cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

'Eternité' của Trần Anh Hùng: Cái chết bất lực trước cái đẹp

28/09/2016 11:45 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Sự kiện Trần Anh Hùng mang bộ phim nói tiếng Pháp đầu tiên của mình -  Eternité (Vĩnh cửu) - về chiếu tại Việt Nam đã làm cho nhiều người phải sửng sốt.

Vậy là sau những những I come with the rain (2008), Rừng Na Uy (2010), sự nghiệp làm phim ở hải ngoại của anh vẫn chưa dừng lại… Chưa hết, trong “mùa Oscar” này, khi chúng ta gửi Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đi dự tuyển với cơ hội thành công được cho là vô cùng ít ỏi, thì người ta lại nhớ đến Trần Anh Hùng với Mùi đu đủ xanh (1993), bộ phim Việt đầu tiên và duy nhất được đề cử Oscar tính tới thời điểm này.

Những người hoạt động điện ảnh gốc Việt, bên cạnh Trần Anh Hùng, còn những ai nữa? Họ có thể làm nên một dòng phim gốc Việt ở hải ngoại?

Có thể gọi phim Eternité (Vĩnh cửu)của Trần Anh Hùng là một trường ca, hoặc một giao hưởng tuyệt đẹp về cõi người ta, nơi cái chết trở thành năng lượng, thành nền tảng của sự sống. Đây là một phim rất đặc biệt, công chiếu tại Pháp vào từ ngày 7/9 và tại Việt Nam vào từ ngày 9/9, nhưng chắc chắn không dành cho số đông khán giả.

Gia đình ông Arthur và bà Julie Bourgeois có 5 con gái thì 2 bị chết trẻ, còn lại Hélène, Henriette và Valentine. Dù phim chủ yếu xoay quanh cuộc đời của Valentine, nhưng cuối cùng cũng cho biết rằng từ 3 chị em gái này đã sinh ra 18 người con, 43 người cháu, 154 người chắt, 80 người chút. Trong đại gia đình này đã có vô số người chết trẻ, giống như một định mệnh khắc nghiệt, nhưng rồi sự sống cứ thế nảy nở.

Hình ảnh trong "Vĩnh cửu" chỉ có đẹp đến tuyệt đẹp

Nói như diễn viên Bérénice Bejo (vào vai Gabrielle) thì: “Trải qua 100 năm tồn tại với những sóng gió, 3 người phụ nữ trong phim vẫn sống với nhân sinh quan và tình yêu cuộc đời. Với họ, tình yêu với gia đình, sự hy sinh cho chồng và những đứa con mới là niềm vui, là lẽ sống. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù đau đớn đến đâu khi phải chứng kiến sự ra đi của người thân, họ vẫn kiên cường đấu tranh với số phận và dệt nên những câu chuyện đẹp đầy chất thơ về suy nghĩ và quan điểm sống nhân văn của mình”.

Trần Anh Hùng và nhà quay phim Mark Lee Ping Bing (Lý Bình Tân) đã rất tinh tế trong việc diễn đạt sự mâu thuẫn giữa nỗi đau mất mát và niềm tin sự sống. Đây có lẽ là lý do vì sao mà 100% con người và bối cảnh trong Vĩnh cửu chỉ có đẹp đến tuyệt đẹp. Vì không nơi nào mà cái chết vừa rình rập vừa bất lực hơn cái đẹp. Thần thoại Tây phương chẳng kể đó sao, thần chết không hề bất lực trước ai, ngoài phụ nữ mang thai, vì chính họ sẽ sinh ra sự tiếp nối, sinh ra cái đẹp bằng đời sống mới.

Trong nếp nghĩ của nhiều người Tây phương, Valentine là tên của một vị thánh về tình yêu, là ngày lễ tình nhân. Valentine vốn là một linh mục thời La Mã, thế kỷ 3, vì chống lại lệnh ngăn cản đàn ông kết hôn của hoàng đế Claudius mà bị tử hình.

Trong phim Vĩnh cửu, biểu tượng cho tình yêu chính là Valentine (do Audrey Tautou thủ vai), trải dài từ 15 tuổi đến 85 tuổi, nhưng không có một câu thoại. Tất cả cung bậc, cảm xúc tình yêu chỉ thông qua điệu bộ, ánh mắt, hoặc cùng lắm là một vài tiếng la hét. Chẳng phải tình yêu trong đời sống cũng không cần một câu thoại nào đó sao. Trần Anh Hùng đã diễn đạt tỉ mỉ, xuất sắc điều này qua cách dùng ánh sáng. Giống như nhà thơ Xuân Diệu, Trần Anh Hùng đã để “ít nhiều thiếu nữ buồn không nói”, nhưng nhẫn nại sống.

Xem phim này, nếu muốn hiểu hơn triết lý nhân sinh của nó, đương nhiên khán giả cần đọc thêm nguyên tác L'Elégance des veuves của Alice Ferney, nơi Trần Anh Hùng dựa vào chuyển thể kịch bản. Càng thú vị hơn, sách vừa phát hành tại Việt Nam, do Lê Ngọc Mai dịch, có tên là Nét duyên góa phụ (NXB Hà Nội và Nhã Nam). Đặc biệt, trong sách này có phụ lục kịch bản Vĩnh cửu, với bản dịch của Phùng Hồng Minh.

Còn nếu muốn hiểu sâu hơn nữa về sự vĩnh cửu, khán giả chắc phải đọc thêm Cội rễ của Alex Haley và Trăm năm cô đơn của Gabriel García Márquez. Cả 3 bộ tiểu thuyết này đều truy vấn cốt lõi tình yêu, sự sinh sôi và đời sống trong một gia phả học khoảng 100 năm, qua 4 - 5 thế hệ sống nối tiếp nhau.

Riêng ở khía cạnh điện ảnh, dù vẫn dùng ánh sáng để đánh mạnh vào cảm giác người xem, nhưng Vĩnh cửu gần như khác hẳn các phim trước đây của Trần Anh Hùng, nó giản dị đến thô sơ. Một trong những thách thức với người xem là thủ pháp dùng lời kể và dùng hình ảnh để minh họa cho câu chuyện, nó cứ đều đặn trôi qua, xen lẫn quá khứ vào hiện tại và tương lai. Chọn thủ pháp này có lẽ Trần Anh Hùng (sinh 1962) muốn chia sẻ cảm hứng với Alice Ferney (sinh 1961), người có lối viết khá cổ điển.

Mời độc giả đón đọc Kỳ 2: Hồi ức về giải Sư Tử Vàng Venice duy nhất của nước Việt

Văn Bảy
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm