cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Torres lại bỏ lỡ khó tin: Một 'Shevchenko' nữa ở Stamford Bridge?

29/07/2014 08:27 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Fernando Torres lại một lần nữa nối dài nỗi thất vọng khi bỏ lỡ cơ hội ăn bàn mười mươi ở trận giao hữu của Chelsea với Olympija. Liệu Chelsea cũng như HLV Jose Mourinho còn kiên nhẫn với anh đến bao giờ nữa?

Chelsea vốn chưa bao giờ là mảnh đất lành với các chân sút. Trong 10 năm trở lại đây, ngoại trừ Didier Drogba để lại dấu ấn, thì đội chủ sân Stamford Bridge chỉ biết ngậm đắng nuốt cay với những sự bổ sung cho hàng công.

Mảnh đất chết của các chân sút

Họ từng bỏ ra tới hơn 80 triệu bảng để chiêu mộ Andriy Shevchenko và Fernando Torres, những cầu thủ được cho là đủ khả năng để khủng bố các hàng thủ ở Premier League. Rốt cuộc họ chỉ làm buồn lòng những cổ động viên Chelsea.

Cả hai đều không ai nổ súng đều đặn. Shevchenko chỉ đem về vỏn vẹn 22 bàn trong 77 trận thi đấu cho Chelsea, đạt hiệu suất 0,28 bàn/trận. Torres cũng chả khá hơn là bao, khi có được 45 bàn sau 172 trận ra sân dưới màu áo đội chủ sân Stamford Bridge, hiệu suất trung bình đạt 0,26 bàn/trận.

Nếu bạn cân đo đong đếm số tiền bỏ ra với số bàn thắng và số lần ra sân giữa Shevchenko và Torres, thì Torres phần nào đó có chút nhỉnh hơn. Chelsea đã tốn tới gần 400.000 bảng cho mỗi lần ra sân của Shevchenko, trong khi con số này của Torres chỉ là 290.000 bảng. Trong khi đó, mỗi bàn thắng Torres ghi được chỉ khiến Chelsea tiêu tốn 1,12 triệu bảng, còn con số này với Shevchenko là nhiều hơn, lên tới hơn 1,36 triệu bảng.

Thế nhưng dù thế nào, trường hợp của Shevchenko vẫn có những điểm đáng nhận được sự thông cảm. Cựu tiền đạo người Ukraine chỉ có đúng một mùa giải gắn bó với Chelsea dưới triều đại Jose Mourinho, trước khi anh dần bị gạt bỏ. Ở mùa 2006-07, anh ra sân 30 trận cho đội chủ sân Stamford Bridge, trong khi đó mùa giải kế tiếp số trận giảm xuống chỉ còn 17 do cầu thủ này mắc chứng thoát vị. Hơn thế nữa, Shevchenko chuyển đến thi đấu từ Serie A, giải đấu có sự khác biệt rõ rệt về phong cách thi đấu so với Premier League. Mà anh lại không có được một khoảng thời gian để làm quen với môi trường mới.

Torres, còn ở lại đến bao giờ?

Trong khi đó, câu chuyện của Torres lại hoàn toàn khác. Anh được ưu ái về cơ hội thi đấu, khi số lần ra sân ở Premier League trong ba mùa giải đã qua đều ở mức trên dưới 30 trận (32 trận mùa 2011-12, 36 trận mùa 2012-13 và mùa trước là 28 trận). Đó là chưa kể cầu thủ này còn được tạo điều kiện thích nghi ở nửa cuối mùa 2010-11, với 14 lần xuất hiện tại Premier League.

Việc cần thời gian thích nghi là quá thừa thãi với Torres, một người đã có 4 năm chơi bóng cho Liverpool. Đó là khoảng thời gian đủ để anh cảm nhận về văn hóa cũng như bóng đá xứ sương mù.

Hơn thế, những tín hiệu lo ngại cho thương vụ của Torres cũng không phải là không có. Anh chưa bao giờ ghi quá 20 bàn khi còn khoác áo Atletico Madrid ở La Liga, và mới chỉ lần vượt qua cột mốc đó trong gần 4 năm gắn bó với Liverpool, đó là mùa giải 2007-08, mùa bóng đầu tiên tại sân Anfield. Vụ chuyển nhượng Torres, vì thế, có vẻ như đã bị làm giá. Có một giả định cho rằng dường như Roman Abramovich muốn dùng sức mạnh tiền bạc để dằn mặt Man City, lúc đó vẫn đang là thiếu gia mới nổi, cũng như phần còn lại của Premier League. Dù nó có đúng hay không đi chăng nữa, thì cái giá phải trả cho vụ Torres, cả về mặt tài chính lẫn cấu trúc của Chelsea, cao hơn hẳn so với Shevchenko.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là với một chân sút vô dụng như thế, tại sao Chelsea vẫn giữ anh lại, khi Mourinho đã mua Diego Costa và đem Didier Drogba trở lại? Còn với Fernando Torres, nếu anh cứ tiếp tục mãi an phận thủ thường ở Stamford Bridge, rất có thể tương lai quốc tế của tiền đạo người Tây Ban Nha sẽ sụp đổ. Mà Torres giờ đã 30 tuổi, thế nên anh không còn nhiều thời gian để sửa chữa nữa.

0,26 Torres chỉ có được 45 bàn sau 172 trận ra sân dưới màu áo đội chủ sân Stamford Bridge, hiệu suất trung bình đạt 0,26 bàn/trận.

22 Mùa giải 2012-13 là thời điểm Torres thi đấu tốt nhất với 22 bàn thắng, nhưng chỉ 8 trong số đó được ghi tại Premier League

0,28 Shevchenko chỉ đem về vỏn vẹn 22 bàn trong 77 trận thi đấu cho Chelsea, đạt hiệu suất 0,28 bàn/trận.


Đức Hùng
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm