cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Bài học không được phép lãng quên

11/11/2018 17:00 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Đúng 11 giờ Paris ngày 11/11/1918, Chiến tranh Thế giới thứ nhất được tuyên bố kết thúc bằng một hiệp định đình chiến, khép lại một trong những cuộc chiến quy mô nhất và tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, cướp đi sinh mạng của hơn 18,6 triệu người và khiến khoảng 60 triệu người bị thương.

Ba Lan yêu cầu Đức bồi thường thiệt hại trong Chiến tranh thế giới thứ 2

Ba Lan yêu cầu Đức bồi thường thiệt hại trong Chiến tranh thế giới thứ 2

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda ngày 28/10 nhắc lại yêu cầu đối với Đức về việc đền bù thiệt hại mà Đức quốc xã đã gây ra với Ba Lan trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Thông báo được đưa ra vài ngày trước thềm một cuộc hội đàm giữa chính phủ hai nước.

Tròn 100 năm sau, các sự kiện tưởng niệm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất được tổ chức trọng thể tại nhiều nơi trên thế giới, mà đỉnh điểm là buổi lễ ở Paris diễn ra đúng 11 giờ (18 giờ Việt Nam) ngày 11/11 với sự tham gia của khoảng 80 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (Em-ma-nuy-en Ma-crông), Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin)... 

Nếu nhìn lịch sử từ những con số, thì Chiến tranh Thế giới thứ nhất, bắt nguồn từ mâu thuẫn lợi ích giữa các đế quốc lớn ở châu Âu, mở đầu ngày 28/7/1914, khi đế quốc Áo-Hung tuyên chiến với Serbia. Dù trên lý thuyết đây là cuộc cạnh tranh giữa hai khối quân sự kình địch gồm khối liên minh trung tâm Đức- Áo-Hung và khối Hiệp ước Anh-Pháp-Nga, với các đế quốc lớn như Anh, Đức, Pháp, Đức, Nga, đế chế Áo-Hung và Ottoman (tiền thân của nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), song trên thực tế, gần 70 nước đã bị lôi kéo vào cuộc chiến dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có Italy năm 1915 và Mỹ năm 1917. Tính tổng cộng có tới trên 800 triệu người, tức hơn một nửa dân số thời kỳ đó ở các nước được coi là tham chiến. 

Từ 20 triệu người được các bên tham chiến huy động lúc chiến tranh bùng nổ, khi xung đột leo thang và lan rộng, con số đã tăng nhiều lần, lên tới 70 triệu người. Đông nhất là Đức, 13 triệu người, tiếp đó là Áo-Hung 9 triệu, bằng với số quân của Anh (bao gồm cả quân từ các thuộc địa, phần lớn là Ấn Độ). Với quy mô như vậy, đây là lần đầu tiên thế giới biết đến một kiểu chiến tranh tổng lực, diễn ra ác liệt trên bộ, trên không, trên biển. Cũng lần đầu tiên, vũ khí hóa học đã được sử dụng quy mô lớn khi lực lượng Đức dùng khí chlorine tấn công tại Bỉ năm 1915. 

Chú thích ảnh
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (thứ 2 phải) và Thủ tướng Đức Angela Merkel (thứ 2 trái) đặt hoa tại lễ kỷ niệm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất ở Compiègne, Pháp, ngày 10/11/2018. Ảnh: AFP/TTXVN

Mức độ tàn khốc của cuộc chiến kéo dài 52 tháng này còn được tính bằng hàng triệu người thiệt mạng, hàng triệu người bị thương, chưa nói tới hơn 3 triệu người bị chiến tranh làm cho góa bụa và 6 triệu người mồ côi, trên 10 triệu người phải tị nạn. Ít nhất 10 triệu binh lính tử trận, hơn 8 triệu dân thường thiệt mạng. Thậm chí, trong ngày cuối cùng của cuộc chiến, trước khi văn kiện đình chiến được ký trên một toa tàu hỏa vào lúc 5h10 phút ở một cánh rừng tại thành phố Compiègne (Com-pi-e-nhơ) của Pháp, con số người thiệt mạng, bị thương và mất tích được thống kê là 11 triệu người.  

Sau gần 4 năm, Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc với thắng lợi thuộc về phe Anh-Pháp-Nga và đồng minh, song nó để lại hậu quả khủng khiếp và tang thương. Ngoài mất mát về người, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy... ở châu Âu đều bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỷ USD.. Tương quan lực lượng giữa các cường quốc đã thay đổi rõ rệt, các nước tư bản ở châu Âu đều bị suy yếu, trong đó có hai nước tư bản lâu đời là Anh và Pháp.

Đế quốc Đức và Áo-Hung bại trận. Hệ thống Hiệp ước Versailles và sau đó là Hệ thống Hiệp ước Washington ra đời với mục đích tổ chức lại thế giới thời hậu chiến sao cho phù hợp với tương quan lực lượng mới, song thực chất là các đế quốc phân chia lại thuộc địa, cũng như xác lập lại sự áp đặt, nô dịch đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.

Tuy nhiên, cuộc phân chia lại lợi ích và ảnh hưởng sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã không hóa giải được những mâu thuẫn gốc rễ, mà còn làm cho những mâu thuẫn đó trở nên trầm trọng hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ Hai bùng nổ năm 1939.  

Đánh giá về cuộc chiến này, Tiến sĩ Khoa học lịch sử Nga Natalia Narochnitskaya (Na-ta-li-a Na-rô-snít-xcai-a) cho rằng nguyên nhân gây ra Chiến tranh Thế giới thứ nhất bắt nguồn từ việc các đế quốc cạnh tranh với nhau để gây ảnh hưởng, để tranh giành thị trường và tiếp cận đường biển.

Đây có thể coi là kết quả của sự phát triển kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản thế giới từ cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX, lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Tham vọng tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc tất yếu dẫn đến chiến tranh để chia lại đất đai trên thế giới, đặc biệt tại các nước thuộc địa. Tham vọng quyền lực chiến lược, mâu thuẫn lợi ích càng khiến các bên bị kéo vào vòng chiến. 

Tìm thấy xác tàu của Italy bị bắn chìm trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất

Tìm thấy xác tàu của Italy bị bắn chìm trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất

Gần một thế kỉ nằm dưới đáy biển do bị tàu ngầm của quân đội Đức bắn chìm, tàu chở hàng Tripoli của Italy vừa được Hải quân nước này tìm thấy trong chiến dịch tìm kiếm ở ngoài khơi Địa Trung Hải.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin thì nói rằng cuộc chiến này là một bi kịch, nhắc nhở nhân loại về những hậu quả khi sự thù địch và lòng ích kỷ, cũng như tham vọng quá mức của những người đứng đầu nhà nước và giới thượng lưu chính trị được đặt cao hơn lương tri.

Nhà lãnh đạo Nga lo ngại rằng nhân loại đã lãng quên bài học từ cuộc chiến tranh 100 năm trước, trong bối cảnh tình hình hiện tại trên thế giới đã và đang diễn biến hết sức phức tạp và tham vọng tranh giành địa chính trị trở nên quyết liệt hơn.

Mâu thuẫn lợi ích vẫn là nguyên nhân của căng thẳng và đụng độ, chủ nghĩa bá quyền và tư duy nước lớn, phớt lờ lợi ích của các nước khác, vẫn tồn tại, xung đột vũ trang vẫn là câu chuyện thường nhật, bom đạn vẫn rơi và máu vẫn đổ ở nhiều khu vực chiến sự, thậm chí thế giới đôi lúc đã trong tình trạng "bên bờ vực chiến tranh". Những vấn đề dân tộc cực đoan, khác biệt tôn giáo... đang trở thành "quân bài" để kích động xung đột, mâu thuẫn, mà trong một thế giới hiện đại, công nghệ phát triển như hiện nay, đây hoàn toàn có thể là mầm mồng cho một cuộc chiến tranh toàn cầu với sức hủy diệt tàn khốc.

"Bóng ma" Chiến tranh Thế giới thứ nhất có thể lùi xa từ 100 năm trước, song bài học xương máu của nó thì còn nguyên giá trị.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm