cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Cựu cầu thủ Nam Định Nguyễn Văn Sỹ: “Đã đến lúc nhìn thẳng vào sự thực”

16/01/2011 12:15 GMT+7 | Hạng Nhất

(TT&VH) - Liên quan đến sự vụ Danh Ngọc và bóng đá Nam Định, TT&VH có cuộc trao đổi với HLV trưởng V.NB, người đã đi cùng chiều dài lịch sử bóng đá thành Nam, từ thời cầu thủ đến khi làm công tác huấn luyện, trước khi phải rời bỏ xứ sở bởi lý do muôn đời cũ: cơ chế phát triển.

“Ở Nam Định, người ta vẫn quen hành xử như hồi bóng đá bao cấp, trong cả cách điều hành CLB đến việc chăm lo đời sống – chế độ cho VĐV. Chỉ có điều, bóng đá chuyên nghiệp bây giờ khác rồi. Thay vì phải thay đổi để hợp thời, có cảm giác như họ (những người điều hành trực tiếp nền bóng đá Nam Định – PV) vẫn cố bám víu những luận điệu cũ và bắt tất cả phải thuận theo nó…”, Nguyễn Văn Sỹ cho biết.

* Chứng kiến hết thế hệ cầu thủ này, đến thế hệ cầu thủ khác tìm cách rời thành Nam, anh có cảm nghĩ gì?

- Tôi tin rằng, chẳng ai lại không muốn đóng góp cho bóng đá quê hương cả. Tuy nhiên, nó phải được ghi nhận và phải có một chế độ đãi ngộ ở mức tương đối. Thời của chúng tôi đã xa rồi. Ngày đó chúng tôi được đào tạo và thuộc “biên chế”, nên cứ vào sân là đá thôi. Tôi thi đấu đến năm 2006, nhưng chẳng bao giờ biết đến bản hợp đồng lao động dành cho cầu thủ chuyên nghiệp là gì cả. Các thế hệ đàn em kế đó cũng thế. Cho đến trước khi dư luận – báo chí lên tiếng, những góc khuất mới được phơi bày ra. Đã đến lúc tất cả phải nhìn trực diện vào bản chất vấn đề.


HLV Nguyễn Văn Sỹ cho rằng đã đến lúc bóng đá Nam Định phải nhìn trực diện vào bản chất vấn đề

Vòng xoáy của bóng đá chuyên nghiệp thì chúng ta biết rồi. HLV và cầu thủ, đội ngũ những người lao động chân chính trong bóng đá, ngoài nguyện vọng tìm một môi trường tốt để phấn đấu – phát triển sự nghiệp, thì những nhu cầu vệ cuộc sống vật chất cũng rất quan trọng. Họ không tìm được những giá trị cơ bản ấy ở Nam Định, nên ra đi là điều dễ hiểu.

* “Vật chất quyết định ý thức”, và ai cũng thấy, bóng đá Nam Định luôn phải sống trong cảnh “giật gấu vá vai”, khi hàng loạt các nhà tài trợ đến rồi đi không kèn trống. Anh nghĩ sao về vấn đề này?

- Thế thì phải xem lại mình, tại sao nhà đầu tư lại không hoặc chỉ rót tiền vào bóng đá Nam Định một cách rất dè xẻn?! Nhà tài trợ, họ bỏ tiền ra và đổi lại, bóng đá Nam Định có nhiệm vụ quảng bá thương hiệu cho họ. Đó là mối quan hệ tương hỗ rất bình thường trong kinh doanh. Không khó để nhận thấy, Nam Định không đề cao quyền lợi của nhà tài trợ. Đến thực quyền trong công tác điều hành đội bóng của nhà tài trợ, cũng rất hạn chế. Đáng ra đó phải là những đòi hỏi tối thiểu, nhưng lại là quá xa xỉ ở Nam Định.

Bao năm qua, từ Sông Đà, đến Mikado, rồi Đạm Phú Mỹ hay gần đây nhất là Megastar…, đều đã hợp tác rất tích cực với bóng đá Nam Định, vì phần lớn chủ doanh nghiệp đều là người Nam Định. Họ muốn đóng góp cho quê hương và đó là điều đáng ghi nhận. Sẽ không bao giờ có cảm giác khó chịu từ nhà tài trợ nếu như Nam Định giúp các đơn vị kinh tế phát triển thương hiệu.

* Trở lại với trường hợp của Danh Ngọc, cảm nhận của anh thế nào?

- Danh Ngọc và các cầu thủ cũng lứa, tuy tuổi đời còn rất trẻ, nhưng họ đã thi đấu trên đội 1 từ 2 – 3 năm nay rồi, tức là có những đóng góp nhất định, để bù lại công đào tạo. Cầu thủ trẻ, họ cần được tư vấn, cần được dạy, để xảy ra những tình huống như thế này, lỗi trước nhất là thuộc về người lớn. Tôi cũng vừa mới nghe tin, đã có thêm 2 trường hợp cầu thủ trẻ khác bị cho xuống đội trẻ, vì không chịu ký mới hợp đồng. Rồi một HLV cùng thế hệ của tôi, đã học cả bằng A, giờ phải xuống làm trợ lý lớp U13. Như thế có bị cho là phí phạm không “tài nguyên” không?!

Trường hợp của Ngọc, khi đã đối chiếu quy chế để xử, thì cậu ấy cũng đã chấp nhận bồi thường 2,4 tỷ đồng cho 8 năm đào tạo rồi đấy thôi?! Vậy tại sao lại kỷ luật, cấm cậu ta thi đấu trong vòng 18 tháng nữa?! Luật FIFA cũng chỉ quy định án kỷ luật trong những tình huống như thế tối đa là 4 – 6 tháng. Danh Ngọc còn là tuyển thủ U23 QG, tức là tài sản QG, và điều này cũng cần được xem xét. Cầu thủ trẻ mà không được thi đấu, thiệt thòi lắm. Nếu án phạt được giữ nguyên, xem như chúng ta sẽ phải hy sinh một cầu thủ có tiềm năng và có kinh nghiệm thi đấu quốc tế cho SEA Games 2011 vào cuối năm nay.

* Xin cảm ơn anh về cuộc trao đổi!

TÙY PHONG (Thực hiện)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm