cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Về Thanh Hóa xem chèo thờ (Kỳ 1)

04/08/2009 14:31 GMT+7 | Phóng sự

(TT&VH Cuối tuần) - Có mặt trong hội chèo thờ tại đền Mưng (làng Mưng, xã Trung Thành, Nông Cống, Thanh Hóa), cảnh tượng lễ xuất thuyền hôm chính hội làm chúng tôi kinh ngạc, như đang sống trong một cảnh phim dã sử. Đội thuyền dời bến Đá xuôi xuống đền vua Ba, suốt 10 cây số đi đến đâu thì trên bờ, voi nan, ngựa giấy, người đeo mặt nạ, lính cầm bát bửu đi theo huyên náo cả hai bờ Lãng Giang, người dân ra xem đông nghịt đến đấy. Nhưng xem ra, còn rất ít người biết đến loại hình nghệ thuật truyền thống dân gian độc đáo này...

“Chèo cạn” giao duyên cùng “chèo nước”

Tương truyền chèo thờ Làng Mưng bắt nguồn từ một câu chuyện cảm động. Làng vốn nằm ở hữu ngạn sông Lãng Giang (xã Trung Thành, Nông Cống, Thanh Hóa). Đền Mưng thờ Thánh Lưỡng, theo truyền thuyết, Thánh Lưỡng là em của Tam Giang thần nữ tức Vua Bà. Thánh Lưỡng hy sinh anh dũng trong chiến trận. Bà chị thương em nhảy xuống sông Lãng Giang tự vẫn, xác trôi đến ngã ba nơi hợp lưu giữa sông Lãng, sông Hoàng và sông Yên thì được dân các làng vớt lên an táng tại đây, lập đền thờ Vua Bà (hiện thuộc xã Tế Tân), cúng bái vào tháng Ba âm lịch trong khoảng từ mùng Năm đến mùng Tám. Ngày mùng Tám có lệ “em đến thăm chị”: Thánh Lưỡng được rước xuống đền Vua Bà. Lệ rước bằng thuyền, dọc sông Lãng Giang dài khoảng 10km, vì vậy mà có hội chèo thờ tháng Ba (hay còn gọi là trò hát thờ).

Chèo cạn

Chuẩn bị cho một hội chèo thờ, 8 làng của hai xã Trung Thành và Trung Chính, sống quanh sông Lãng Giang (thực địa sẽ diễn ra “chèo nước” - tức hát chèo dưới nước) đã có một “cuộc họp nội bộ”, thống nhất không đánh cá giống gồm cá trôi, trắm, gáy, mè từ đầu tháng Giêng. Theo quyết định cuộc họp các làng sống xung quanh đưa ra thì nếu ai phạm luật bắt cá giống trên sông Lãng Giang sẽ bị làng phạt vạ hoặc bằng tiền hoặc phải quỳ ba ngày ba đêm sám hối trước Đức thánh Lưỡng ngũ vị thờ tại đền Mưng.
 
Đêm tá túc ở đất chèo thờ làng Mưng, chúng tôi được tận mắt thưởng lãm một buổi tập chèo cạn của các nữ quan làng Mưng chuẩn bị cho khóa chèo sẽ diễn ra vào ngày mùng 5/3 âm lịch. Trước đền Mưng, các nghệ nhân đặt một con thuyền không đáy được trang trí khá đẹp. Trong khoang thuyền là 16 nữ quan, áo quần mớ ba mớ bảy, khăn, dây xà tích của nữ chèo được là lượt cẩn thận, cứ hai người cầm một mái chèo đứng đối mặt nhau, chân nâng nhè nhẹ, bước lên rồi lại lùi xuống nhịp nhàng, khoan thai. Theo yêu cầu của “đạo diễn” (là các nghệ nhân cao tuổi từng tham gia các hội chèo Mưng xưa kia), các nữ quan phải làm sao cho khuôn mặt toát lên vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng, nụ cười cắn chỉ, mắt sáng long lanh, tay các nữ quan đưa ra nhịp nhàng rồi thì lại vuốt lại mái chèo như kiểu người dệt vải chuốt sợi. Lưng các nữ chèo phải đồng đều uốn theo mái chèo vào theo nhịp hát đồng thanh vừa phải...

Gần khuya, chúng tôi cùng bách bộ với nghệ nhân qua chợ Thượng. Tại đây đang diễn ra buổi “diễn tập hát giao duyên” giữa người trên bờ với người dưới nước (chèo chợ Thượng cũng là một phần trong khóa chèo thờ làng Mưng, diễn ra vào ngày mùng 6 và 7/3). Các thuyền nối đuôi nhau chèo lượn, dòng sông sáng rực ánh đèn, vẳng tiếng hò khoan của nữ chèo, có trống cơm đệm nhạc: “Huầy dô huầy dô ta/ Hò là dô huầy/ Cầu Quan vui lắm ai ơi/ Trên thời họp chợ dưới bơi thuyền rồng/ Ta chèo một mái sáng sông/ Áo điều áo đỏ xuống sông ta chèo... Cứ thế những câu hát “vận từ ca dao” của các nam thanh nữ tú trên bờ dưới thuyền “giao duyên” với nhau. Những câu hát chỉ nói đến thuyền, đến bến, đến sông, đến hò hẹn, đợi chờ, có những câu hát gắn với việc đề cao phận nữ chèo: “Thầy sai bát bộ tiên cung/ Ở trên tam bảo phù dung đôi đường/ Hoa tử vi dãi nắng dầm sương/ Còn như hoa quế anh thương hoa nào?/ Anh thương hoa mận hoa đào/ Còn bông hoa cúc biết vào tay ai/ Xin chàng đừng thắm chớ phai/ Thoảng thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu...”

Những điệu hát giao duyên cứ thế “quên đêm” ngân nga mãi... Và, thật bất ngờ khi chúng tôi được các cụ nghệ nhân ở đây cho biết là cứ sau mỗi khóa chèo thờ, thể nào cũng có vài, thậm chí cả chục đôi sẽ nên vợ, nên chồng qua cuộc hát giao duyên thâu đêm suốt sáng như thế này...

Buổi trình diễn trên sông

Cảnh tượng của lễ xuất thuyền vào ngày hôm sau quả thực làm chúng tôi như đang sống trong một cảnh phim dã sử. Sau mõ lệnh, các thuyền xuất phát, đi cách nhau đúng 100m (đo bằng dây thừng). Đi trước là hai thuyền phát đường, kế đến là thuyền hương án, tiếp theo là thuyền chính ngự và cuối cùng là thuyền phù giá. Đội thuyền dời bến Đá (sau đền Mưng) đến đâu thì trên bờ, voi nan, ngựa giấy, người đeo mặt nạ, lính cầm bát bửu theo hầu trò đến đấy, huyên náo cả hai bờ Lãng Giang, người dân ra xem đông nghịt. Đoàn thuyền theo dòng Lãng Giang uống lượn xuôi xuống đền vua bà (cách đền Mưng 10km), đến mỗi làng trên khúc sông thuyền xuôi qua, theo thói quen các nữ chèo lại cất lên những câu hát quen thuộc trong 28 làn điệu chèo cổ làng Mưng.

Chèo nước

Đến làng Vặng, các nữ chèo hát: “Thuyền rồng đã đến Vực Si/ Con gái lằng Vặng làm chi (làm gì) ở nhà?”. Trên bờ, con gái làng Vặng đổ ra kín bờ sông mà đối lại các nữ chèo: “Làng Vặng đang xáo cỏ cà/ Nghe tiếng thuyền chải, em ra mừng thuyền”. Đến làng Bảy (xã Tế Tân) các nữ chèo chưa kịp hát đã vội nghe người trên bờ hát mừng: “Lạy trời, lạy Phật, lạy vua/ Năm nay được mùa cho trẻ nắm xôi”. Các nữ chèo khoan hát mà thay vào đó là véo xôi trên thuyền ném lên bờ. Người trên bờ lại cởi nón, ngửa ra để hứng xôi lộc nhưng không ăn mà mang về phơi khô, bỏ lọ làm “khước”, phòng mỗi khi có bệnh tật gì lại mang ra hãm lấy nước uống.

Đến trước cửa Tam Giang (đền thờ thánh nữ Tam Giang) thì thuyền đậu lại. Lúc này, người trên bờ đông nghịt lại cất tiếng hò: “Lạy trời lạy Phật lạy vua/ Năm nay được mùa, làng họ ăn tham”. Tôi hỏi nghệ nhân Nguyễn Thị Dụng (57 tuổi) là tại sao “khán giả” lại hát vậy thì bà giải thích: “Đó là cớ để mọi người đến gần thuyền xin xôi, xé giấy dán thuyền để mang về làm khước trừ tà ma... Sau khi tế xong, các lễ vật trên thuyền sẽ được chia làm hai phần, một phần sẽ dành cho thuyền chài (làng Thủy Cơ vì có công vớt xác vua bà lên chôn cất) còn một nửa thì ai có mặt đều được tự do bốc ăn”.

Làm lễ xong, ông từ cùng các bô lão phải vào xin âm dương để rước thánh về. Trong lúc chờ đợi, làng sở tại lại hát tiếp cho đến khi nào các cụ xin được âm dương cho “chị em” chia tay nhau mới thôi.

Kỳ sau: Chèo thờ sẽ chỉ để... thờ?

Nghệ thuật hát chèo thờ

Theo tác giả Phạm Minh Khang (Sở VH-TT Thanh Hóa, nay là Sở VH-TT&DL): Nghệ thuật hát chèo thờ (hay trò hát thờ) làng Mưng là một loại hình nghệ thuật sân khấu mang tính tổng hợp với nhiều phương tiện biểu hiện khác nhau. Mỗi vở diễn đều có kịch bản riêng và dù có trình diễn bao nhiêu buổi đi chăng nữa thì cũng chỉ có bốn kịch bản: Tống Trân Cúc Hoa, Thục Vân, Tuấn Khanh, Lưu Quân Bình.

Những kịch bản này, nghệ nhân Lê Huy Dược (87 tuổi) cho biết, được kết cấu theo hình thức sân khấu tự sự, vở diễn như là kể chuyện bằng hành động, không chia màn cắt cảnh. Nhân vật chỉ cần nói một câu hoặc đi một vòng sân khấu là không gian đã luân chuyển từ nơi này sang nơi khác, thời gian và không gian đạt đến tính ước lệ rất cao. Trong hệ thống bài bản của nghệ thuật chèo thờ thường có một số làn điệu như: đường trường, sắp, vãn, sử, sa lệch, hát cách, hát nói (ngâm, vỉa, nói lối), hề và những bài không có tên gọi trong hệ thống. Mỗi làn hát trong trò hát thờ đều mang tính hoàn chỉnh như một ca khúc và tất cả chúng đều mang âm điệu của dân ca Thanh Hóa. Nghĩa là chèo thờ làng Mưng có làn điệu riêng và có đặc trưng riêng.


Chuyên mục nằm trong khuôn khổ dự án truyền thông với sự hợp tác của công ty ô tô Ford Việt Nam, nhằm tìm kiếm, khẳng định những di sản quý giá đang trong tình trạng “báo động” về sự mai một cũng như những giải pháp khả thi để gìn giữ và tôn vinh các di sản văn hóa Việt Nam.

Ngay từ bây giờ, hãy lên tiếng với những di sản văn hóa xung quanh bạn đang có nguy cơ mai một! Mọi thông tin xin gửi về Tòa soạn báo TT&VH Cuối tuần hoặc gọi số ĐT: 0912227397.
 
Yên Khương

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm