cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Cả nhà 5 người chi tiêu 3,3 triệu đồng/ tháng: Bữa cơm mười mấy ngàn vẫn nhiều món, tính toán kiểu gì mà khoản nào cũng đủ?

08/04/2023 17:50 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Tùy vào hoàn cảnh của từng người mà tìm cách chi tiêu cho hợp lý!

Cũng muốn chi tiêu thoải mái như bao người, nhưng gia đình chị Mè Ngọc (Thái Bình) buộc phải gồng gánh chi tiêu cho cả gia đình với mức lương chỉ vài triệu. Chị Ngọc cũng chia sẻ: "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, biết thế nào được đây. Gồng gánh mãi như thế mình cũng mệt lắm chứ!" Theo đó, chị Ngọc cho biết 1 tháng gia đình chi tiêu gói ghém trong khoảng 3,3 triệu đồng.

3,3 triệu đồng gồng gánh sinh hoạt phí cả gia đình

"Không biết có ai như mình không, nhận được lương rồi thì càng lo nhiều hơn khi chưa lĩnh. Lo không biết tiêu làm sao để đủ.” Làm công nhân tại một công ty ở Thái Bình, tiền lương chị Ngọc nhận được phụ thuộc vào số ngày công đi làm. 3 tháng nay, công ty hết việc, không làm thứ 7, không tăng ca nên thu nhập mà chị nhận về chỉ hơn 3 triệu một chút. Với mức lương này, chị Ngọc phải lo cho một gia đình 5 người: mẹ chồng, vợ chồng chị và 2 con nhỏ.

Gia đình gói ghém chi tiêu trong 3,3 triệu đồng: Chồng lo điện nước, vợ lo chi phí sinh hoạt hàng ngày - Ảnh 1.

Chị Mè Ngọc (Thái Bình)

“Nhận lương về một cái là mình phải để riêng những khoản cố định. Ví dụ như: 3,3 triệu thì phải để riêng ra 2 triệu: Tiền ăn của con 700k, tiền thuê đón con 500k, 800k là tiền ăn thêm ở nhà, vì các bé cần có chế độ ăn riêng cho đủ chất. Còn lại 1,3 triệu đồng mình lo sắm sửa những món đồ thiết yếu như mắm, muối, mì chính, dầu ăn,... Cái nào sắp hết rồi thì phải sắm luôn rồi để đó cho an toàn. Tránh lúc nào hết tiền thì lại càng bí thêm. 

Sau khi sắm sửa đồ dự phòng, còn bao nhiêu thì mình mới tính đến ăn uống hàng ngày. Rồi điều chỉnh số tiền cho phù hợp với số tiền còn lại. Bởi vì ăn uống thì có thể ăn cơm không hay cơm chan nước mắm cũng xong bữa. Nhưng nếu như không chi tiêu cho những khoản kia trước, đến lúc cần dùng đến thì mắm cũng không có mà ăn. Còn lại những khoản như điện, nước thì do chồng lo. 

Mình tiêu 3,3 triệu/tháng thì vẫn đủ. Thậm chí tháng nào lương cao hơn, được 5 triệu thì mình còn để tiết kiệm được vài trăm đến 1 triệu. Đôi lúc thấy các con thiếu thốn mình cũng rất buồn, và tự nhủ bản thân phải cố gắng hơn để bù đắp lại những gì mà con chưa có.”

Cũng có một số người hỏi chị Ngọc, chi tiêu như thế thì làm sao còn tiền dư mà đóng học cho con. Rồi ma chay, cưới xin hay lúc ốm đau bệnh tật thì sao? Chị Ngọc cũng giải đáp: “Đa phần những khoản đám đình bên nhà chồng thì ba mẹ chồng lo, mình lo các mối quan hệ của mình . Còn phần phát sinh khác thì mình thấy các cụ nói đúng: Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Những lúc công ty có việc thì mình nhận mức lương cao hơn, khoảng 5-6 triệu. Lúc đó còn tiền dư để tiết kiệm. Số tiền này dù có bí đến mức nào mình cũng sẽ không động vào. Vì của để dành chỉ được chi trong trường hợp khẩn cấp.”

Mâm cơm chỉ gói gọn trong “mười mấy ngàn”

"Mình không bắt chước ai trong việc làm những bữa cơm với giá 5k, 10k. Trên thực tế đấy là bữa cơm hàng ngày của gia đình mình." Đây cũng là cách xử lý chi tiêu giúp cả nhà sống đến cuối tháng với mức lương 3,3 triệu đồng của chị Ngọc.

Bữa cơm nhà chỉ mười mấy ngàn.

Một bữa cơm 2k của chị Ngọc sẽ thế này: Mua một mớ rau mồng  tơi để nấu canh tép, tép thì được cho nên không tốn tiền, mà lúc nào không có tép thì ăn canh không, cá dưới ao, gừng tự trồng. Tất nhiên đây là chi phí chưa kể điện, nước hay công nấu, vì chị Ngọc cũng không biết tính thế nào cho chính xác. Rồi những bữa cơm 10k, 12k,... với nguyên liệu chính do tự tay chị Ngọc trồng. Cơm nhà trông vẫn rất ngon mắt và đầy đủ chất dinh dưỡng. Có những bữa cơm thịnh soạn hơn, 18-20k thì những món ăn sẽ đa dạng hơn. Tận dụng triệt để những nguyên liệu nhà có sẵn, nên tiền ăn cũng tiết kiệm hơn so với các thành phố lớn.

Chia sẻ những câu chuyện thế này, không phải để than thở điều gì. Chị Ngọc chỉ muốn truyền tải những thông điệp tích cực: Dù cuộc sống khó khăn thế nào, thì cũng hãy dũng cảm đối mặt. 

Sao không nghĩ cách kiếm thêm mà phải co vào?

Có những tháng còn 9 ngày nữa mới lấy lương, trong túi chỉ còn hơn 300k. Nhiều người lắc đầu bảo “làm sao tiêu đủ”, nhưng chị Ngọc vẫn làm được. “Tính hết ngày hôm nay, thì chỉ còn 8 ngày nữa là mình lĩnh lương. Nhưng hôm nay cơm nhà nấu chỉ mất 10k cà chua, 2k rau thơm về để sốt cá. Những thứ thiết yếu như mì chính, mắm, muối, xà phòng thì mình đã mua từ đầu tháng vẫn còn. Khoản chi quan trọng khác cũng được xử lý từ lúc nhận lương tháng trước. Từ giờ đến cuối tháng chỉ cần chi tiền ăn và xăng xe.”

Nhiều người cũng hỏi chị Ngọc: “Sao không nghĩ cách kiếm thêm mà phải co vào?” Cuộc sống ở quê mà, lại còn phải chăm sóc gia đình, cũng phải chia thời gian để trồng rau, nuôi cá, rồi ngày còn đi làm công ty 8 tiếng... Thì làm sao còn thời gian để làm thêm chuyện khác. Sức người cũng chỉ có hạn thôi. Hoàn cảnh mỗi người mỗi khác, nên không thể so sánh như vậy.

Vậy nên, chị Ngọc luôn đặt mục tiêu không được âm tiền mỗi tháng, tránh tình trạng thâm hụt rồi phải bù vào. “Nên dù có kiếm được bao nhiêu, cũng cố để vào quỹ dự phòng một chút.”

Người biết đủ thì dù nằm ở trên mặt đất cũng thấy vui lòng. Còn người không biết đủ, thì dù ở thiên đường cũng thấy bất an. "Cho nên tiền nhiều hay ít không quan trọng bằng việc mình cảm thấy bình an. Tiền kiếm được từ sự cố gắng và chân chính, nên tiêu cũng đã thấy hạnh phúc rồi."

Nguyễn Quỳnh Trang - Ảnh NVCC

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm