cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Bầu cử tổng thống Mỹ: Những chiêu gian lận kiểu cướp biển, buôn người

01/11/2016 06:44 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa (Mỹ) Donald Trump gần đây lo ngại cơ hội vào Nhà Trắng của ông có thể bị ảnh hưởng nếu xảy ra tình trạng gian lận bầu cử. Dù khả năng này bị coi là khó có thể xảy ra nhưng trong thế kỷ 19, nước Mỹ từng xảy ra tình trạng gian lận bầu cử tràn lan.

Khi đó, các đảng phái chính trị sử dụng những thủ thuật mà chỉ cướp biển và các băng đảng buôn người mới áp dụng. Trước khi người ta sử dụng máy tính và mạng Internet để huy động lực lượng đi bỏ phiếu, thời đó, các băng nhóm bạo lực huy động cử tri bằng cách bắt cóc họ, cho họ uống rượu hoặc thuốc, rồi buộc họ bỏ phiếu nhiều lần và mỗi lần cải trang trong một bộ trang phục khác nhau. Hình thức gian lận này được gọi là “úp sọt” (cooping) và đây là một chiến lược phổ biến để đảm bảo thắng trong ngày bầu cử.

Trong những năm 1800, bầu cử ở Mỹ thường gian lận tràn lan. Các đảng phái giống các câu lạc bộ tư nhân hơn là các đại diện như ngày nay. Do đó, “úp sọt” rất phù hợp với chính trường thời bấy giờ. Dư luận Mỹ biết về tình trạng gian lận “úp sọt” và phản đối nhưng tình trạng này ăn sâu vào chính trường Mỹ thời đó tới mức mãi đến cuối thế kỷ 19 nó mới chấm dứt.


Tranh minh họa các chính trị gia tìm cách dụ dỗ cử tri

Năm 1842, tờ Weekly Globe ở Washington viết: Đảng Liên bang ở Mỹ trong mùa bầu cử tổng thống vừa qua đã thực hiện mọi thủ đoạn kiểu này, gồm đút lót, bắt nạt, bắt cóc, chuốc rượu cử tri đến say mèm. Một bài báo thậm chí còn cho biết 300 cử tri bị đưa tới các quốc gia khác nhau để ngăn họ bỏ phiếu tại địa phương. Nhiều nạn nhân “úp sọt” là người nhập cư. Do nhiều người nhập cư châu Âu được nhập tịch vào giữa những năm 1800 nên các công dân Mỹ mới này cũng đủ điều kiện để bỏ phiếu cùng với đàn ông da trắng. Thời đó, phụ nữ, đàn ông da màu không được bỏ phiếu. 

Người Mỹ sinh ra ở Mỹ coi lá phiếu của người nhập cư là một mối đe dọa và sẽ “úp sọt” cử tri nhập cư, đưa tới một địa điểm bí mật để ngăn họ bỏ phiếu. Các băng nhóm cũng buộc họ bỏ phiếu cho các ứng cử viên nào đó.

Mùa bầu cử tổng thống năm 1859 ở Baltimore, bang Maryland, nạn nhân “úp sọt” J. Justus Ritzmin đang tìm mua một xe ngựa thì bị các nhà vận động bầu cử dụ dỗ. Về sau, nhóm vận động này đã bị kiểm tra trong một phiên điều trần trước quốc hội về hành vi gian lận bầu cử. Một thành viên của băng đảng đường phố Pug Ugly đã đề nghị cho Ritzman và một người đàn ông khác một công việc sau đó đưa họ tới một quán rượu. Khi say mèm, họ bị dẫn vào một nhà kho. Tại đó, họ xuất hiện trước một đám đông gồm 5 tới 6 người đàn ông mang theo chày, súng cùng nhiều loại vũ khí khác. 

Theo lời khai của Ritzman trước tòa năm 1860, anh và người đàn ông kia bị cướp và bị bỏ lại trong một tầng hầm tối om. Họ được đưa cho phiếu để bầu cho một ứng cử viên đảng Dân chủ. Ritzman và những người khác đã bỏ phiếu 16 lần hôm đó. 

Peter Fitzpatrick, một nạn nhân “úp sọt” khác kể lại: Băng đảng bạo lực đã dùng dùi cui đập anh hai nhát vào đầu và hai nhát lên hai đầu gối, bắt anh uống rượu. Sau khi ép anh uống xong, anh cùng với gần 80 người khác bị đưa đến hết điểm bỏ phiếu này tới điểm bỏ phiếu khác, thay áo, đổi mũ trên đường tới điểm tiếp theo để đóng giả làm người khác. Ritzman nói: “Việc đối xử với cử tri như vậy là đáng ghê tởm và kinh hoàng. Họ bị đánh, đá, giẫm vào mặt bằng những đôi ủng nặng nề”.


Cảnh đánh lộn tại một điểm bầu cử năm 1857

Thời đó, phiếu bầu dễ dàng bị các băng đảng thao túng. Danh sách cử tri và danh sách đăng ký trước trong những năm 1800 khó có thể được theo dõi. Trước khi cuộc bầu cử bắt đầu, cử tri sẽ lấy các phiếu bầu có dán nhãn bầu cho một ứng viên nào đó, rồi xếp hàng để đưa phiếu cho nhân viên ở phòng bỏ phiếu.

Không thể nào biết ai đã bỏ phiếu lúc nào và ở đâu. Một số ứng cử viên đã thuê các thành viên băng đảng làm giám sát bỏ phiếu để theo dõi quá trình bầu cử. Hiện tượng này phổ biến đến mức một số nhà viết tiểu sử về ông Edgar Allan Poe đã cho rằng nhà văn này chết trong một sự cố “úp sọt” trong một cuộc bầu cử ở Baltimore. Điều này chưa được xác nhận.

“Úp sọt” phổ biến ở Baltimore nhưng dường như cũng xảy ra gần như mọi bang ở Mỹ. T.H. Spencer, người bị cáo buộc thực hiện hành vi gian lận này cho đảng Dân chủ thời đó, nói: “Trước khi tôi sống ở Baltimore, tôi quen thuộc với chuyện úp sọt, tôi được giáo dục trong trường học dân chủ và được dạy cách làm điều đó trước khi tôi trở thành cử tri”.

Những người chứng kiến một cuộc bầu cử gian lận ở Boston về sau nói rằng bầu cử được thực hiện theo kiểu bạo lực và giết người, rằng các chính trị gia mang băng đảng từ New York, Delaware, Washington và Alexandria để giúp thắng cử. 

Đảng Mỹ ngoài biện pháp “úp sọt”, còn sử dụng các chiến thuật khác như “chậu máu”. Trong đó, họ kéo một chậu máu lợn tới các điểm bỏ phiếu, bắt giữ cử tri nhập cư người Đức và Ireland, bôi máu lên mặt họ để ngăn họ đi bỏ phiếu.

Sau này, dần dần tình trạng tham nhũng trong chính trị bị giảm dần. Các luật bầu cử mới được thực hiện. Các phòng bỏ phiếu bí mật được dựng lên để cử tri có thể một mình vào điểm bỏ phiếu, tự chọn ứng viên mà không ai có thể can thiệp và không ai có thể đe dọa. Cảnh sát cũng được triển khai để giám sát bầu cử để đảm bảo không ai có thể bỏ phiếu nhiều lần. Ngày nay, hầu như không có bằng chứng cho thấy nước Mỹ có xảy ra tình trạng gian lận bầu cử. Trong mùa bầu cử năm 2016 này, nếu cử tri Mỹ cảm thấy muốn đi bỏ phiếu, họ có toàn quyền lựa chọn.

Theo Thùy Dương - Tin tức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm