cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Đối đầu Việt Nam - Thái Lan: 7 năm như cái chớp mắt

09/10/2015 18:00 GMT+7 | Các ĐTQG

(Thethaovanhoa.vn) - Đêm 28/12/2008 trên sân Mỹ Đình, phút 90+4, cú đánh đầu hoàn hảo của Lê Vinh Công đưa đội tuyển Việt Nam lần đầu lên đỉnh Đông Nam Á. Còn phía bên kia, những chiếc áo xanh đổ sập xuống, bóng đá Thái chạm tới đáy cuộc khủng hoảng mới sau thời gian dài làm mưa, làm gió ở đấu trường khu vực.

7 năm đã đi qua, giờ thì cái cực mà chúng ta cứ mãi miết xoay trong hy vọng, thậm chí là cả... tuyệt vọng lại đổi nhanh như một cái chớp mắt. Người Thái lại xếp trên, thậm chí là trên một cách đầy thuyết phục.

7 năm và lời "sấm" của Calisto

 Chúng ta lên đỉnh và rõ ràng, việc lên đỉnh bằng cách đánh bại đối thủ số 1 Thái Lan thì rõ là còn hơn cả sự sung sướng đơn thuần. Cùng với trước đó là là việc đội tuyển nam lần đầu có mặt ở tứ kết Asian Cup, đội tuyển Olympic tiến vào tới vòng loại cuối cùng Olympic Bắc Kinh 2008, giấc mơ thoát khỏi "vùng trũng" để tiệm cận với mặt bằng châu lục đã trở nên có thật qua tuyên bố của không ít những vị quan chức bóng đá lúc bấy giờ.

Tại sao là không có thật, khi cái tâm lý e sợ trước Thái Lan đã được gỡ bỏ dù chỉ qua  trận chung kết chơi hoàn toàn sòng phẳng. Đội tuyển nam quốc gia cũng chỉ qua 2 năm với một thế hệ Vàng mới đã làm nên những kỳ tích lịch sử. Còn ở trong nước, những dòng tiền tỷ từ túi doanh nghiệp ào ào đổ vào sân cỏ nội để làm nên một V-League hấp dẫn nhất khu vực - Top 50 thế giới, mặc cho cái thứ chuyên nghiệp ấy chẳng hề giống ai!


Việt Nam - Thái Lan luôn là cuộc đối đầu duyên nợ. Ảnh: Siam sport

Nhưng rồi 7 năm trôi qua ấy chúng ta đã làm được những gì để biến mục tiêu nâng tầm thành hiện thực? Ở thượng tầng là 2 kỳ Đại hội VFF với ngôi Chủ tịch được "đổi chủ" với mục tiêu - Xây nhà từ móng! Cũng ở phía trên cao ấy là sự ra đời của VPF mà thực chất là cuộc chuyển giao hoàn toàn bóng đá đỉnh cao cho giới doanh nghiệp điều hành, quản lý.

 Những thay đổi lớn trên thượng tầng mang lại hiệu quả gì? Xin miễn được đánh giá nếu nhìn vào thực tại bóng đá Việt Nam lúc này. Cái thực tại với những thất bại kéo dài từ SEA Games đến AFF Cup, bất chấp ngồi lên chiếc ghế HLV trưởng là thày ngoại hay thày nội; Là một V-League ngày càng trở nên èo uột trong cơn bão khủng hoảng tài chính, lúc doanh nghiệp còn phải lo cho chính mình hơn là lo cho bóng đá; Là những thứ bóng đá bạo lực, xấu xí và thiếu khán giả ngày càng tăng.

Nếu phải tìm điểm sáng nào đó trong suốt 7 năm qua, thì có lẽ đó là 1 lứa U19 bài bản, tài năng của HAGL cùng công tác đào tạo trẻ đã được chú trọng hơn. Chỉ có điều, đó cũng chưa hẳn đã là sự trở lại những giá trị căn bản, mà đơn giản là lúc các đội bóng lẫn cả nền bóng đá quay lại với nguồn nội lực khi túi tiền tỷ chi bóng đá đã vơi đi quá nhiều.

7 năm trước, ngay sau khi dẫn dắt đội tuyển quốc gia bước lên ngôi vô địch Đông Nam Á đầu tiên, HLV trưởng Calisto đã tuyên bố - Để có thể vươn tới tầm châu lục, bóng đá Việt Nam không thể cứ trông vào lứa cầu thủ hiện tại dù họ đang độ chín và rất tài năng mà cần sớm đào tạo đội ngũ trẻ kế cận. Lời "sấm" ấy đúng! đúng khi mà giờ này, nếu nhìn vào đội tuyển vẫn là 1 Công Vinh của 7 năm trước tiếp tục là... số 1! Lứa U19 HAGL cùng những gương mặt mới của các lò đào tạo khác có thể là niềm hy vọng tương lai, nhưng khó thành công bởi đó không phải là sản phẩm chung của cả 1 nền bóng đá.

 Nói đúng hơn, 7 năm, chúng ta chẳng là được gì. Mà không làm được gì trong thể thao có nghĩa là tụt lùi.

Bước lùi kiểu người Thái

Thực ra thì sau khi thua Việt Nam ở trận chung kết AFF Cup 2008, cuộc khủng hoảng của bóng đá Thái còn kéo dài hơn nữa. 2 năm sau, cũng ở AFF Cup tại Indonesia, đội tuyển Thái Lan thậm chí còn không nổi vòng đấu bảng. AFF Cup 2012 dù vào đến chung kết, nhưng Thái Lan lại để thua tiếp Singapore. Sân chơi SEA Games cũng chẳng là ngoại lệ khi 2 kỳ Đại hội liên tiếp vào các năm 2009 và 2011, đội bóng từng vô địch 8 lần liên tiếp trước đó còn không có mặt nổi ở vòng bán kết!

Bóng đá Thái lùi, đó là sự thật nếu nhìn vào 7 năm trước, chỉ có điều đó là bước lùi có chủ đích để họ lại tiến lên sau 7 năm. Không có nhiều thay đổi ở thượng tầng khi ngồi ghế Chủ tịch FAT (Liên đoàn bóng đá Thái Lan) vẫn là Worawi Makudi - người đàn ông kiểu "Blatter Đông Nam Á" suốt từ năm 2008 đến nay, nhưng Thái Lan nhanh chóng trở lại với việc xây dựng, phát huy nguồn nội lực.

Năm 2008, giải ngoại hạng Thái Lan (TPL) mới chính thức ra đời (sau V-League tới 8 năm) theo mô hình giải ngoại hạng Anh do chính các chuyên gia Anh tư vấn, tham gia điều hành và ngay lập tức thu được thành công đặc biệt là ở mảng khai thác thương mại. Cụ thể, sau khi Công ty Toyota bỏ ra hơn 60 tỷ đồng để gắn tên với TPL, các CLB tại Thái Lan đã có lợi nhuận ròng hàng năm từ 1,5 đến 6 triệu USD, điều mà các đội bóng Việt Nam đã "mơ" 15 lên chuyên còn chưa thấy. Không dừng lại ở đó, theo những thông tin mới nhất, bản quyền truyền hình của TPL trong 3 mùa tới kể từ năm 2016 sẽ đạt con số 150 triệu USD và các CLB tham gia TPL sẽ bỏ túi gần 2 triệu USD/mùa bóng từ nguồn này. Điều mà ở ta vẫn như con số 0.

Về chuyên môn, biến động lớn nhất của bóng đá Thái là bắt đầu nói "không" với thày ngoại sau những cái tên cực hot nhưng không thành công gồm Peter Reid (2008-2009); Bryan Robson (2009-2011) và Winfried Schäfer (2011-2013) để quay lại với cái tên từng một thời là biểu tượng - Kiatisak Senamuang!

Đáng chú ý là cựu danh thủ đang được xem là Tổng công trình sư cho những thành công mới bóng đá Thái Lan này không hề làm điều gì quá đặc biệt - Đơn giản là đặt niềm tin vào thế hệ trẻ thông qua việc tái xây dựng lối chơi kỹ thuật đặc trưng bằng thứ triết lý bóng đá tấn công của mình. Và với những gì đã gặt hái, Kiatisak còn dám gánh vác giấc mơ đưa Thái Lan lên tầm cao mới ở tầm châu lục và đoạt vé dự World Cup 2018 bằng lớp trẻ.

 Lùi 7 năm, nhưng bước tiến nhanh của người Thái thì thật đáng để kinh ngạc.

Vĩ thanh

 Những người hoài cổ hay nhắc chuyện Tuyển miền Nam trước kia đánh bại chủ nhà Thái Lan ở kỳ SEA Games đầu tiên để tiếc nuối 1 thời quá vãng. Lứa trung niên hẳn chưa quên một thời bóng đá Việt đầy khát khao vượt qua người Thái bằng thế hệ Vàng đầu tiên. Còn lúc này, với những fan trẻ, thì thắng Thái 1 trận... cũng đủ phủ nhập facebook kiểu "tự sướng".

Cuối cùng thì chúng ta phải thừa nhận, kể cả trong cuộc đối đầu tới, bóng đá Việt vẫn còn khoảng cách xa... xa bởi 7 năm đã trôi qua nhanh như cái chớp mắt trong phí hoài.

Vũ Minh
Thể thao & Văn hóa cuối tuần

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm