cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Lương, thưởng Tết Nguyên đán: Sự chênh lệch dễ tạo hiểu lầm

15/01/2018 11:28 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Dù Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) chưa công bố về mức lương thưởng Tết trên toàn quốc nhưng những con số thông báo từ các địa phương cho thấy nhiều doanh nghiệp "ngại" công bố mức thưởng khủng dễ tạo sự hiểu lầm.

Tuân thủ luật pháp đảm bảo quyền lợi người lao động

Tuần vừa qua ghi nhận một số cuộc đình công liên quan đến lương thưởng, nhất là thưởng dịp Tết. Cụ thể, ngày 11/1, hàng trăm công nhân nhà máy giày dép da thuộc Công ty TNHH Vienergy Ninh Bình, tại KCN Phúc Sơn (Ninh Bình) đã đồng loạt nghỉ việc tập thể để đòi các chế độ liên quan đến quyền lợi người lao động như: trợ cấp độc hại, chế độ nghỉ phép, trợ cấp tiền xăng xe… và tiền thưởng Tết.

Đến chiều 12/1, sau khi các ban ngành hữu quan tỉnh Ninh Bình làm việc với đơn vị này và thống nhất thực hiện đảm bảo quyền lợi người lao động theo quy định của pháp luật...Trong đó, về tiền thưởng Tết, lãnh đạo doanh nghiệp hứa sẽ thưởng Tết Nguyên đán cho công nhân theo các mức tùy thuộc vào thời gian làm việc của người lao động… Sau thỏa thuận đảm bảo được quyền lợi, sáng 13/1 hàng trăm công nhân nhà máy giầy dép da thuộc Công ty TNHH Vienergy Ninh Bình đã đi làm trở lại.

Còn trong ngày 12/1, gần 6.700 công nhân của 2 Công ty TNHH MTV PANKO Tam Thăng và Công ty may Moon Chang Vina (cùng đóng tại khu công nghiệp Tam Thăng, đóng tại xã Tam Thăng, Tam Kỳ, Quảng Nam), đã đồng loạt đình công cũng liên quan đến các vấn đề lương, thưởng, trong đó có lương thưởng Tết.

Chú thích ảnh
Nhiều hoạt động thiết thực mang Tết ấm đến công nhân. Ảnh: Hải Âu/TTXVN

Trước đó, đầu tháng 1/2018, Bộ LĐTBXH đã có văn bản gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường biện pháp ổn định quan hệ lao động trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Theo đó, để bảo đảm đời sống người lao động, ổn định tình hình quan hệ lao động, hạn chế tranh chấp lao động và đình công, Bộ LĐTBXH đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường tuân thủ pháp luật lao động, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp (DN), nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Trong đó, đặc biệt chú trọng kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động, nhất là trong việc thực hiện chế độ giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi, làm thêm giờ, trả lương, trả thưởng; không để xảy ra tình trạng nợ lương, nợ thưởng, nợ đọng BHXH của người lao động trong dịp Tết Nguyên đán.

Bộ LĐTBXH cũng đề nghị các tỉnh hướng dẫn các DN trên địa bàn triển khai thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động để áp dụng từ ngày 1/1/2018.

Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần phối hợp với công đoàn nắm tình hình đời sống công nhân, có biện pháp hỗ trợ kịp thời người lao động có hoàn cảnh khó khăn, phối hợp với các doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để người lao động về quê ăn tết cùng gia đình theo lịch nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất.

Các tỉnh cần chỉ đạo các ngành chức năng có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp đối thoại, thương lượng để giải quyết những mâu thuẫn phát sinh liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động; Không để xảy ra đình công kéo dài ảnh hưởng đến an ninh trật tự công cộng và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mức thưởng Tết sẽ nhỉnh hơn

Tới đầu tháng 1/2018, mức thưởng Tết của doanh nghiệp dành cho người lao động ở nhiều tỉnh, thành phố lớn trong nước đã dần được các Sở LĐTBXH công bố, trong đó, mức thưởng Tết “khủng” thường là ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và chỉ ở vài vị trí lãnh đạo. Theo đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh cao nhất 1,5 tỉ đồng. Đây là mức thưởng Tết cao nhất trong cả nước hiện nay. Mức thưởng Tết 2018 này đã vượt con số thưởng Tết 1 tỉ đồng, do một doanh nghiệp FDI chi trả tại Thành phố Hồ Chí Minh trong dịp Tết 2017.

Tại Đồng Nai, mức thưởng Tết cao nhất đạt 408 triệu đồng. Mức thưởng Tết trên cũng thuộc doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực hóa chất cơ bản ở khu công nghiệp Gò Dầu, huyện Long Thành chi trả cho người lao động.

Còn tại Hà Nội, mức thưởng Tết cao nhất là 325 triệu đồng thuộc về doanh nghiệp FDI.

Trong khi đó, trái ngược với Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, mức thưởng Tết cao nhất tại Đà Nẵng lại thuộc về một doanh nghiệp cổ phần có vốn góp của Nhà nước với mức thưởng cao nhất 300 triệu đồng vào dịp Tết Âm lịch 2018.

Còn theo báo cáo của Sở LĐTBXH tỉnh Lâm Đồng, mức tiền thưởng cao nhất dịp Tết Nguyên đán 2018 là 70 triệu đồng/người, mức thấp nhất là 300 nghìn đồng/người thuộc về khối doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp Nhà nước chi phối.

Về tình hình thưởng Tết, ông Phạm Minh Huân, nguyên thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết: Luật Lao động không có quy định về thưởng Tết. Mức thưởng Tết chủ yếu dựa vào khả năng quản trị, kết quả hoạt động và văn hóa của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên theo truyền thống, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc thưởng trong dịp Tết Âm lịch (Tết Nguyên đán) hơn là Tết Dương lịch.

Trong khi đó, theo ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), một số doanh nghiệp không muốn khoe mức thưởng "khủng" để tránh lao động hiểu nhầm, sợ có những bức xúc trong nội bộ công nhân. Theo thông tin tổng hợp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cơ bản thưởng Tết năm nay không khác nhiều và chỉ nhỉnh hơn chút so với thưởng Tết năm trước về quy mô, số lượng doanh nghiệp, mức tiền thưởng của các doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp không muốn công bố số liệu, chỉ 1 - 2 doanh nghiệp có mức thưởng Tết "khủng", công bố con số để PR. Qua khảo sát thấy đa phần các doanh nghiệp có mức thưởng Tết dừng lại ở mức 4 - 5 triệu đồng tới 20 - 30 triệu đồng/người.

Theo ông Vũ Quang Thọ, nhiều doanh nghiệp đã rút kinh nghiệm trong những lần thưởng Tết trước. Họ cũng không muốn PR nhiều để công nhân lao động hiểu lầm, sợ có những bức xúc trong nội bộ công nhân, gây đình công... Vì vậy, hiện nhiều doanh nghiệp dàn đều tiền thưởng Tết ra các tháng, các quý trong năm. Tôi ủng hộ phương án này bởi điều này giúp người lao động quản lý tài chính tốt hơn. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng chủ động hơn trong việc lên kế hoạch tài chính, không bị ùn tắc vào cuối năm.

Tổng Liên đoàn lao động cũng đang triển khai kế hoạch chăm lo Tết cho đoàn viên, công nhân lao động. Ngoài việc lo vé tàu xe cho lao động về quê đón Tết, tặng quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tổ chức chương trình vui Tết, đón xuân...

Mức thưởng Tết cao nhất ở Hà Nội là 325 triệu đồng

Mức thưởng Tết cao nhất ở Hà Nội là 325 triệu đồng

Sở Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa có báo cáo nhanh về tình hình tiền lương và tiền thưởng Tết Mậu Tuất 2018. Theo đó, mức thưởng cao nhất là 325 triệu đồng, thuộc về một doanh nghiệp FDI.

Theo XC/Báo Tin tức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm