cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Sơ cứu khi bị rắn cắn

14/12/2017 11:34 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Như các bạn đã biết, rắn là một loài động vật khá nguy hiểm, chúng  là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may mắn.

Khi bị rắn độc cắn mà chúng ta không biết cách sơ cứu ban đầu và giữ được bình tĩnh thì sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong một thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại cộng đồng.

Phân biệt rắn thường và rắn độc

1. Dựa vào dấu răng

Chú thích ảnh

Nếu là rắn thường (rắn không độc) như: trăn, rắn nước, rắn ri cá, rắn ri voi, rắn bông súng, rắn lục cườm... thì không có tuyến nọc và không có răng độc mà chỉ có răng hàm, nên khi cắn để lại vết cắn hình vòng cung, dấu răng đều nhau hoặc để lại răng trên vết cắn.

Rắn độc: có răng độc (hay răng khóa). Rắn độc có hai tuyến nọc và hai răng độc, do đó khi cắn mổ từ trên xuống có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại hai dấu răng trên vết cắn.

Chú thích ảnh

2. Biểu hiện nhiễm độc

Rắn không độc cắn: phản ứng tại chỗ nhẹ, ít; phản ứng toàn thân không có.

Rắn độc (rắn hổ, rắn lục): nạn nhân sẽ tăng tiết đàm, sụp mi, mờ mắt, miệng há không được, nuốt khó hoặc sưng nề, chảy máu tại chỗ, chảy máu toàn thân, nôn ra máu…      

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Sơ cấp cứu bị rắn cắn

Các triệu chứng thường thể hiện rõ ngay sau khi bị rắn cắn, nên việc quan sát nạn nhân là cực kỳ quan trọng.

- Cố gắng xác định được loài rắn đã cắn; màu sắc, kích thước, hình dạng đầu, cách thức tấn công, tất cả đều hữu ích.

- Để nạn nhân nằm yên và trấn an họ; cử động sẽ khiến máu chảy và truyền nọc độc đến tim nhanh hơn.

- Cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu .

- Nới lỏng quần áo của nạn nhân và nếu cần thiết có thể cởi các đồ trang sức (nhẫn, vòng) ở vùng bị cắn.

- Cần phải theo dõi sát tình trạng hô hấp của nạn nhân, nếu thở nhanh > 30 lần/phút, yếu, hoặc xuất hiện tím môi phải hô hấp nhân tạo ngay.

- Nếu bệnh nhân bị hoại tử: rửa sạch bằng nước muối sinh lý, dùng gạc sạch đậy lên, băng lại, rồi chuyển đi bệnh viện.

- Đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cần đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu, vì huyết thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất trong 4 giờ đầu.

Tuy nhiên nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Có thể mang theo con rắn đã cắn bệnh nhân đến cơ sở y tế để bác sĩ xác định thuốc kháng nọc rắn phù hợp.

- Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu trễ sau 24-48 giờ, việc điều trị hiệu quả rất kém hoặc không hiệu quả.

Những điều không làm khi bị rắn cắn

Không nên băng garo sau khi bị rắn cắn vì:

+ Thứ nhất cột chặt có thể làm máu không đến được vị trí đã bị buộc khiến phần này dễ hoại tử.

+ Thứ hai, khi đến bệnh viện, bác sĩ tháo băng garo ra thì chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh nhân vào cơn sốc. Bệnh nhân có thể tử vong lập tức.

Không dùng miệng để hút chất độc ra khỏi vết cắn.

Không rạch da để mở vết cắn ra.

Tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh, đốt vết cắn và tuyệt đối không bôi hóa chất, thuốc, lá cây… lên vết cắn.

Cách tốt nhất sau khi bị rắn cắn là rửa sạch vết thương, băng quấn kín vết thương bình thường để không tạo áp suất và gây bầm tím, hoặc băng nẹp giống như khi gãy chân tay.
Trong khi vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.

Chú thích ảnh

Phòng ngừa rắn cắn

- Cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, lũ lụt, mùa thu hoạch và ban đêm.

- Không đến gần nơi đống gạch vụn, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật.

- Đêm tối nên đi ủng, giày cao cổ và quần dài.

- Đội mũ rộng vành nếu đi trong rừng, khu vực nhiều cây cỏ.

- Dùng đèn nếu ở trong bóng tối hoặc vào ban đêm.

- Không trêu chọc, sờ vào miệng rắn, kể cả rắn chết hay đầu rắn đã cắt rời.

Chú thích ảnh

Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Cửu Long: Tổ chức tặng quà cho trường Nuôi Dạy Trẻ Khuyết Tật thành phố Cần Thơ

Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Cửu Long: Tổ chức tặng quà cho trường Nuôi Dạy Trẻ Khuyết Tật thành phố Cần Thơ

Sáng ngày 4/12, bệnh viện Đa Khoa (BVĐK) Hoàn Mỹ Cửu Long với sự đồng hành của công ty Yakult đã tổ chức tặng quà cho học sinh của trường Nuôi Dạy Trẻ Khuyết Tật thành phố Cần Thơ.

Ông Hồng Bích
Điều dưỡng khoa Cấp Cứu và Điều Trị Trong Ngày, BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm