cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau lựa chọn thực phẩm cung cấp sức khỏe chất lượng uy tín

Dịch Covid-19: Thành phố Hồ Chí Minh lên phương án sẵn sàng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

07/07/2021 19:26 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Để sẵn sàng cho việc thực hiện giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16/CT-TTg trong thời gian tới, Thành phố Hồ Chí Minh đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án để đảm bảo đời sống sinh hoạt của người dân không bị xáo trộn và ảnh hưởng.

Ba điểm thi tại Thành phố Hồ Chí Minh phát sinh vấn đề liên quan đến dịch Covid-19

Ba điểm thi tại Thành phố Hồ Chí Minh phát sinh vấn đề liên quan đến dịch Covid-19

Trưa 7/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản thông tin về tình hình thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 vào sáng 7/7 trên địa bàn. Theo đó, tại một số điểm thi trên địa bàn Thành phố có phát sinh vấn đề liên quan đến dịch COVID-19.

Đây là khẳng định của Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong tại cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, chiều 7/7, tại Trụ sở Chính phủ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

* Hy sinh lợi ích ngắn hạn để đảm bảo sự phát triển lâu dài

Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết, ngày 7/7 là ngày thứ 72 của làn sóng dịch thứ 4, là ngày thứ 38 thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn toàn thành phố. Đến nay, thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt, chủ động nhằm kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh. Toàn thành phố đã triển khai tiêm gần 1 triệu liều vaccine, điều trị khỏi cho 857 trường hợp; truy vết, xét nghiệm, cách ly, phong tỏa cục bộ, dừng nhiều hoạt động thiết yếu và không thiết yếu.

Đến nay, 22 quận, huyện đã thực hiện phong tỏa hơn 107 điểm; một số quận, huyện áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg với 1 số phường, xã. Trong số 7.450 ca mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố, 82% các ca nằm trong các khu cách ly, phong tỏa; 4% số ca được tầm soát trong cộng đồng; khoảng 13% sàng lọc trong các bệnh viện; gần 1% số ca nhập cảnh.

“Do tính chất phức tạp của dịch bệnh, mật độ dân cư cao, mức độ giao thương lớn nên công tác kiểm soát dịch bệnh đặt ra nhiều thách thức cho thành phố, nhất là với chủng virus Dealta. Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, thành phố xác định cần xác định cần quyết liệt hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để đảm bảo sự phát triển lâu dài và an toàn cho người dân”, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhận định.

Ông Nguyễn Thành Phong cho biết, để sẵn sàng cho việc thực hiện giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16/CT-TTg thời gian tới, thành phố đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án để đảm bảo không xáo trộn, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Thành phố đã dừng hoạt động của 3 chợ đầu mối (Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức) và một số chợ truyền thống để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch nhưng chuỗi cung ứng hàng hóa của thành phố được duy trì ổn định cho người dân.

Coid-19, Covid-19 hôm nay, dịch Covid-19 Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, phương án giãn cách xã hội

Với mục tiêu hướng tới duy trì ổn định, thành phố tập trung tăng lượng hàng hóa cung ứng cho hệ thống phân phối hiện đại, dự kiến tăng dự trữ lên 120 nghìn tấn/tháng. Ngoài ra, các tiểu thương và thương nhân tại 3 chợ đầu mối sẽ tiếp nhận trung bình 4-5 nghìn tấn rau củ quả, thực phẩm tươi sống/ngày, giao dịch qua hình thức trực tuyến. Thành phố kích hoạt chương trình bình ổn thị trường, đảm bảo hàng hóa bán đúng giá cho người dân.

Thành phố cũng phát huy năng lực cung ứng của 106 siêu thị, 124 chợ truyền thống (áp dụng phương thức tem phiếu, ra vào chợ theo 1 chiều nhất định, giảm 50% số lượng tiểu thương, chợ hoạt động cách ngày…), trên 2.000 siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi và 28 điểm bán ở các địa phương. Thành phố thành lập đội tình nguyện hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn, không có điện thoại thông minh để mua sắm trực tuyến. Với hệ thống dự trữ đầy đủ hàng hóa cung ứng cho người dân, thành phố yêu cầu người dân không tập trung đông người mua sắm hàng hóa.

* Tăng cường năng lực lấy mẫu, xét nghiệm

Bên cạnh đó, Sở Giao thông vận tải thành phố đã chuẩn bị kế hoạch hoạt động giao thông vận tải trên đường bộ, đường thủy trên địa bàn, trong đó, tạm dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe ô tô, trừ các trường hợp xe vận chuyển cán bộ, nhà quản lý, chuyên gia, công nhân…; một số phương tiện chở người dân đến bệnh viện, trung tâm y tế trong trường hợp cần thiết. Thành phố đang tổ chức đội taxi sẵn sàng phục vụ cho người dân khi người dân đi cấp cứu; phối hợp với các địa phương lân cận trong việc tổ chức giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện vận tải hàng hóa được liên tục và thông suốt.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương phải đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt, không ách tắc, tạo điều kiện thuận lợi trong xét nghiệm Covid-19 cho lái xe chở hàng hoá và người đi theo xe.

Cùng đó, Thành phố Hồ Chí Minh ban hành phương án thay đổi phương thức làm việc cho các cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn, đã được áp dụng từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị 10/CT-UBND.

Thành phố giao Sở Y tế chuẩn bị kế hoạch để kiểm soát dịch ở mức cao hơn thời gian tới cùng với sự hỗ trợ của Bộ Y tế về nhân lực (10.000 cán bộ y tế, bác sĩ) và thiết bị; thành lập các đội truy vết dịch bệnh, các lực lượng tăng cường điều tra, truy vết, khoanh vùng, dập dịch theo quy trình 5 bước; tổ chức lại Tổ Covid-19 cộng đồng, Tổ an toàn Covid-19 tại các doanh nghiệp…

Triển khai kế hoạch điều trị, Thành phố Hồ Chí Minh phân tuyến 3 cấp điều trị theo mô hình “tháp 3 tầng” của Bộ Y tế; lên phương án nâng lên 20.000 giường điều trị, chuẩn bị 30.000 chỗ cách ly F1; điều tra dịch tễ qua mã QR-code. Ngoài ra, thành phố tăng cường năng lực xét nghiệm, lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho người dân có trọng tâm, trọng điểm và phải trả kết quả nhanh, nỗ lực tối đa để trả kết quả trong 12 giờ. Cùng với việc thành lập Trung tâm điều phối xét nghiệm để điều phối công tác xét nghiệm trên toàn thành phố, đến nay, các lực lượng có thể lấy được 1,3 triệu mẫu/ngày, xét nghiệm được khoảng 400 nghìn mẫu/ngày. “Không có chuyện thành phố lấy mẫu gộp 20-30, hiện chỉ thực hiện xét nghiệm gộp 10, đang thí điểm gộp 15”, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Thành phố đã thẩm định xong và tổ chức cho 43 doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao với 56.000 lao động theo phương thức vừa cách ly tại chỗ vừa sản xuất theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Coid-19, Covid-19 hôm nay, dịch Covid-19 Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, phương án giãn cách xã hội

* Tận dụng triệt để những ngày thực hiện giãn cách xã hội

Tại cuộc họp, đại diện Tổ Thông tin đáp ứng nhanh phục vụ phòng, chống dịch của Ban Chỉ đạo cho biết, qua phân tích dữ liệu dịch tễ, các nguồn lây nhiễm phát tán nhiều nhất ở các chợ, siêu thị. Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh phải khẩn trương ưu tiên xét nghiệm tất cả người tham gia cung ứng; đồng thời phải thực hiện các giải pháp để trả kết quả xét nghiệm nhanh, chính xác, xét nghiệm được đến đâu lấy mẫu đến đó.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh phải thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội đến từng gia đình, khu phố, cụm dân cư. Đối với các quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua thành phố, những xe vận tải hàng hóa chạy qua, không dừng đỗ phải được tạo điều kiện thuận lợi thông suốt.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Thành phố cần tiếp tục chuẩn bị để thực hiện giãn cách xã hội trên tinh thần nâng cao hơn một mức, thực hiện các biện pháp mạnh hơn để dập dịch sớm hơn nhưng vẫn phải đảm bảo đời sống của người dân.

Phó Thủ tướng lưu ý, khi giãn cách xã hội trên toàn thành phố, với điều kiện mật độ dân số đông, các địa phương xung quanh chưa thực hiện giãn cách xã hội toàn tỉnh/thành phố theo Chỉ thị 16/CT-TTg, các bộ, ngành, địa phương phải phối hợp chặt chẽ với Thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện tối đa trong lưu thông hàng hóa và hoạt động sản xuất.

“Phải tận dụng triệt để những ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg để khống chế các ổ dịch. Đội ngũ nhân lực chống dịch của Thành phố Hồ Chí Minh có trình độ chuyên môn cao so với bằng chung, nên cần phát huy cách phòng, chống dịch sáng tạo của thành phố. Thực tiễn còn khác so với hướng dẫn, quy định cứng, thành phố mạnh dạn thí điểm, triển khai. Tinh thần là hiệu quả trên hết”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Diệp Trương/ TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm