cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Sắc xuân ngập tràn với người Dao trên đỉnh Mẫu Sơn

04/02/2011 13:24 GMT+7 | Thế giới

(Vietnamplus/TT&VH) Chiều cuối năm, hoa đào, hoa mận, hoa lau nở trắng báo hiệu một mùa Xuân đến cũng là lúc người Dao trên đỉnh Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn tất bật chuẩn bị đón tết.

Cành đào, rượu Mẫu Sơn cùng bánh kẹo, mâm ngũ quả và thứ bánh đặc trưng không thể thiếu của người Dao (Ảnh: Thái Thuần)
"Tết không bao giờ đói"


Cốc Tranh nằm về phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố hơn 30 km theo đường tỉnh lộ 4A. Trên đường tới thôn Cốc Tranh đã thấy thấp thoáng giữa vườn mận, vườn đào những tà áo, khăn mới thêu phơi trên sào nứa.

Theo chân ông Hoàng Văn Tạ, cán bộ Ủy ban nhân dân xã chúng tôi đến gia đình anh Hoàng Phúc Liêm thôn Cốc Tranh để hòa vui cái không khí đón tết của đồng bào Dao đang rất rộn rã.

Trong căn nhà của anh Liêm, mọi thứ được trưng bày khá ngăn nắp. Trên bàn thờ, gia đình cũng đã chuẩn bị đầy đủ cành đào, rượu Mẫu Sơn cùng bánh kẹo, mâm ngũ quả và thứ bánh đặc trưng không thể thiếu của người Dao.

Vừa rót nước mời khách, anh Liêm tâm sự, người Dao thường có phong tục mổ lợn cúng cả con bằng thịt sống, còn gà thì mổ xong đem bỏ vào nồi luộc chín mới cúng.

Trước khi đón giao thừa, bàn thờ của người Dao được dọn sạch, xung quanh bàn thờ tổ tiên cắm từ 5 đến 10 cây mía được chặt nguyên cây để cả lá, trên ngọn những cây mía và những chiếc bánh trưng, bánh dày được đặt lên bàn thờ tổ tiên đều cắm hoa, gắn quả, tiền giấy lên trên đó tạo sự mới mẻ chào đón năm mới và mong tổ tiên phù hộ trong năm tới gia đình luôn được bình an, ăn nên làm ra.

Sau đó, đàn ông lấy giấy màu hồng, giấy bản cắt thành từng mảnh dài khoảng 20 cm, rộng 10 cm, một đầu cắt hình chữ V để dán lên bàn thờ tổ tiên, cửa nhà, chuồng gia súc, gia cầm và tất cả các công cụ được sử dụng trong lao động sản xuất của gia đình, thể hiện lòng biết ơn và báo hiệu năm cũ đã trôi qua, năm mới đã đến, tất cả mọi người được hưởng thụ, nghỉ ngơi...

Thấy có khách, chị Hoàng Thị Lảy (vợ anh Liêm) đang chuẩn bị làm cỗ cũng vội vã chạy lên chào hỏi.

Chị giới thiệu với chúng tôi một món ăn rất riêng của người Dao, đó là “nựa lạp” (thịt lợn treo gác bếp), còn dưới bếp lửa là món “xulạp” (đầu lợn) đang sôi trong làn khói.

Theo chị, nhà nào cũng phải có hai món đặc biệt này trong ngày tết và hương vị đặc trưng trong các món ăn chính là một nét văn hóa của người dân tộc Dao nơi đây.

Giữ gìn bản sắc dân tộc Dao

Thôn Cốc Tranh có hơn 200 hộ dân sống xung quanh các mỏm đồi. Trước kia, người dân chỉ quen làm nương ngô, du canh, du cư đốt nương làm rẫy cực khổ.

Bây giờ họ đã tham canh cây lương thực, trồng cây ăn quả trong thung lũng gần nhà, họ đã làm ra nhiều tiền nhờ cây mận và bán thêm những sản phẩm cho khách du lịch.

Theo anh Liêm, đón tết này anh và cả xóm đều thấy vui vì nhà nào cùng đầy đủ heo, gà trong chuồng, hơn nữa năm vừa qua thu nhập từ hoa màu cũng khá đủ sống.

Bên bếp than hồng và chai rượu Mẫu Sơn thơm nồng, “cán bộ xã” Hoàng Văn Tạ và anh Hoàng Phúc Liêm say sưa kể cho chúng tôi nghe về tập tục đón tết của người Dao.

Không giống như người Kinh, đêm 30 tết, mọi thành viên trong gia đình đều mặc đẹp, chải tóc gọn gàng, ở nhà đầy đủ để đón năm mới. Nếu có ai trong gia đình đi ra ngoài, người Dao cho rằng người đó sẽ mang hết tài lộc của gia đình ra khỏi nhà. Ngược lại, cũng không cho người lạ vào nhà vì họ cho rằng người ngoài sẽ đem điều rủi ro, bất hạnh đến cho gia đình.

Lúc đón giao thừa, cả nhà mỗi người cầm một nén nhang lần lượt từ lớn đến bé cắm lên bàn thờ tự cầu khấn cho bản thân mình sau đó quây quần bên mâm cơm để chúc cho một năm mới sung túc và no đủ.

Sáng mồng 1 tết cả gia đình dậy rất sớm, đặc biệt là chủ nhà phải mở cửa ra khỏi nhà trước, sau đó người khác trong gia đình mới được đi ra. Người con dâu hay con gái đun một nồi nước nóng và pha vào chậu cho từng người trong nhà rửa mặt (trừ người ít tuổi hơn) để thể hiện lòng kính trọng và lòng hiếu thảo của người con đối với ông bà, cha mẹ, anh chị.

Sau khi rửa mặt xong, chủ nhà lấy những mảnh giấy bản đã được cắt sẵn phát cho mỗi người hai đến ba tờ và mỗi người một con dao. Người ta chọn giờ và định sẵn hướng, nhưng nhất thiết phải ra cửa chính và về bằng cửa phụ trong lúc trời chưa sáng hẳn, chủ nhà sách đèn dầu dẫn cả gia đình “xuất hành”.

Đi ra cách nhà khoảng 50 đến 100 mét thì dừng lại, mỗi người tìm một loại cây chặt một nhát dao vào thân cây xong dắt giấy bản lên chỗ dao chặt, vừa dắt vừa nói: "Hôm nay là ngày mùng một năm mới tôi gửi gắm mọi rủi ro, hoạn nạn của năm cũ cho cây, cầu mong năm mới gặp nhiều may mắn hơn".

Xong việc, cả nhà cùng quay về, mỗi người nhặt lấy một hòn đá đem về kê chân bàn thờ, bàn uống nước, chân giường hoặc cho vào hòm lộc. Sau đó, gia đình chuẩn bị mâm cơm để sẵn trong nhà đón khách, đó là khách đã được mời từ trước nhưng phải hợp tuổi với chủ nhà.

Mâm cơm, thức ăn đơn giản nhưng đặc biệt phải có một chiếc khay với 4 cái chén nhỏ để rót rượu mời khách (bốn cái chén tượng trưng cho một năm có bốn mùa), người khách đến nhà sẽ phải lần lượt uống hết 4 chén rượu chủ nhà mời, mỗi chén làm một hớp, uống xong người khách đó chúc gia đình: “Năm mới sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt, trâu, bò đầy chuồng, lợn, gà đầy sân, thóc, ngô đầy bồ, muốn gì được đấy, làm một được mười, gia đình hạnh phúc vẹn toàn đón tiếp xuân sau”.

Trong ngày mùng 1 tết, đặc biệt là đàn ông cũng như đàn bà, người Dao không được mặc quần áo trắng, chỉ mặc những bộ quần áo màu, họ cho rằng mặc trắng tổ tiên không ưa.

Trong 12 ngày tết, từ mùng 1 đến ngày 12 khi chưa hạ cỗ trên bàn thờ xuống thì quét nhà, rác rưởi không được hót đổ ra khỏi nhà, họ cho rằng nếu đổ rác là sẽ đổ hết lộc xuống sông, suối nên họ thu gọn để một góc nhà, sau khi đã chọn được ngày giờ tốt để hạ cỗ, họ mới đem rác ra ngoài đổ cách nhà ít nhất chừng 100 mét và đốt sạch.

Trong dịp tết, ở bản người Dao luôn sôi động bằng những hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng, đặc biệt là trong các cuộc thăm nhau khi ngồi trên mâm cỗ. Các chàng trai, cô gái thường hát cho nhau nghe như hát đối đáp, hát giao duyên.

Sau những ngày vui chơi thỏa thích, bà con người Dao lại phấn khởi bắt tay ngay vào công việc của một năm mới để chờ đón xuân sau.

Chia tay những con người nồng  hậu, giàu lòng mến khách nơi đây mà hơi rượu ngô còn nồng ở cổ, vương vấn mãi.

Anh chị Liêm vẫn không quên những lời chúc tốt đẹp nhất với khách quí và hẹn “đến hội lòng tòng cán bộ lại xuống chơi cho vui nhé”.

Đức Duy

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm