cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Watanya Wongopasi: ‘Người truyền lửa' cho mục tiêu giành HCV SEA Games 29 của U22 Thái Lan

10/08/2017 17:00 GMT+7 | Các ĐTQG

(Thethaovanhoa.vn) - Nữ Trưởng đoàn của U22 Thái Lan, bà Watanya Wongopasi đã có những chia sẻ trên tờ Four Four Two phiên bản Thái Lan sau hơn một năm làm quản lý cho các đội tuyển quốc gia xứ chùa vàng. “Thể thao khó hơn kinh doanh” cùng triết lý xây dựng tinh thần tập thể là những kinh nghiệm mà bóng đá đem lại cho Watanya Wongopasi.

Báo Thể thao & Văn hóa xin gửi tới quý độc giả cuộc trò chuyện giữa phóng viên Beam Warat và bà Watanya Wongopasi, nữ trưởng đoàn đầu tiên của bóng đá Thái Lan. Một "cành hoa hồng" quyền lực và giàu tình cảm của U22 Thái Lan. Người được các cầu thủ gọi bằng cái tên trìu mến: Madam Dear.

PV: Chị thường xem giải bóng đá nào khi rảnh rỗi?

Watanya Wongopasi: Tôi xem Premier League, nhưng không quá cuồng nhiệt. Tôi cố gắng duy trì việc đọc tin tức để xem có điều gì áp dụng được cho đội tuyển không. Tôi không đi sâu vào các chi tiết ở giải đấu nhưng những thông tin mới sẽ liên tục được cập nhật.

Từ một doanh nhân trẻ thành đạt, tại sao chị lại chọn chuyển sang làm bóng đá?

Khi tôi có cơ hội để trò chuyện với những người trong Liên đoàn bóng đá Thái Lan lần đầu tiên. Chủ tịch Somyot đã gọi tôi lại và nói “Hãy làm ở vị trí quản lý đội tuyển nhé?”. Tôi đã suy nghĩ về một thách thức mới. Thể thao là một câu chuyện cuộc sống rất mới nhưng cũng là cơ hội tốt để tôi cố gắng trở thành một phần của một đội tuyển quốc gia. Tôi chỉ có một lần được sống và tôi muốn thử một lần để tham gia hoạt động đó. Cơ hội này không đến thường xuyên và không thể để nó vụt qua.

Chú thích ảnh
Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Thái Lan Somyot (trái) đã tiến cử bà Watanya Wongopasi cho vị trí trưởng đoàn U21 Thái Lan năm 2016.

Trước khi làm việc ở đội tuyển quốc gia, một số CLB ở Thai League đã liên hệ với chị, tại sao chị không chấp nhận?

Nếu là một CLB, tôi sẽ càng khó chấp thuận. Bởi vì thành công ở một CLB, nó giống với thành công của cá nhân mình, nhưng nếu giúp được đội tuyển giành chức vô địch, hạnh phúc sẽ nhiều hơn vì đội tuyển đại diện cho niềm hi vọng của đất nước. Khi thành công, tất cả chúng ta đều tự hào, cả tôi, cả đội tuyển và cả các CĐV.

Làm việc trong lĩnh vực này được hơn 1 năm rồi, chị cảm thấy thế nào?

Tôi phải cố gắng học càng nhiều càng tốt. Vai trò của người quản lý đội tuyển yêu cầu rất nhiều kỹ năng trong đó kỹ năng tổ chức phải thật tốt. Bạn không nên đi sâu vào chiến thuật. Tôi trở lại nói chuyện với những người trong Liên đoàn. Tôi phải học thêm ở nhà, học từ mọi người những thứ liên quan đến bóng đá. Tôi phải giữ mọi thứ không vượt khỏi tầm kiểm soát, tôi nghĩ điều đó là tốt với đội tuyển. Nhưng tôi vẫn phải học thêm nhiều điều mới như là khoa học thể thao. Những yếu tố trong bóng đá, tôi cần tìm hiểu thêm nhiều.

Đối với chị, khó khăn lớn nhất trong công việc quản lý bóng đá là gì?

Đó là áp lực. Nếu chúng tôi chạy sự kiện, chúng tôi có thể chuẩn bị mọi thứ tốt và nằm trong tầm kiểm soát 100% nhưng bóng đá thì không như vậy. Mặc dù chúng tôi chuẩn bị rất tốt nhưng không thể trả lời tất cả các câu hỏi. Bóng đá là 90 phút trên sân cỏ, chúng tôi không thể nắm bắt toàn bộ những gì sẽ diễn ra tiếp theo.

Nếu những cầu thủ quan trọng chấn thương thì sao? Những cầu thủ khác của đội thì đang bối rối hay như vòng loại U23 châu Á 2018, thời tiết thật tệ. Những điều đó ảnh hưởng đến kết quả, nó nằm ngoài sự kiểm soát của chúng ta. Bóng đá phụ thuộc vào những nhân tố bên ngoài nữa. Những gì diễn ra đôi khi chúng ta không thể hiểu hết và chúng tôi phải đối phó với những tai nạn một cách đúng đắn.

Chú thích ảnh
Từ một doanh nhân thành đạt chuyển sang làm bóng đá, Watanya Wongopasi cảm nhận rõ những thách thức dành cho mình.

Chị có thể nói về vai trò chính của mình khi quản lý đội tuyển quốc gia?

Điều chính là quan tâm đến toàn bộ đội tuyển, duy trì ổn định và trật tự. Từ nơi ăn, nghỉ, sinh hoạt đến việc cầu thủ gặp vấn đề về sức khỏe, chấn thương. Rồi những kế hoạch mỗi năm, những trận giao hữu, cuộc đua của cả một giải đấu phải có kế hoạch và sự chuẩn bị như thế nào. Chúng tôi khởi động với việc nói chuyện cùng Liên đoàn về những giải đấu chúng tôi muốn tham dự. Những đội tuyển nào mà chúng tôi nghĩ sẽ có ích nếu đội tuyển được đối đầu. Đó là sự làm việc liên tục với Liên đoàn và các HLV, chuyên gia trong thời gian dài.

So sánh giữa bóng đá và kinh doanh, sự khác biệt giữa hai lĩnh vực này là gì?

Điểm giống nhau là đều cần kĩ năng quản lý. Giả sử, mục tiêu của Liên đoàn là vô địch SEA Games và tiến ra khỏi đẳng cấp Đông Nam Á. Tôi vẫn cần phải sử dụng kỹ năng quản lý xem chúng ta cần làm gì. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đội. Về cơ bản, nó không khác gì kinh doanh.

Điểm khác biệt là chúng tôi không biết những điều không mong đợi sẽ xảy ra ở đâu, khi nào. Bóng đá chỉ có một nửa là sự chuẩn bị, nửa còn lại là chờ xem có những vấn đề phát sinh để giải quyết ngay lập tức. Trong kinh doanh, mọi thứ thật khó để trượt ra khỏi kế hoạch, bóng đá thì không như vậy.

Trưởng đoàn ‘hotgirl’ của U22 Thái Lan xem U22 Việt Nam là đối trọng tại SEA Games 29

Trưởng đoàn ‘hotgirl’ của U22 Thái Lan xem U22 Việt Nam là đối trọng tại SEA Games 29

Thái Lan tính thâu tóm toàn bộ HCV bóng đá (nam, nữ), futsal nam và nữ tại SEA Games 29 và người Thái xem các đội tuyển của Việt Nam là đối trọng chính, đặc biệt là U22 Việt Nam đang được dẫn dắt bởi HLV Nguyễn Hữu Thắng.

Thời gian chuẩn bị cho vòng loại U23 châu Á 2018 thật vất vả, chị có cảm thấy bị căng thẳng?

Nghiêm túc thì tôi không căng thẳng vì những lời chỉ trích, nhưng căng thẳng vì sợ rằng không thể vượt qua vòng loại, hoàn thành mục tiêu đề ra. Mỗi lần đội chuẩn bị tôi đều nói với toàn đội từ ban huấn luyện, cầu thủ đến chính bản thân mình phải đạt được mục tiêu. Điều đầu tiên là vượt qua vòng loại U23 châu Á, chúng tôi đã hoàn thành. Mục tiêu tiếp theo là giành huy chương vàng SEA Games, đó là những gì chúng tôi hướng tới.

Đội tuyển bóng đá quốc gia trong suy nghĩ của chị là một tập thể như thế nào?

Chúng tôi làm việc trong cùng một đội tuyển. Và sẽ ở cạnh nhau để đi đến đích cuối cùng. Điều quan trọng nhất là tinh thần đồng đội. Đội tuyển không cần HLV tốt nhất, hoặc các cầu thủ tốt nhất. Dĩ nhiên, nếu có được điều đó thì thật hoàn hảo nhưng điều đó không đảm bảo cho sự thành công. Nếu bạn có những cầu thủ chất lượng vừa phải thôi nhưng gắn kết với nhau thành mội khối, bạn có thể đánh bại bất cứ đối thủ nào.

Chị đã hài lòng với sự chuẩn bị hiện tại của U22 Thái Lan cho SEA Games 29?

Chúng tôi còn khoảng 5 ngày để chuẩn bị cho SEA Games 29. Chúng tôi muốn có thêm thời gian nhưng hiểu rằng điều gì cũng có giới hạn. Chuẩn bị cho một giải đấu lớn cần nhiều thời gian hơn thế này nhưng đó là vấn đề chúng tôi phải chấp nhận và đối mặt.

Nếu không giành huy chương vàng SEA Games 29 thì những áp lực sẽ được giải quyết ra sao?

Không chỉ bóng đá, bất cứ VĐV Thái Lan nào tham dự giải đấu đều có áp lực trên vai. Đó là gánh nặng phải vượt qua để mang huy chương vàng về nếu bạn có thể. Đó là một sự tự hào trong cuộc sống. Nếu chúng tôi giành chiến thắng tại SEA Games, giành huy chương vàng, tôi sẽ trở thành nữ quản lý đội đầu tiên làm được chuyện đó. Điều ấy còn chứng minh phụ nữ có thể làm được mọi thứ như nam giới.

Chú thích ảnh
Watanya Wongopasi giống như một cành hoa hồng quyền lực và giàu tình cảm trong tập thể U22 Thái Lan.

Đôi nét về nữ trưởng đoàn Watanya Wongopasi

Năm 2016, bà Wongopasi trở thành nữ Trưởng đoàn đầu tiên trong lịch sử bóng đá Thái Lan khi quản lý đội U21 nước này. Năm 2017, lứa cầu thủ này trở thành đội U22 Thái Lan tham dự SEA Games 29.

Bà Watanya Wongopasi từng là một phóng viên truyền hình nổi tiếng của các kênh truyền hình Chanel 3, Chanel 5, Chanel 9 và từng được giới trẻ Thái Lan hâm mộ bởi ngoại hình xinh đẹp, khả ái của mình. Sau đó, bà chuyển sang lĩnh vực kinh doanh truyền thông và trở thành chủ tịch của tập đoàn truyền thông Spring News. Hiện tại, ngoài Spring News, bà Watanya còn là chủ tịch của tập đoàn truyền thông News Network Corp PCL.

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh

Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT) kỳ vọng việc bổ nhiệm một người phụ nữ trẻ và có quyền lực trong lĩnh vực truyền thông làm trưởng đoàn sẽ giúp tạo được hiệu ứng mạnh mẽ về truyền thông và thương hiệu cho đội tuyển cũng như giúp các cầu thủ trẻ có tinh thần phấn khích hơn

Hiếu Lương

Theo Four Four Two

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm