cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

10 điều thú vị ít biết về các giải Nobel

07/10/2015 05:51 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Trang Scientific American vừa lập một danh sách những điều liên quan tới giải Nobel mà không phải ai cũng biết.

Kể từ khi được trao lần đầu vào năm 1901, giải Nobel đã có hơn 100 năm tồn tại, với rất nhiều chuyện thú vị xung quanh.

1. Không tự do phát biểu khi nhận giải. Theo nhà khoa học Randy Schekman, người được trao giải Nobel Y học hồi năm 2013, các cá nhân lên nhận giải không thể nói lan man ngoài khuôn khổ bài phát biểu của họ. Bài phát biểu nhận giải này cũng phải được gửi trước 24 giờ tới Quỹ Nobel để người ta dịch nó sang tiếng Thụy Điển.

2. Huy chương Nobel đáng giá bao nhiêu? Nhà vật lý Leon Lederman, người giành giải Nobel vào năm 1988 do đồng phát hiện hạt neutrino, đã bán giải Nobel của ông trong đầu năm nay để có tiền chữa bệnh. Người mua, với danh tính không được nhà đấu giá tiết lộ, đã trả 765.000 USD để có tấm huy chương.


Leon Lederman đã phải bán tấm huy chương của ông để có tiền chữa bệnh

3. Bỏ tiền tấn mua huy chương để... trả lại. Tỷ phú Nga Alisher Usmanov từng trả 4,7 triệu USD để mua tấm huy chương Nobel của nhà sinh học James Watson, người được tôn vinh nhờ một công trình nghiên cứu gene di truyền. Nhưng sau đó, Usmanov đã trả lại tấm huy chương cho Watson và nói rằng số tiền ông bỏ ra mua huy chương nên được sử dụng để nghiên cứu khoa học.

4. Huy chương Nobel cũng bị chặn ở sân bay. Nhà khoa học Brian Schmidt, người giành giải Nobel Vật lý 2011 vì đồng phát hiện năng lượng tối, đã gặp khó khăn trong việc đưa chiếc huy chương của ông qua cổng an ninh sân bay.

“Hẳn bạn đã nghĩ rằng sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra nếu ai đó mang theo bên mình một giải Nobel. Đúng là đã chẳng có chuyện gì xảy ra, cho tới khi chúng tôi tìm cách rời khỏi Fargo, Bắc Dakota với chiếc huy chương và đi qua máy soi tia X" - ông nói.

5. Cuộc chơi của những ông già? Độ tuổi trung bình của những người đoạt giải Nobel, trên tất cả các hạng mục, là 59. Nhưng người đoạt giải cao tuổi nhất là Leonid Hurwicz. Ông đã 90 tuổi khi được trao giải Nobel Kinh tế vào năm 2007. Người trẻ nhất là Malala Yousafzai. Cô gái này được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 2014, khi mới 17 tuổi.

6. Tiền của tôi đâu? Trùm phát xít Adolf Hitler cấm ba người Đức đoạt giải Nobel đi nhận giải. Họ gồm Richard Kuhn (giải Hóa học 1938), Adolf Butenandt (Hóa học, 1939) và Gerhard Domagk (Y học, 1939). Sau này cả ba người đều được trao giấy chứng nhận đoạt giải và huy chương Nobel. Nhưng họ không được trao một xu tiền thưởng nào.


Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển xướng tên hai người đoạt giải Nobel Vật lý 2015

7. Khởi đầu không thuận lợi. Tháng 11/1895, nhà hóa học Thụy Điển Alfred Nobel ký vào bản di chúc cuối cùng, qua đó để lại phần lớn gia sản của ông để thiết lập giải Nobel sau khi qua đời.

Khi ấy, động thái của Nobel đã gây tranh cãi. Gia đình ông đã chống lại bản di chúc và ủy ban trao giải do ông lựa chọn từ chối thực hiện ý nguyện của người đã khuất. Phải mất 5 năm trước khi giải Nobel đầu tiên được trao.

8. Đừng bao giờ quên người thân. Khi John Bardeen đồng nhận giải Nobel Vật lý vào năm 1956, do tham gia phát triển lý thuyết siêu dẫn, còn được gọi là thuyết BCS, ông đã không đưa người thân trong gia đình tới dự lễ nhận giải ở Thụy Điển.

Quốc vương Thụy Điển đã phát hiện ra điều này và trách móc Bardeen vì không mang theo người thân. Ông đã hứa sẽ sửa sai "trong lần sau". Và ông đã giữ lời. Năm 1972, Bardeen lần thứ hai giành giải Nobel (và thành người thứ ba trong lịch sử có 2 lần nhận giải Nobel). Rút kinh nghiệm đợt trước, lần này ông đã mang theo cả gia đình.

9. Trao giải cho người chết. Những năm 1970, Quỹ Nobel quyết định rằng giải Nobel không thể được truy tặng (trước đó người ta đã tiến hành truy tặng hai lần). Tuy nhiên vào năm 2011, một người trong số các nhà khoa học giành giải Y học là Ralph Steinman đã qua đời trước lễ công bố giải thưởng 3 ngày. Do ủy ban trao giải không biết trước về cái chết của Steinman nên họ đã không rút lại giải thưởng.

10. Chờ "dài cổ" trước khi được xét trao giải. Các ủy ban trao giải Nobel thường chờ một thời gian khá dài, sau khi ai đó có phát hiện quan trọng, rồi mới xem xét trao giải cho họ. Việc này là để có thời gian thẩm định kết quả công trình nghiên cứu của họ. Thường khoảng thời gian chờ đợi kéo dài từ 20 - 30 năm. Đôi khi người ta phải chờ lâu hơn.

Năm 1966, Peyton Rous được trao giải Nobel Y học vì công trình nghiên cứu về các loại virus có thể gây ra khối u trên cơ thể người. Vấn đề là Rous đã thực hiện xong nghiên cứu từ những năm 1910 và kết quả là ông phải chờ gần 50 năm mới được trao giải. Ở chiều ngược lại, năm 1957, các nhà khoa học Chen Ning Yang và Tsung-Dao Lee được trao giải Nobel Vật lý nhờ các công trình nghiên cứu mà họ đã thực hiện xong chỉ một năm trước đó, năm 1956.

Nobel Vật lý 2015 vinh danh hai nhà khoa học Nhật Bản và Canada

Chiều 6/10 (theo giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố giải Nobel Vật lý 2015 thuộc về nhà khoa học Nhật Bản Takaaki Kajita và nhà khoa học người Canada Arthur B. McDonald nhờ chứng minh rằng các hạt cơ bản (neutrino) có khối lượng. Phát hiện này làm thay đổi khá nhiều hiểu biết của nhân loại trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ.

Tường Linh (Theo Scientific American)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm