cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau đời sống tinh thần yêu bản thân chăm sóc bản thân

Các nước đã triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi thế nào?

05/01/2022 19:05 GMT+7 | Tin tức 24h

(Thethaovanhoa.vn) - Để xây dựng và thực hiện lộ trình “sống chung với COVID-19” trong dài hạn, việc bảo vệ trẻ em trước các biến thể của virus SARS-CoV-2 bằng cách tiêm vaccine ngừa COVID-19 đang là một trong những chiến lược được một số quốc gia đẩy mạnh.

Bắc Giang: Một học sinh sốc phản vệ sau tiêm vaccine phòng Covid-19 tử vong

Bắc Giang: Một học sinh sốc phản vệ sau tiêm vaccine phòng Covid-19 tử vong

Hai học sinh sốc phản vệ sau tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Sơn Động, Bắc Giang đang điều trị tại bệnh viện Bạch Mai đã có 1 em tử vong trưa 28/11, một em tiến triển tốt hơn vẫn đang được tiếp tục cứu chữa tại bệnh viện.

* Tiêm ngừa COVID-19 cho trẻ em là điều cần thiết

Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi chiếm gần 30% dân số thế giới. Sự tàn phá toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra dường như không ngừng và thiệt hại đối với trẻ em có thể sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới. Ở giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19, nhiều ý kiến cho rằng COVID-19 ít gây nguy hại cho người dưới 18 tuổi, đây cũng không phải là nhóm được ưu tiên tiêm chủng.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể Detla và hiện tại là Omicron dễ lây lan đã làm thay đổi quan niệm trên khi số ca mắc COVID-19 và nhập viện ở nhóm đối tượng này tăng mạnh. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng dù khả năng lây lan virus SARS-CoV-2 ở nhóm độ tuổi này thấp hơn người trưởng thành, song trong trường hợp bị mắc bệnh, các em cũng phải chịu những di chứng nghiêm trọng có thể kéo dài với mức độ tương đương như người lớn.

Theo thống kê, khoảng 4-11% bệnh nhân COVID-19 dưới 18 tuổi bị mắc hội chứng "COVID kéo dài" (Long COVID). Nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy COVID-19 gây tử vong cho trẻ cao hơn các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh bại liệt, sởi, bạch hầu.

tiêm Covid cho trẻ em, Tiêm Covid-19, tiêm vaccine ngừa Covid-19, trẻ em tiêm, biến thể của virus SARS-CoV-2, vaccine ngừa COVID-19, Covid-19, sống chung với Covid-19
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh tại Bangalore, Ấn Độ, ngày 3/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Trẻ mắc COVID-19 cũng có thể lây truyền cho các thành viên trong gia đình hoặc cho những người dễ bị tổn thương trong cộng đồng. Bởi vậy, các chuyên gia y tế chỉ rõ cần mở rộng nhóm đối tượng được vaccine bảo vệ sang những người dưới 18 tuổi.

Từ lâu, các hãng dược như Pfizer/BioNTech (Mỹ/Đức), Moderna (Mỹ),  Sinopharm hay Sinovac (Trung Quốc)... đã tiến hành thử nghiệm đánh giá hiệu quả của các vaccine đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp cho người trưởng thành đối với nhóm đối tượng dưới 18 tuổi. Theo thông báo của hãng Pfizer, vaccine phòng COVID-19 của hãng này và công ty BioNTech đạt hiệu quả tới 93% ngăn ngừa nguy cơ nhập viện đối với người từ 12-18 tuổi.

Pfizer và BioNTech cũng cho biết kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy vaccine của họ có hiệu quả chống lại virus SARS-CoV-2 lên tới 90,7% với trẻ em từ 5-11 tuổi. Hãng dược phẩm Moderna khẳng định vaccine của hãng này tạo được phản ứng miễn dịch mạnh mẽ và có độ dung nạp tốt ở nhóm từ 6-11 tuổi. Các hãng Sinopharm và Sinovac cũng thông báo kết quả thử nghiệm lâm sàng của vaccine ở nhóm trẻ 3-11 tuổi và từ 12 tuổi trở lên là an toàn như nhau, đồng thời mức độ sinh kháng thể cũng giống như người lớn.

Kể từ tháng 9/2021, nhiều nước đã triển khai tiêm vaccine cho những người dưới 18 tuổi, phân theo các nhóm độ tuổi khác nhau. Theo thống kê sơ bộ, tới nay có hơn  40 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã triển khai tiêm vaccine cho nhóm đối tượng dưới 18 tuổi. Vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech và Sinovac là những loại được nhiều quốc gia cấp phép tiêm cho nhóm dưới 18 tuổi.

 Khi việc tiêm phủ vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 12-18 tuổi được tiến hành rộng rãi, hiện nhiều nước đang tập trung nhắm đến đối tượng trẻ từ 5-11 tuổi.

* Các nước đẩy mạnh tiêm vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi

Cuba là nước đầu tiên trên thế giới tiêm chủng đại trà cho trẻ từ 2-11 tuổi sử dụng vaccine Soberana 02 tự bào chế. Cuba cũng sử dụng vaccine Abdala để tiêm cho nhóm từ 12-18 tuổi. Đây là 2 trong số 5 loại vaccine do Cuba nghiên cứu và sản xuất.

Vaccine Soberana 02 của Cuba cũng được Venezuela sử dụng tiêm cho trẻ từ 2-12 tuổi. Nicaragua ngày 25/10 cũng bắt đầu tiêm chủng cho trẻ em từ 2 tuổi bằng vaccine do Cuba bào chế.

tiêm Covid cho trẻ em, Tiêm Covid-19, tiêm vaccine ngừa Covid-19, trẻ em tiêm, biến thể của virus SARS-CoV-2, vaccine ngừa COVID-19, Covid-19, sống chung với Covid-19
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại La Paz , Bolivia. Ảnh: AFP/TTXVN

Vaccine của hãng Sinovac và Sinopharm (Trung Quốc) cũng được một số nước Mỹ Latinh sử dụng. Argentina cấp phép tiêm cho trẻ từ 3 tuổi trở lên bằng vaccine của hãng Sinopharm. Từ ngày 18/10/2021, Ecuador cũng chính thức khởi động chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, sử dụng 2 loại vaccine của Pfizer và Sinovac.

Theo đó, nhóm trẻ em 5 tuổi sẽ được tiêm vaccine của Pfizer với điều kiện đã hoàn tất phác đồ vaccine đối với các căn bệnh khác, còn trẻ em từ 6-11 tuổi được tiêm vaccine của Sinovac. Trong khi đó, Chile cũng đã tiến hành chương trình tiêm cho trẻ em từ 6-11 tuổi bằng vaccine của Sinovac.  Chile là một trong những nước đi đầu khu vực Mỹ Latinh trong việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em và trẻ vị thành niên.

Còn tại Mỹ, vaccine của hãng Pfizer/BioNTech đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp cho trẻ em từ 12-18 tuổi tại Mỹ và yêu cầu tiêm bắt buộc đã được áp dụng với bậc học phổ thông tại một số bang.

Từ tháng 5/2021, Chính phủ Mỹ đã cho phép tiêm  vaccine của Pfizer/BioNTech cho nhóm trên 12 tuổi với hai mũi cách nhau 21 ngày. Tiếp đó, Cơ quan quản lý Dược phẩm và thực phẩm (FDA) của Mỹ ngày 3/1/2022 đã phê duyệt việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho mũi tiêm tăng cường thứ 3 với trẻ từ 12-15 tuổi, đồng thời rút ngắn khoảng thời gian giữa việc tiêm phòng đầy đủ với mũi tiêm tăng cường từ 6 tháng xuống 5 tháng.

Tại châu Âu, cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu hồi tháng 11/2021 đã thông qua việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho trẻ từ 5-11 tuổi, nhóm đối tượng hiện đang có tỷ lệ mắc bệnh cao. Vaccine ngừa COVID-19 sử dụng cho trẻ 5-11 tuổi có liều lượng thấp hơn so với vaccine dùng cho đối tượng trên 12 tuổi và được đựng trong lọ có nắp màu cam để phân biệt với loại nắp tím-dành cho lứa tuổi lớn hơn.

Sau đó, từ giữa tháng 12/2021, một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu triển khai tiêm chủng ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi, nhằm ngăn chặn chuỗi lây lan của đại dịch COVID-19 và duy trì các hoạt động học đường. Trong đó, Đức, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Hungary là những quốc gia có quan điểm cởi mở trong việc tiêm ngừa COVID-19 cho trẻ nhỏ, khi đa số các bậc phụ huynh mong muốn con em mình được bảo vệ tối đa trước đại dịch. 

tiêm Covid cho trẻ em, Tiêm Covid-19, tiêm vaccine ngừa Covid-19, trẻ em tiêm, biến thể của virus SARS-CoV-2, vaccine ngừa COVID-19, Covid-19, sống chung với Covid-19
 Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Havana, Cuba. Ảnh: AFP/TTXVN

Đan Mạch và một số vùng thuộc nước Áo thậm chí đã triển khai tiêm cho trẻ nhỏ từ tháng 11/2021, trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 ở nước này gia tăng đột biến, với nguyên nhân được cho là do sự xuất hiện của biến thể Omicron.

Chiến dịch tiêm phòng vaccine cho trẻ em diễn ra trong bối cảnh châu Âu đang đối mặt làn sóng dịch COVID-19 mới, nghiêm trọng hơn so với các đợt dịch trước. Hiện EU có khoảng 27 triệu trẻ từ 5-11 tuổi đủ điều kiện tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Các quốc gia trong khối có những chiến lược tiêm phòng cho trẻ rất khác nhau, như Pháp và Đức chỉ khuyến khích những trẻ có vấn đề về sức khỏe tiêm phòng hay Đan Mạch sử dụng luôn vaccine dành cho người lớn sẵn có trong kho dự trữ, nhưng chỉ chiết xuất 1/3 liều lượng để tiêm cho trẻ nhỏ.

Tại Anh, chính phủ nước này từ ngày 22/12 đã thông báo triển khai tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em thuộc nhóm dễ bị tổn thương trong độ tuổi từ 5-11 tuổi, sau khi Cơ quan quản lý dược phẩm Anh cấp phép sử dụng vaccine của hãng Pfizer/BioNTech cho nhóm tuổi này. Theo đó, trẻ em sẽ được tiêm hai mũi vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech, với liều lượng mỗi liều là 10 mg-tương đương 1/3 liều của người lớn. Khoảng cách giữa hai mũi tiêm là 8 tuần.

Tại châu Á, Trung Quốc từ ngày 7/6/2021 đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 theo công nghệ bất hoạt cho người từ 3-17 tuổi nhằm hoàn thành mục tiêu tiêm chủng ít nhất 70% dân số cả nước ở mọi nhóm tuổi và đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng trước cuối năm 2021.

Philippines ngày 23/12/2021 đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với thuốc viên nén molnupiravir điều trị COVID-19 và tiêm chủng ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Theo đó, nước này sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp sản xuất để tiêm chủng cho trẻ em từ 5-11 tuổi, với liều lượng thấp hơn liều lượng tiêu chuẩn tiêm cho người lớn và thanh thiếu niên. Cụ thể, mỗi liều vaccine dùng cho trẻ 5-11 tuổi là 10 microgam. Phác đồ tiêm hoàn chỉnh là hai liều cách nhau 21 ngày. Philippines bắt đầu tiêm chủng cho trẻ em 5-11 tuổi từ tháng 1/2022.

Chính phủ Indonesia từ ngày 14/12 đã đồng loạt khởi động chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 6-11 tuổi tại ba tỉnh có tỷ lệ tiêm chủng cao. Chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 cho trẻ 6-11 tuổi ở Indonesia đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 26,5 triệu trẻ em trên khắp cả nước.

tiêm Covid cho trẻ em, Tiêm Covid-19, tiêm vaccine ngừa Covid-19, trẻ em tiêm, biến thể của virus SARS-CoV-2, vaccine ngừa COVID-19, Covid-19, sống chung với Covid-19
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Tangerang, tỉnh Banten, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN

Chương trình sử dụng vaccine Sinovac được Cơ quan kiểm soát thực phẩm và dược phẩm quốc gia (BPOM) cấp phép sử dụng khẩn cấp. Khoảng cách giữa liều tiêm thứ nhất và liều tiêm thứ hai là 28 ngày theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất Sinovac. Tổng cộng 58,7 triệu liều vaccine sẽ được sử dụng cho chương trình.

Trong khi đó, chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 của Singapore đã bắt đầu từ cuối tháng 12 đối với các học sinh từ lớp 3 đến lớp 5. Các học sinh nhỏ tuổi hơn sẽ được tiêm vào đầu năm 2022. Bộ Y tế Singapore đã phê duyệt vaccine Pfizer/BioNTech để tiêm phòng cho trẻ em từ 5-11 tuổi.  

Trẻ em từ 5-11 tuổi sẽ được tiêm với liều lượng tương đương 1/3 liều dành cho trẻ từ 12-18 tuổi, với chu trình đầy đủ gồm 2 mũi cách nhau 21 ngày. Bộ trưởng Y tế Singapore Chan Chun Sing khẳng định việc tiêm vaccine phòng COVID-19 sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ em chuyển bệnh nặng nếu bị nhiễm bệnh, đặc biệt là với biến thể Omicron đáng quan ngại mới xuất hiện gần đây.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi và báo cáo chính phủ. Khi được Chính phủ cho phép, Bộ Y tế sẽ làm việc với nhà cung ứng để có đủ vaccine sớm nhất tiêm cho trẻ em.

An Ngọc (tổng hợp)/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm