấm dứt hợp đồng dựa trên "sự an toàn của những người tham gia Thế vận hội sẽ bị đe dọa nghiêm trọng hoặc gặp nguy hiểm vì bất kì lý do gì".

Theo chuyên gia pháp lý Jack Anderson, nhiều khả năng áp lực ngày càng tăng sẽ buộc các nhà tổ chức phải hủy bỏ và đó là một "quyết định chính trị", chứ không phải là một quyết định pháp lý nghiêm ngặt.

Chú thích ảnh
Nhiều người Nhật phản đối Olympic Tokyo

"Chính sự an toàn của những vận động viên, vốn là mối quan tâm hàng đầu của IOC, sự an toàn của người dân Nhật Bản, mối quan tâm hàng đầu của ban tổ chức và giới chính trị Nhật Bản sẽ là chìa khóa", Anderson, giáo sư giảng dạy Luật tại Trường Luật Melbourne ở Australia nói.

"Và đây không phải là một sự kiện thông thường chỉ diễn ra một lần. Đó rõ ràng là một sự kiện đa lĩnh vực lớn ở nhiều địa điểm khác nhau".

Ông Anderson cho biết thêm, việc chấm dứt hợp đồng với thành phố đăng cai sẽ khiến cho các rủi ro và tổn thất rơi chủ yếu vào ban tổ chức. Vì thế, ban tổ chức có nhiệm vụ đứng ra bảo hiểm cho Thế vận hội.

"Theo cách đó, sự kiện phải diễn ra", ông nói. “Nhưng tất nhiên, có những cách nó sẽ không diễn ra bởi vì đây không đơn giản chỉ là hợp đồng giữa Ủy ban Olympic quốc tế và nước đăng cai tổ chức.

"Chúng ta có các hợp đồng tài trợ, chúng ta có phát sóng, chúng ta có lòng hiếu khách, chúng ta có một phạm vi - một mạng lưới trách nhiệm pháp lí theo hợp đồng - được đặt ra ở đây. Đó là một vấn đề thỏa thuận lớn và sẽ có sự phân chia bảo hiểm lớn nếu sự kiện không diễn ra".

Theo tính toán của Reuters từ tháng 1, các công ty bảo hiểm đang phải đối mặt với khoản lỗ 2-3 tỉ USD nếu Thế vận hội bị hủy bỏ và đây là con số yêu cầu bồi thường lớn nhất từng có trên thị trường hủy bỏ sự kiện toàn cầu.

Và đối với các nhà tổ chức, tác động tài chính của việc hủy bỏ Thế vận hội, ngay cả khi có tiền bảo hiểm, là rất lớn khi gần 75% doanh thu của IOC đến từ bản quyền phát sóng.

Ông Anderson giải thích: “Ủy ban Olympic quốc tế hiện nay là một tổ chức rất giàu có. Sự giàu có của nó được xác định dựa trên tài sản chính của nó, là việc đăng cai Thế vận hội".

"Do đó, việc không có Olympic, và tác động gây ảnh hưởng đến việc tài trợ, việc phát sóng, sẽ rất lớn. Sẽ rất khó để đo lường điều đó. Nhưng tôi nghĩ anh có thể thoải mái nói rằng chỉ riêng bảo hiểm sẽ không đủ bù đắp về danh tiếng và thiệt hại về kinh tế".

Vậy còn các vận động viên?

Có thể cho rằng, chính những vận động viên đều không muốn hủy bỏ Thế vận hội. Lí do là theo Chủ tịch Điền kinh thế giới Seb Coe cho biết, 70% những người theo đuổi việc tham dự Olympic sẽ chỉ có một cơ hội để thi đấu ở sự kiện được xem là đỉnh cao trong sự nghiệp thể thao của họ.

Coe nói thêm, hủy bỏ Thế vận hội sẽ là "loại bỏ một thế hệ vận động viên đã dành hơn nửa cuộc đời trẻ trung của họ để theo đuổi khoảnh khắc này".

Chú thích ảnh
Theo Thủ tướng Nhật Bản, ưu tiên đầu tiên là sức khỏe người dân, chứ không phải Olympic

Một vấn đề khác khi nói đến các vận động viên là các quốc gia trên thế giới đang ở các giai đoạn phục hồi đại dịch khác nhau và có khả năng tiếp cận vaccine khác nhau, mặc dù Coe cho biết ông nghĩ rằng "phần lớn thế giới sẽ có mặt tại Thế vận hội".

Tuy nhiên, trước sức ép của dư luận về việc hủy bỏ việc tổ chức Thế vận hội, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga tuần trước cho biết ông "chưa bao giờ xem Thế vận hội là ưu tiên". Ông nói: “Ưu tiên của tôi là bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của người dân Nhật Bản. Trước tiên, chúng ta phải ngăn chặn sự lây lan của virus”.

Sau cùng, nếu IOC và Tokyo vẫn còn băn khoăn, Thế vận hội từng bị hủy bỏ 3 lần trước đó: Vào các năm 1916, 1940 và 1944, dù mỗi lần như vậy đều do chiến tranh thế giới.

 

3,5%

Điều ngạc nhiên là cho đến nay mới chỉ có 3,5% trong số dân 126 triệu người của Nhật Bản được tiêm vaccine ngừa Covid-19. Nên nói thêm là số ca nhiễm Covid-19 của Nhật Bản đã giảm xuống còn 3.680 trường hợp vào hồi đầu tuần, mức thấp nhất kể từ ngày 26/4 đến nay.

Mạnh Hào

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm