cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Xin lỗi, em chỉ là…: Bắt đầu từ sự ám ảnh

01/03/2010 09:17 GMT+7 | Văn hoá

(TT&VH Cuối tuần) - Sân khấu kịch TP.HCM đã có một mùa kịch Tết nhộn nhịp chưa từng thấy với sự góp mặt của khoảng 20 vở diễn cùng sự ra đời của nhiều sân khấu mới. Tuy nhiên, mùa kịch Tết có vẻ vẫn chưa chấm dứt khi vở kịch “bom tấn” Xin lỗi em chỉ là… của công ty V.Art đến cuối tháng Ba mới ra mắt khán giả. Chưa biết diện mạo của vở kịch sẽ như thế nào nhưng chỉ riêng việc được chuyển thể từ nguyên tác Xin lỗi em chỉ là con đĩ của tác giả Trung Quốc Tào Đình, đã “lấy nước mắt” của biết bao độc giả Việt Nam, và kinh phí đầu tư thuộc “hàng khủng” là đã đủ để Xin lỗi em chỉ là… đáng được chờ đợi.

Ông Nguyễn Hoàng Vũ, giám đốc công ty V.Art, nhà đầu tư, người đồng chuyển thể kịch bản, tổng đạo diễn và là người sở hữu bản quyền tác phẩm văn học Xin lỗi em chỉ là con đĩ tại Việt Nam đã chia sẻ với TT&VH Cuối tuần nhiều chuyện thú vị về bản quyền và quá trình xây dựng kịch bản cho vở kịch.

“Nhiêu khê” chuyện bản quyền


 Đạo diễn Nguyễn Hoàng  Vũ
* Tại sao đã chia tay sân khấu hàng chục năm trời, anh lại quyết định quay lại trong thời gian này mà lại là với Xin lỗi em chỉ là con đĩ (XLECLCĐ)?


- Một dịp tình cờ lang thang trong nhà sách, tôi bắt gặp cuốn tiểu thuyết có tựa đề khá lạ: XLECLCĐ. Đọc một mạch hết quyển sách tôi vô cùng xúc động và thích thú vì quyển sách quá hay, không phải ở chất văn học mà là ở chất kịch khi tác giả “giấu kịch” khéo quá, không tài nào đoán được tác giả sẽ dẫn dắt mình đến đâu. Từ đó tôi chỉ có một suy nghĩ đến mức “ám ảnh”: nhất định phải đưa câu chuyện này lên sân khấu kịch. Vì nhiều lý do, tôi đã chia tay sân khấu rẽ hướng sang lĩnh vực kinh doanh nhưng “lửa nghề” vẫn âm ỉ cháy và khi bắt gặp tác phẩm này thì nó lại bùng lên mãnh liệt. Và tôi biết vở kịch này sẽ mở đường cho sự “trở về” của mình.

* Anh đã có được bản quyền tác phẩm này như thế nào?

- Đầu tiên, tôi liên lạc với Trang Hạ – người đã đưa Tào Đình, một cái tên bình thường hòa lẫn trong rất nhiều cái tên trong thời đại bùng nổ văn học mạng của Trung Quốc, nổi như cồn ở Việt Nam – nhờ cô giúp tiếp cận Tào Đình. Để có được số điện thoại của tác giả XLECLCĐ tôi đã phải mướt mồ hôi vượt qua vòng “kiểm tra lý lịch” gắt gao của Trang Hạ. Tôi thuê hẳn một phiên dịch viên giỏi giúp đàm phán công việc. Sau gần một tháng giải đáp những thắc mắc về pháp lý Việt Nam về bản quyền, thủ tục chuyển nhượng… với luật sư Lý Văn Xuân, chồng và là quản lý của Tào Đình thì tôi tiếp tục bước vào một cuộc “sát hạch” nữa mà người đặt vấn đề là chính Tào Đình. Cô ta còn rất trẻ (sinh năm 1985) nhưng lại tỏ ra rất chuyên nghiệp và cần một sự đảm bảo về mục đích sử dụng tác phẩm của mình. Thế là vừa trao đổi trực tiếp qua điện thoại, vừa qua email, tôi mất thêm một tháng trời để giải trình với Tào Đình rằng Nguyễn Hoàng Vũ là ai, nhọc công tìm mua bản quyền tác phẩm của cô để làm gì, sẽ biến nó thành cái gì… và đủ thứ khác.

Khi Tào Đình gật đầu đồng ý rồi thì đến lượt tôi băn khoăn: “Làm sao chắc đây là Tào Đình thật?”. Lúc này Trang Hạ đang ở Đài Loan, tôi không liên lạc được. Tôi bèn tìm đến Công ty sách Bách Việt xin một giấy tờ nào đó có chữ ký và lăn tay của Tào Đình để đối chiếu. Và tôi chỉ yên tâm thực hiện giao dịch khi đã có trong tay bản scan hợp đồng Tào Đình đã ký với Bách Việt. Và từ cuối năm 2007, tôi là người duy nhất được quyền chuyển thể tác phẩm văn học XLECLCĐ thành kịch bản sân khấu trên toàn Việt Nam.

* Anh có thể tiết lộ số tiền đã mua bản quyền tác phẩm này?

- Tôi xin phép được giữ bí mật. Nhưng theo tôi đây là một mức giá hoàn toàn chấp nhận được, không mắc đâu (cười).

Gian nan chuyện kịch bản

* Đã có bản quyền tác phẩm trong tay từ cuối năm 2007 rồi tại sao đến nay anh mới triển khai kế hoạch?

- Có bản quyền tác phẩm rồi thì “triển khai kịch bản như thế nào?” là câu hỏi hóc búa tiếp theo tôi phải giải quyết. Nếu lấy lời trong bản dịch của Trang Hạ làm thoại cho vở kịch thì tôi sẽ phải tiếp tục mua bản quyền bản dịch này. Vậy tại sao không mời Trang Hạ tham gia vào dự án, vừa đỡ những thủ tục phiền toái, lại không ai khác ngoài Tào Đình hiểu tác phẩm bằng cô? Trang Hạ rất vui và tỏ ra háo hức được cùng tôi chuyển thể tác phẩm thành kịch bản sân khấu nhưng cô vẫn dè dặt, chưa nhận lời ngay vì: “cả đời chưa bao giờ viết kịch bản sân khấu”. Trang Hạ đã bay vào TP.HCM nửa tháng chỉ để cùng tôi trao đổi, tìm hiểu xem thế nào là một kịch bản sân khấu, thế nào là một tình huống kịch. Hiểu rõ mọi vấn đề rồi Trang Hạ mới đồng ý cùng bắt tay thực hiện. Chúng tôi vừa “đánh vật” với tác phẩm vừa cãi nhau “chí chóe” suốt ba tháng rưỡi để có được một kịch bản ưng ý nhất.


Đạo diễn Hoàng Vũ và tác giả Trang Hạ: đồng tác giả
kịch bản sân khấu Xin lỗi em chỉ là…

* Sao lại “cãi nhau”, anh và Trang Hạ có bất đồng gì à?

- Vấn đề xung đột thường xuyên là vì Trang Hạ là một nhà văn nên rất thích đặc tả tâm lý, cô cho nhân vật thoại rất nhiều, có lời thoại dài đến cả trang. Đó lại là điều tối kỵ trên sân khấu kịch và buộc lòng tôi phải cắt đi nhiều lời thoại mà cô đã tốn không ít tâm sức. Mỗi lần như vậy là cô ấy đau như bị “cắt ruột” và tranh luận rất dữ. Tôi phải giải thích nhiều lắm đó chứ. Và kết quả công việc là kịch bản của chúng tôi hết sức cô đọng, lời thoại chắt lọc đến mức không thể cắt chỗ nào được nữa.

* So với nguyên tác văn học thì kịch bản sân khấu có thay đổi gì không thưa anh?

- Sẽ thay đổi nhiều nữa là khác. Cùng chia sẻ quan điểm về các nhân vật, tôi và Trang Hạ mới thấy rất nhiều điểm sơ hở của kịch bản văn học về mặt logic cần phải xử lý lại. Ngôn ngữ kịch đòi hỏi phải thật và logic chứ không thể bay bổng, mơ hồ như ngôn ngữ văn học; mỗi nhân vật kịch phải có một lý lịch, một đời sống, một tính cách… rõ ràng chứ không thể mù mờ và chỉ hiện lên trong suy nghĩ của nhân vật trong truyện. Thế là buộc phải nảy sinh thêm những nhân vật, những tình huống kịch mà tác phẩm văn học không có. Đặc biệt trong số những nhân vật phát sinh có một nhân vật mà tôi cho là “định mệnh” khi xuất hiện một cách kỳ lạ trong giấc mơ của tôi và vô tình giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong vở kịch.

* Nghe có vẻ huyền bí quá nhỉ?

- Tôi đã nói là tôi bị vở kịch này ám ảnh mà, đến nỗi khi ngủ tôi cũng nằm mơ thấy mình đang dựng vở trên sân khấu. Trong một giấc mơ chập chờn, tôi đã bất chợt “bắt” được một nhân vật mới hoàn toàn: một ông già thổi kèn hay phát ngôn những câu tưng tửng nhưng rất giàu triết lý, ông là sợi dây liên kết mạch kịch, là chứng nhân cho những biến cố... Choàng tỉnh, tôi lập tức gọi điện cho Trang Hạ, lúc ấy là 2h sáng, nói về nhân vật. Chính Trang Hạ là người đặt tên cho nhân vật đặc biệt này là: nhát sĩ, một người mà mọi người cho là lập dị, khùng khùng nhưng cứ mở miệng ra là lại gợi mở vấn đề, mỗi lời nói của ông đều làm các nhân vật phải giật mình và đôi khi cả khán giả cũng phải gật gù, rùng mình… Đây là nhân vật mà tôi tâm đắc nhất trong vở kịch.

* Anh có phải trao đổi với Tào Đình về những thay đổi trong kịch bản không?

- Mặc dù tôi được toàn quyền xử lý kịch bản sân khấu nhưng nhưng tôi vẫn trao đổi với Tào Đình về mọi chỉnh sửa. Tào Đình cũng đã rất thẳng thắn khi chia sẻ rằng cô viết XLECLCĐ chỉ trong khoảng 4, 5 ngày, trong không gian từ nhà đến trường, từ trường về nhà, lại còn quá trẻ nên cô thực sự thiếu vốn sống và mong được giúp xử lý những sơ hở đó. Tôi ví đường đi của kịch bản này như một quy trình ngược: đi từ người trẻ nhất là Tào Đình (sinh năm 1985) đến Trang Hạ (sinh năm 1975) và cuối cùng là tôi (sinh năm 1970), từ người ít vốn sống nhất đến người “lăn lộn” khá nhiều. Mọi người có thể yên tâm rằng kịch bản sân khấu sẽ hợp lý và kịch tính hơn hẳn nguyên tác văn học.

Vở kịch Xin lỗi em chỉ là… chuyển thể từ tác phẩm văn học mạng đình đám Xin lỗi em chỉ là con đĩ của tác giả Trung Quốc Tào Đình do công ty V.Art thực hiện có vốn đầu tư 5 tỷ đồng (2 tỷ đồng cho chiến dịch PR quảng cáo). Vở kịch có sự tham gia của các diễn viên: NSƯT Việt Anh, Công Ninh, Tú Trinh, Hoàng Sơn, Thanh Hoàng, Anh Vũ, Cát Tường… đặc biệt, đảm nhận ba vai chính là ba diễn viên trẻ: Quý Bình, Ngân Khánh và Lan Phương. Vở kịch sẽ ra mắt khán giả tại nhà hát Hòa Bình vào trung tuần tháng 3/2010.


Ninh Lộc

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm