cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Loan báo thảm hoạ từ dãy Himalaya

03/03/2012 11:14 GMT+7 | Trong nước



(TT&VH) - 26 năm, với 21 lần leo lên đỉnh núi cao nhất thế giới, Apa (năm nay 51 tuổi) lại bắt đầu một sứ mạng mới nhằm thu hút sự chú ý của thế giới bởi tình trạng thay đổi khí hậu đang mang tới tác động nặng nề tại dãy Himalaya. Apa đi dọc theo chiều dài của đất nước để cảnh báo cho những người dân làng Nepal chuẩn bị đối phó với sự thay đổi.

Trước khi Apa trở thành một người leo núi huyền thoại ở Nepal, ông chỉ là một nông dân người Sherpa trồng khoai tây khiêm nhường, lao động để kiếm sống tại các cánh đồng nằm dưới chân đỉnh Everest. Cuộc sống êm đềm trôi qua cho tới một ngày, không hề có cảnh báo nào trước,  những dòng nước lũ dữ tợn bất ngờ ầm ầm lao tới và nuốt chửng nông trại của ông.

Trận lũ quét khủng khiếp đó - hình thành khi một hồ nước trên núi do nhận quá nhiều nước từ băng tuyết tan chảy, bị vỡ bờ và ào xuống - đã phá hủy các ngôi nhà, cây cầu và một nhà máy thủy điện trên đường nó đi qua. Apa nhanh chân leo lên một ngọn đồi và thoát nạn. Nhưng ít nhất 5 người hàng xóm của ông đã bị lũ cuốn trôi.

Thành “siêu leo núi” sau thảm họa

Trận lũ quét qua nông trại của Apa hồi năm 1985 đã khiến làng Thame của ông hoàn toàn không có điện, không có cầu đi lại, khiến nó bị cô lập với các thị trấn, khu chợ và trường học cạnh đó. "Tôi phải may mắn lắm mới còn sống" - Apa nói - "Nếu lũ xảy ra vào đêm, có thể chúng tôi đã bị cuốn trôi hết khi đang ngủ".

Do phải nuôi sống cả nhà, Apa đã bắt đầu mang hành lý của du khách lên núi Everest để kiếm sống. Ông làm nghề thồ hàng trước khi thành người hướng dẫn leo núi. Ông đặt chân lên đỉnh Everest lần đầu vào năm 1989, cùng một đội leo núi có thành viên là Peter, con trai huyền thoại Edmund Hillary.

Kể từ đó, Apa đã lặp lại kỷ lục 20 lần, nhận biệt danh "Siêu Sherpa" trong cộng đồng leo núi nhờ tài năng phi thường và kỷ lục không có ai sánh được này. Nhưng ông nhận thấy mỗi năm, việc lên đỉnh Everest lại trở nên nguy hiểm hơn do băng và tuyết từng bao phủ đường lên núi nay tan chảy, để lại các hòn đá trơn nhẫy, nằm cạnh các khe nứt sâu hoắm. Bản thân việc Apa leo lên Everest nhiều lần có thể khiến người ta lầm tưởng rằng chinh phục "nóc nhà thế giới" đã trở thành một chuyện quá dễ dàng. Nhưng cần biết rằng đã có hàng trăm người bỏ mạng khi cố gắng leo lên ngọn núi này. Everest vẫn là một ngọn núi hiểm ác với vô số nguy cơ có thể lấy mạng người ta như nhiệt độ cực lạnh, lở tuyết, băng rơi, chứng say độ cao, hiện tượng giảm thân nhiệt và các cú ngã.

Ngành công nghiệp leo núi đã mang lại cho Apa chơ hội mới trong cuộc sống và ông hy vọng điều này có thể xảy ra với những người đang sống tại dãy Himalaya. Nhưng để làm được vậy, môi trường ở Himalaya phải được bảo đảm.

Siêu leo núi Apa trong hành trình của ông đi khắp đất Nepal
để tuyên truyền bảo vệ dãy Himalaya

Đi khắp đất nước để cảnh báo

Apa hiện cùng đội leo núi của ông và nhiều nhà môi trường đã đi tới các ngôi làng nằm trên một quãng đường dài 1.700 km thuộc dãy núi này, nhằm đưa ra lời khuyên cho những người dân đang phải đương đầu với lũ. Họ đề nghị người dân giúp đo mực nước và khuyến cáo những ai đang sống gần các dòng chảy nguy hiểm nên đổi chỗ ở.

Trong 1/3 chặng đường kéo dài 120 ngày, ông đã thấy rất nhiều hồ nước trên núi chuẩn bị vỡ bờ. "Nếu sự cố xảy ra lần nữa, sẽ rất nhiều người dân làng bị cuốn trôi, bị mất mạng" - ông nói khi dừng chân nghỉ lại tại Tatopani, một làng du lịch gần với biên giới Tây Tạng.

Vấn đề là cảnh báo của Apa không phải là thì tương lai xa. Hiện đang có hàng ngàn hồ nước như vậy tồn tại trên dãy Himalaya, biến các vùng chân núi và nằm gần các con sông ở đây trở thành những khu vực cực kỳ nguy hiểm, đe dọa tính mạng của hàng triệu người thuộc 7 quốc gia sống xung quanh dãy núi khổng lồ.

Riêng tại Nepal đã có ít nhất 20/2.300 hồ băng kiểu này có nguy cơ vỡ bờ. Nguyên nhân do phần bờ của các hồ nước này rất yếu, do chúng chỉ toàn đá và đất vụn, kết nối với nhau chỉ nhờ chút trọng lực của trái đất. Dọc theo dãy núi hùng vĩ này, hàng chục hồ nước khác cũng đang lâm vào tình trạng nguy hiểm khi nhiệt độ tăng cao hơn và băng tuyết trên núi tan chảy nhanh hơn.

"Bởi nhiệt độ toàn cầu đang ấm lên nhanh, phần lớn những hồ nước này đang phình ra quá nhanh" - Pradeep Mool, một chuyên gia về ảnh vệ tinh, người đang làm việc tại Trung tâm Quốc tế về phát triển Bền vững Vùng núi có trụ sở ở Nepal nhận xét. Nhiệt độ toàn cầu đã tăng lên 0,6 độ C trong thế kỷ 20, dẫn tới một thập kỷ ấm nhất từng được ghi nhận trong giai đoạn 2000 - 2009.

"Cộng đồng toàn cầu dường như không hiểu rõ vấn đề. Các chính trị gia, báo chí, cộng đồng khoa học, họ đang nói các ngôn ngữ khác nhau về thay đổi khí hậu" - Mool cho biết - "Nhưng bảo vệ các cộng đồng địa phương, cuộc sống và tài sản của họ, nên là mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người".

Để minh họa, Mool cho biết hồi năm 1998, một trận lũ do vỡ bờ đã xảy ra ở hồ Tam Pokhara, phía Nam Everest, làm 2 người chết và phá hủy 6 cây cầu. 7 năm trước đó, 1 người đã chết khi hồ Chuberi ở Đông Bắc Kathmandu bất ngờ vỡ bờ. Còn năm 1981, trận lũ quét do vỡ bờ một hồ nước nằm ở Tây Tạng đã khiến 5 người Nepal thiệt mạng.

Sống chung với tai hoạ trên núi

Tới nay tất cả những gì các cộng đồng người nghèo khổ này có thể làm trước thiên nhiên nguy hiểm là chờ đợi, cầu nguyện và tháo chạy khi nước lũ tới.  Một số cộng đồng có lắp các hệ thống báo động, nhưng nó chỉ cho họ vài phút cảnh báo rằng lũ đang tới và phần lớn người dân thì ở quá biệt lập để được cứu trong tình huống khẩn cấp.

Việc hút nước khỏi các hồ nguy hiểm lại không hề dễ dàng. Chúng nằm ở độ cao quá lớn để có thể đưa các cỗ máy hạng nặng tới và tạo ra các dòng chảy an toàn. Nhiều người dân làng đơn giản là quá nghèo để đổi chỗ ở. Ngoài ra việc rời quê cha đất tổ là chuyện khó chấp nhận với họ. Họ cũng cần nguồn nước để trồng trọt và nấu nướng. Và phần lớn các du khách phương Tây mà dân làng hy vọng sẽ bán được nước chè, quà tặng và các kỷ vật khác, lại thường đi dọc theo những con đường nằm cạnh các dòng chảy nguy hiểm.

Với những người quyết tâm bám trụ ở vùng nguy hiểm này, Apa tin rằng họ còn rất nhiều việc phải làm. Trước tiên, họ sẽ phải tạo các tuyến đường mới để phục vụ du khách phương Tây lên đỉnh Everest, bởi các tuyến đường cũ đã xuống cấp nghiêm trọng. "Chúng ta cần phải hành động ngay, thay vì chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài" - Apa nói và đánh giá việc này sẽ giúp bảo vệ ngành công nghiệp du lịch, nền tảng tốt nhất giúp người dân quanh dãy Himalaya có tương lai tốt hơn - "Một khi du khách tới đây, chắc chắn họ sẽ mang tới việc làm và nguồn thu nhập cho dân làng".

Tường Linh (Theo AP)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm