cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Bộ trưởng Văn hóa G7 họp bàn về nạn buôn bán cổ vật trái phép

04/04/2017 11:34 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Bộ trưởng Văn hóa từ các nước trong nhóm G7, gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Nhật, Mỹ và Italy vừa tham dự cuộc họp đầu tiên được tổ chức ở Florence (Italy) nhằm bàn bạc về nạn buôn bán trái phép các di sản văn hóa.

Cuộc họp này là ý tưởng của Bộ trưởng Văn hóa Italy Dario Franceschini. Trước cuộc hội đàm, Franceschini nhấn mạnh "vì tầm quan trọng của di sản chúng ta, Italy đang đảm nhiệm vai trò lãnh đạo trong những vấn đề về văn hóa".


Mặt của một bức tượng bị phá hỏng ở Palmyra (Syria)

Dù Công ước Hague về Bảo vệ Tài sản Văn hóa trong trường hợp xung đột vũ trang đã ra đời từ năm 1954, nhưng tình trạng phá hủy các di sản văn hóa lớn ở  Iraq, Afghanistan, Syria, Yemen và Libya đã chứng tỏ sự bất lực của cộng đồng quốc tế.

Hiệp định quốc tế được áp dụng với các nước song không thể thực hiện được khi các tổ chức tội phạm hay khủng bố đã gây nhiều tổn hại.

Các di sản bị các phần tử cực đoan đánh cắp đang bắt đầu xuất hiện trên thị trường, đó là lý do tại sao các bộ trưởng G7 đã ban hành tuyên bố chung kêu gọi các nước đang trong xung đột "xác định và cấm buôn bán các di sản văn hóa bị đánh cắp".

Ngoài việc phá hủy các di sản văn hóa, các nhóm cực đoan đang buôn bán lậu các di sản nhằm hỗ trợ cho các hoạt động của họ.

Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) ước tính nạn buôn bán trái phép các di sản văn hóa có thể mang lại 10 triệu USD/năm cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).


IS phá hủy đồ tạo tác ở Mossul, Iraq

Qua internet và các nhà buôn nghệ thuật, "nhiều di sản đến từ các nơi khác nhau",  Ray Villanueva, Phó trợ lý Giám đốc Bộ phận An ninh Nội địa Hoa Kỳ, nói tại cuộc họp.

Một nhóm đối tác gồm Interpol và tổ chức hải quan thế giới đang thiết lập một cơ sở dữ liệu chung và chia sẻ thông tin nhằm khôi phục các di sản.

Bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO khẳng định có rất nhiều chứng cứ cho thấy những kẻ cực đoan đang đánh cắp di sản văn hóa nhằm kiếm lợi.

"Cần thiết có hành động khẩn cấp. Chúng ta đang chứng kiến nạn đánh cắp và phá hoại di sản văn hóa ở phạm vi rộng. Không chỉ có các cuộc tấn công nhằm hỗ trợ tài chính cho nạn khủng bố, mà chúng còn phá hủy lịch sử, văn hóa của nhân loại" - Karen Bradley, Bộ trưởng Văn hóa Anh, nói tại cuộc họp.

Tuấn Vĩ
Theo AFP, AP

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm