cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau sức khỏe kinh tế môi trường nguồn cung ứng cung cấp lựa chọn

02h00 ngày 8/7, Đức - Pháp: Đừng mơ mộng trước người Đức!

07/07/2016 11:57 GMT+7 | Euro 2020

(Thethaovanhoa.vn) - So với World Cup 2014, Đức thay đổi khá nhiều, và có vẻ như sức mạnh giảm đi. Tuy vậy, “Die Mannschaft” vẫn có những tố chất để tạo khác biệt trong trận bán kết với chủ nhà Pháp.

Trước người Đức, không có nhiều cơ hội để đội quân của Didier Deschamps có thể mơ mộng.

Lịch sử không đứng về Pháp

Kể từ năm 1984, EURO không dành cho các đội chủ nhà, ít nhất là với những kẻ mơ mộng chức vô địch. Năm 1988, Tây Đức đầy tham vọng giành vinh quang đã phải dừng bước ở vòng bán kết, khi thua ngược 1-2 trong khoảng 16 phút cuối. Sau đó, Hà Lan thẳng tiến đến chức vô địch. Đó cũng là lần duy nhất Hà Lan giành được một danh hiệu lớn trong lịch sử.

Tại EURO 1992, với tư cách chủ nhà, Thụy Điển mơ mộng giành vinh quang nhưng thua Đức ở bán kết. Đan Mạch là nhà vô địch giải đấu này, cho dù họ chỉ là đội đến Thụy Điển để thay thế Nam Tư cũ. Anh là chủ nhà EURO 1996 và dừng bước ở bán kết bởi Đức. Đó là trận đấu mà Anh dẫn trước ngay từ phút thứ 3, nhưng sau đó thua trên loạt luân lưu ở lượt đá thứ 6.

Bỉ thậm chí không qua vòng bảng ở EURO 2000, trong khi đồng chủ nhà Hà Lan thất bại trước Italy trong trận bán kết mà họ cho cả thế giới thấy mình đá phạt đền tệ thế nào. Ở EURO 2004, Bồ Đào Nha của thế hệ vàng Luis Figo, Rui Costa, Deco, Paulita và tài năng trẻ Cristiano Ronaldo đã thất bại 0-1 trước Hy Lạp trong trận chung kết. Điểm chung của EURO 2008 và 2012 là các đồng chủ nhà đã trở thành khán giả bất đắc dĩ ngay sau vòng bảng.

Góc Lê Thụy Hải: 'Đức sẽ thắng trong 90 phút'

Góc Lê Thụy Hải: 'Đức sẽ thắng trong 90 phút'

Bất chấp việc đội tuyển Pháp có lợi thế sân nhà và chơi tiến bộ sau từng vòng đấu nhưng HLV Lê Thụy Hải vẫn đặt niềm tin tuyệt đối vào “cỗ xe tăng Đức”.

Lần gần nhất một đội chủ nhà vô địch châu Âu là Pháp năm 1984, gắn với kỷ lục 9 bàn thắng của Michel Platini. Pháp đang mơ đến việc chấm dứt cơn ác mộng của các đội chủ nhà. Nhưng lịch sử không phải là bạn đồng hành của “Les Bleus”. Theo đó, sau 27 lần gặp nhau, Pháp chỉ biết thắng Đức (tính cả Tây Đức) trong các trận giao hữu.

Có 4 lần Pháp và Đức gặp nhau ở các giải đấu lớn, đều thuộc World Cup. Trong trận tranh hạng Ba World Cup 1958, Just Fontaine ghi đến 4 bàn, khép lại giải đấu với kỷ lục tuyệt đối 13 bàn, và Pháp đánh bại Tây Đức 6-3. Kể từ đó là cuộc chơi của người Đức. Tây Đức giành chiến thắng trên chấm luân lưu tại Tây Ban Nha 1982, trong thế trận mà Pháp liên tục dẫn trước và kết thúc 120 phút với tỉ số 3-3. Ở Mexico sau đó 4 năm, Tây Đức thắng 2-0. Họ tái ngộ nhau tại Brazil 2014, và Mats Hummels mang về bàn duy nhất cho Đức.


Bản lĩnh của người Đức

Trận bán kết thứ 2 diễn ra trong bối cảnh người Đức thiệt đơn thiệt kép. Hummels ngồi khán đài vì nhận án treo giò. Mario Gomez nghỉ hết giải vì chấn thương trong trận gặp Italy. Khedira cũng không hứa hẹn sẽ bình phục. Đội trưởng Schweinsteiger thì phải cật lực tập thể lực để hy vọng có thể đá chính. Nếu như Schweinsteiger không lấy lại thể lực 100%, Emre Can hoặc Julian Weigl sẽ đá tiền vệ trung tâm với Kroos.

Thiệt thòi là thế, nhưng bản lĩnh của Đức trội hơn. Đừng xem thường Hoewedes khi anh thay Hummels đá trung vệ. Schweinsteiger, Can hay Weigl cũng sẽ dễ dàng thích nghi trong hệ thống chiến thuật được Joachim Loew xây dựng. Người Đức chỉ ngán mỗi Italy. Sau khi đã loại Italy, Loew sẽ trở lại đội hình quen thuộc 4-2-3-1 để áp đảo Pháp bằng khả năng cầm bóng và thế trận tấn cộng.

Một khi Đức chủ động tấn công, Pháp sẽ bộc lộ nhiều vấn đề, nhất là hai cánh. Goetze và Kimmich sẽ tấn công trực diện vào vị trí hậu vệ trái của “ông già” Evra. Phía bên kia, sức trẻ và kỹ thuật của Draxler, cùng sợ hỗ trợ từ Hector, cũng sẽ khiến Sagna vất vả. Mueller có thể chưa ghi bàn, nhưng anh đủ khôn ngoan để “quậy” cặp Rami - Koscielny. Riêng Koscielny hẳn chưa quên những lần anh bị Mueller qua mặt trong các trận đấu giữa Arsenal và Bayern Munich.

Một vấn đề khác có thể khiến người Pháp tự gục ngã: Từ bỏ 4-3-3 để đá 4-2-3-1. Pháp thắng tưng bừng Iceland nhờ đá 4-2-3-1 bất đắc dĩ, khi Kante ngồi ngoài. Vấn đề là Iceland quá yếu và tự vỡ trận. Thế nên, bỏ Kante để dùng Sissoko và chơi đôi công với người Đức có thể là sai lầm lớn nhất của Deschamps. Hãy nhớ, Đức thắng 6 trong 7 trận bán kết mà đối thủ của họ là chủ nhà.

Dự đoán: 1-1 (Hiệp phụ: 1-0)

Ngọc Huy
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm