cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa: Hiển nhiên chủ quyền Việt Nam

22/08/2013 07:13 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử khai mạc lúc 8h30 ngày 22/8/2013 tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM). Với khoảng 150 bản đồ và nhiều tư liệu quý, triển lãm một lần nữa củng cố sự thật hiển nhiên về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

Theo nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân: “Sử liệu địa dư, phương chí và địa đồ cổ trong kho tàng văn hiến Trung Quốc tính đến cuối đời Thanh chưa từng thể hiện sự xác nhận chủ quyền đối với các quần đảo trên biển Đông, ngoài Hải Nam. Trong khi đó, từ đời nhà Lê của Việt Nam, địa đồ chính thống Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư thời Hồng Đức đã xác định sự hiện diện của quần đảo Hoàng Sa. Và Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ khoảng 1834-1840 (thời Minh Mạng) đã ghi nhận các quần đảo Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa thuộc Việt Nam”.

Nhận thức mới

GS-TS Nguyễn Quang Ngọc (Phó Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam) trong ban thẩm định của triển lãm nói rằng với chừng này cứ liệu được chọn lọc và trưng bày công khai, người xem sẽ có đủ cơ sở để tự so sánh, tự tìm hiểu. Chính khả năng tự kiểm định này sẽ giúp mỗi người nhận thấy chủ quyền thực sự của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là không thể phủ nhận được.

Bản chụp lại Đại Nam nhất thống toàn đồ thời nhà Nguyễn, vẽ khoảng 1834-1840, ghi “Hoàng Sa - Vạn Lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Triển lãm cũng tiến đến việc xác lập nhiều cơ sở nhận thức mới, mà trước đây, vì vài lý do khách quan nên chưa thể nêu ra trực tiếp. Trong thông cáo báo chí, BTC đã nhắc lại  lịch sử giữ biển từ thời Văn Lang (Âu Lạc), Lâm Ấp (Chămpa) và vương quốc Phù Nam.

Sau thời Bắc thuộc, quá trình xác lập lãnh hải càng rõ ràng và mạnh mẽ hơn. Năm 1490, vua Lê Thánh Tông hoàn thành bộ Hồng Đức bản đồ, trong đó lãnh hải chạy thẳng đến núi Thạch Bi (Khánh Hòa) và biển đảo, lãnh hải khắp Đông hải (biển Đông). Quá trình xác lập chủ quyền trên biển tiếp nối qua thời các chúa Nguyễn Phúc Nguyên (đầu thế kỷ 17) và Nguyễn Phúc Chu (cuối thế kỷ 17). Đến đầu thế kỷ 18, chủ quyền lãnh hải của Việt Nam xác lập rõ ràng đến Hà Tiên và mũi Cà Mau, bao gồm các quần đảo trên biển Đông và vịnh Thái Lan.

Triển lãm cũng mạnh dạn đưa ra nhiều cứ liệu xác tín về quá trình liên tục xác lập chủ quyền của các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức… (qua các Châu bản triều Nguyễn) cho đến thời chế độ Sài Gòn. Đặc biệt các bản đồ, hình ảnh và tư liệu quan trọng của chính quyền Sài Gòn trước 1975 (như tập san Sử địa) là một nét rất mới. TP.HCM cũng bổ sung thêm nhiều hiện vật và sử liệu quan trọng mà hai triển lãm trước (ở Hà Tĩnh ngày 2/6/2013 và Hà Nội ngày 19/7/2013) chưa có hoặc chưa được trưng bày.

Một sự thật rõ ràng

Triển lãm cũng chỉ ra rằng, mãi đến năm 1909, Trung Quốc lợi dụng tình trạng Pháp thuộc của Việt Nam mới lấn chiếm Hoàng Sa và từ đó xảy ra tranh chấp lâu dài. Thế nhưng, chính các tư liệu xưa của văn hiến Trung Quốc và quốc tế đã gián tiếp cho thấy đây là một vi phạm trắng trợn.

Triển lãm cũng trưng bày bốn cuốn altas (tập bản đồ chính thức) do các nhà nước Trung Quốc xuất bản trong các năm 1908, 1917, 1919 và 1933, trong đó chính họ cũng không hề nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa. Cho nên, từ cứ liệu cổ đại cho đến hiện đại đều chứng minh được rằng: cái gọi là chủ quyền mà Trung Quốc nêu ra đối với Hoàng Sa và Trường Sa là hoàn toàn phi lý.

Trong bài viết tóm lược thành tựu nghiên cứu trong nhiều năm có tên “Sử liệu Trung Quốc viết gì về Hoàng Sa và Trường Sa?”, nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân kết luận: “Tóm lại, các địa đồ hành chính Trung Quốc từ thời Dân quốc trở về trước không hề có các quần đảo xa hơn Quỳnh Châu (Hải Nam)”.

Như Hà
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm