cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Giá vàng hôm nay: Cẩn trọng trước sự nhảy nhót của giá vàng

29/07/2020 07:36 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Giá vàng hôm nay, Thethaovanhoa.vn cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường về giá vàng trong nước và quốc tế.

Giá vàng hôm nay 31/7 có lên mốc cao kỷ lục?

Giá vàng hôm nay 31/7 có lên mốc cao kỷ lục?

Giá vàng hiện cao hơn khoảng 28,8% (438 USD/ounce) so với đầu năm 2020. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 55,5 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 2,1 triệu đồng so với giá vàng trong nước.

Giá vàng trong nước

Chốt phiên giao dịch ngày 28/7, vàng trong nước quay đầu giảm giá theo đà lao dốc của vàng thế giới, vàng SJC đã tuột khỏi mốc 58 triệu đồng/lượng.

Chốt phiên giao dịch ngày 28/7, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 55,90 – 57,40 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 600.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 700.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với mở cửa phiên giao dịch cùng ngày. Chênh lệch giá mua – bán hiện là 1.500.000 đồng/lượng.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Gia vang, Giá vàng 9999, giá vàng 29/7, bảng giá vàng hôm nay, bảng giá vàng, gia vang 9999, gia vang 29/7, giá vàng trong nước, giá vàng PNJ

Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào – bán ra ở mức 55,25 – 56,95 triệu đồng/lượng, giảm 1.100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 900.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch ngày 27/7. Chênh lệch giá bán hiện cao hơn giá mua 1.700.000 đồng/lượng.

Giá vàng thế giới

Đêm 28/7 giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.943 USD/ounce. Vàng giao tháng 8 trên sàn Comex New York ở mức 1.954 USD/ounce.

Giá vàng hiện cao hơn khoảng 27,7% (422 USD/ounce) so với đầu năm 2020. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 55,0 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 2 triệu đồng so với giá vàng trong nước.

Vàng thế giới vẫn trong xu hướng đi lên cho dù vừa chinh phục thành công mức cao lịch sử 1.920 USD/ounce ghi nhận cách đây gần một thập kỷ. Thế giới bất ổn khó lường tiếp tục hỗ trợ vàng.

Mặt hàng kim loại quý tiếp tục trở lại với đà tăng dữ dội ghi nhận trong hơn 1 tuần qua sau khi giới đầu tư đón nhận thông tin chỉ số niềm tin tiêu dùng tại Mỹ trong tháng 7 thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Gia vang, Giá vàng 9999, giá vàng 29/7, bảng giá vàng hôm nay, bảng giá vàng, gia vang 9999, gia vang 29/7, giá vàng trong nước, giá vàng PNJ

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ trong tháng 7 giảm xuống 92,6 điểm, so với mức 98,3 điểm trong tháng trước đó. Các nhà kinh tế trước đó dự báo con số này là 94,5 điểm.

Hiện tại, người tiêu dùng Mỹ ít lạc quan về triển vọng nền kinh tế số 1 thế giới trong ngắn hạn.

Niềm tin giảm mạnh tại nhiều bang như Michigan, Florida, Texas và California sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại các khu vực này.

Vàng tăng giá còn do giới quan sát thị trường dự báo xung đột Mỹ-Trung có thể chuyển sang một giai đoạn mới, một cuộc chiến về vốn và cuộc chiến này có thể tác động tiêu cực đến đồng USD.

Trên Kitco, theo Bridgewater Associates, chính sách tài khóa nới lỏng của Mỹ và sự xa cách về ý thức hệ đang đẩy đồng USD suy giảm.

Vàng được đánh giá đã tăng giá quá nóng thời gian gần đây. Tuy nhiên, mặt hàng này vẫn được dự báo còn dư địa để lên tới mốc 2.000 USD/ounce trước khi cũng cố vững chắc trở lại.

Vì sao giá vàng "nhảy múa" giữa lúc đồng USD hụt hơi?

Từng được coi là nơi trú ẩn an toàn trong đại dịch, đồng bạc xanh của nước Mỹ đang đứng trước nguy cơ mất giá so với các đồng tiền khác, giữa bối cảnh virus SARS-CoV-2 vẫn đang hoành hành tại “xứ cờ hoa”, khiến giới đầu tư lo ngại nền kinh tế nước này sẽ hụt hơi so với chuyển động toàn cầu.

Trong khi đó, mức thâm hụt ngân sách ngày càng cao của nền kinh tế lớn nhất thế giới, vốn phải được chi trả bằng các khoản nợ trong tương lai, khiến chỉ số đồng USD hướng tới tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2011.

Trước đó, trong tháng 3/2020, đồng tiền dự trữ thế giới này đã tăng vọt lên mức cao nhất của hơn ba năm khi đại dịch COVID-19 bắt đầu lan sang Mỹ. Tuy nhiên, khi cả thế giới quay về "trạng thái bình thường mới", đồng tiền này đã nhanh chóng giảm xuống mức thấp nhất của hai năm.

Các chuyên gia phân tích chiến lược cho rằng sự trượt giá của đồng USD xuất hiện khi Mỹ tỏ ra "yếu thế" trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Cùng với đó, một số chuyên gia cũng cho rằng đà phục hồi kinh tế của nước này đang hụt hơi so với các khu vực khác của thế giới, bao gồm cả châu Âu. Có thể nói, sự đảo chiều của đồng bạc xanh là kết quả của xu hướng gia tăng thâm hụt ngân sách và môi trường lãi suất cực thấp của nước Mỹ.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Gia vang, Giá vàng 9999, giá vàng 29/7, bảng giá vàng hôm nay, bảng giá vàng, gia vang 9999, gia vang 29/7, giá vàng trong nước, giá vàng PNJ

Marc Chandler, chiến lược gia thị trường tại Bannockburn Global Forex, cho biết tâm lý dè chừng đối với đồng USD đang được nhân rộng, không chỉ ở các quốc gia mà còn ở những đối tượng tham gia thị trường khác, như các nhà quản lý tài sản, các nhà đầu cơ hay các tổ chức tài chính.

Kể từ đầu tháng 7/2020, đồng USD đã để mất 4,9% so với đồng euro, sau khi có một số thông tin cho rằng nền kinh tế Liên minh châu Âu sẽ vượt trội so với kinh tế Mỹ. Đồng bạc xanh trong cùng thời kỳ đó đã giảm 2,5% so với đồng yen, 6,4% so với đồng krona của Thụy Điển và 4% so với đồng đô la New Zealand (Niu Di-lân). Tại các thị trường mới nổi, đồng real của Brazil đã tăng hơn 6% và đồng peso Mexico tăng 4,9% so với đồng USD. Trong khi đó, đồng nhân dân tệ Trung Quốc chỉ tăng khoảng 1% so với đồng USD.

Chỉ số đồng USD, thể hiện tương quan giữa đồng tiền của Mỹ so với rổ tiền tệ, đã giảm 3,77% trong tháng Bảy, qua đó ghi dấu mức giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 4/2011, với mức giảm 3,85%.

Jens Nordvig, Giám đốc điều hành (CEO) của hãng đầu tư Exante, cho biết đồng USD đã mạnh lên trong sáu năm qua và giờ là lúc đồng tiền này bắt đầu điều chỉnh. Chuyên gia này hy vọng tỷ giá giữa đồng euro và USD sẽ đạt ngưỡng 1,20 USD đổi 1 euro trong thời gian tới và sau đó quay về ngưỡng 1,30-1,35 USD/euro.

Trong khi đó, thâm hụt ngân sách của nước Mỹ đang lớn hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Thâm hụt ngân sách liên bang hiện được ước tính ở ngưỡng cao kỷ lục 2.700 tỷ USD trong chín tháng đầu của tài khóa 2020, khi Washington phải đối phó với virus SARS-CoV-2. Xu hướng này có thể tiếp diễn trong tương lai, giữa bối cảnh “núi nợ” của nước Mỹ ngày một lớn, trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng đẩy mạnh mua vào trái phiếu chính phủ và các tài sản khác trong môi trường lãi suất được duy trì ở mức gần bằng 0.

CEO Jens Nordvig nói: “Đà phục hồi kinh tế toàn cầu đang diễn ra và một số quốc gia đang làm tốt hơn những quốc gia khác. Trong đó, Mỹ là một trong những quốc gia ứng phó tồi tệ nhất với virus SARS-CoV-2, cùng với Brazil”. Chuyên gia này cho rằng không kiểm soát được virus SARR-CoV-2 đồng nghĩa với việc nhiều doanh nghiệp Mỹ không thể hoạt động bình thường, dẫn đến những thất bại tiềm ẩn và một nền kinh tế đình trệ hơn.

Cùng với đó, chuyên gia Nordvig cũng bày tỏ quan ngại về nguy cơ xảy ra tình trạng lạm phát đối với kinh tế Mỹ. Khi tất cả các gói kích thích được áp dụng trên toàn cầu đều hướng về việc kéo nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng, “điểm bùng phát” đang đến rất gần.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Gia vang, Giá vàng 9999, giá vàng 29/7, bảng giá vàng hôm nay, bảng giá vàng, gia vang 9999, gia vang 29/7, giá vàng trong nước, giá vàng PNJ

Trong khi đó, những mất mát trên thị trường tiền tệ lại là động lực cho thị trường vàng. Kim loại quý này đã tăng lên mức cao 1.941,90 USD/ounce hôm 27/7, ghi dấu mức tăng 7,2% tính đến thời điểm đó của tháng Bảy. Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn giao tháng 8/2020 cũng tăng 1,8% lên mức kỷ lục 1.931,50 USD/ounce, một phần nhờ vào những biện pháp kích thích của các ngân hàng trung ương, lo ngại lạm phát và đồng USD mất giá. Sang phiên 28/7 giá vàng đã leo lên mức chưa từng có 1.980,57 USD/ounce.

Vàng đang chuyển động cùng chiều với chứng khoán. Chỉ số S&P 500 đã tăng 4,2% trong tháng 7/2020. Ngoài ra, cổ phiếu của các công ty đa quốc gia cũng được hưởng lợi khi đồng USD suy yếu, khiến chi phí hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trở nên rẻ hơn. Chiến lược gia Marc Chandler nói: “Đối với tôi, các thị trường USD, vàng và chứng khoán có liên kết với nhau, trong khi ba thị trường này đều chịu ảnh hưởng từ môi trường lãi suất Mỹ”.

Hiện tại, lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tại Mỹ đang được giao dịch dưới ngưỡng 0,60%, song nếu trừ đi lạm phát, lợi tức này là âm. Điều đó có nghĩa là Washington đang đánh mất lợi thế về lãi suất, khiến giới đầu tư không còn nhiều lựa chọn ngoài vàng và chứng khoán.

Ngoài ra, khi thời điểm bầu cử Tổng thống đến dần, những đồn đoán xung quanh khả năng chiến thắng của đảng Dân chủ cũng có thể là yếu tố tiêu cực đối với chuyển động của đồng USD vì giới chuyên gia lo ngại về một kịch bản đánh thuế cao hơn của chính phủ. Mặc dù vậy, chuyên gia Chandler cho rằng đây vẫn là chuyện của tương lai.

Trong khi đó theo CEO Jens Nordvig, thị trường chứng khoán có thể tiếp tục tăng kể cả khi đồng USD sụt giảm. Tuy nhiên, nếu sự sụt giảm rất mạnh và khiến giới đầu tư chuyển hướng sang các thị trường nước ngoài, chứng khoán Mỹ sẽ bị tổn thương.

Giá dầu thế giới giảm

Giá dầu thế giới giảm trong phiên 28/7 khi các nghị sỹ Mỹ chuẩn bị thảo luận về một gói kích kích tăng trưởng kinh tế và giới đầu tư quan ngại về sự gia tăng số ca mắc mới dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Vào lúc kết thúc phiên giao dịch 28/7, giá dầu Brent giao kỳ hạn ở thị trường London (Vương quốc Anh) giảm 19 xu Mỹ, tương đương 0,4%, xuống còn 43,22 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn giảm 56 xu Mỹ, tương đương 1,4%, xuống còn 41,04 USD/thùng.

Giá dầu Brent đang hướng tới tháng tăng thứ tư trong khi giá dầu WTI hướng tới tháng tăng thứ ba.

Tại Mỹ, các nghị sỹ của đảng Cộng hòa ngày 27/7 đã công bố đề xuất về một gói kích thích kinh tế nhằm giảm thiểu ảnh hưởng kinh tế của dịch COVID-19, bốn ngày trước khi chương trình trợ cấp bổ sung dành cho các lao động thất nghiệp của Mỹ kết thúc. Tuy vậy, gói kích thích kinh tế này hiện không nhận được sự ủng hộ của các nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ và một số nghị sỹ của đảng Cộng hòa.

Theo ông John Kilduff, một đối tác của Again Capital LLC tại New York, nếu các cuộc thảo luận trên càng kéo dài thì càng ảnh hưởng tới niềm tin của giới đầu tư trên thị trường dầu.

Trong khi đó, niềm tin tiêu dùng của Mỹ đã giảm trong tháng 7/2020 khi số ca mắc COVID-19 mới gia tăng ở nước này. Tính đến 6 giờ sáng 29/7 (giờ Việt Nam), số ca mắc COVID-19 tại Mỹ đã lên tới hơn 4,3 triệu người, trong đó có hơn 149.000 ca tử vong do dịch bệnh này. Cùng lúc đó, thế giới ghi nhận hơn 16,57 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 657.000 ca tử vong.

Giới đầu tư hiện đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), diễn ra trong hai ngày 28-29/7. Theo dự định, Fed sẽ nhắc lại thông báo về việc tiếp tục duy trì lãi suất ở mức gần 0% trong thời gian tới.

Trong khi đó, theo số liệu do Viện Dầu mỏ Mỹ công bố ngày 28/7, lượng dầu thô dự trữ của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 24/7 đã giảm 6,8 triệu thùng xuống còn 531 triệu thùng. Theo kế hoạch, Chính phủ Mỹ sẽ công bố số liệu chính thức về lượng dầu thô dự trữ của nước này trong ngày 29/7.

Nhóm P.V

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm