cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Cách bày mâm ngũ quả 3 miền đúng chuẩn cho ngày Tết Nguyên đán

23/01/2020 10:21 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Miền Bắc, miền Trung và miền Nam có cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Điều này còn phụ thuộc quan điểm vùng miền, nhưng tựu trung vẫn thể hiện sự thành kính với tổ tiên và mong ước một năm mới đủ đầy.

Cách bày mâm ngũ quả trên bàn thờ Tết chuẩn Phúc Quý Thọ Khang Ninh

Cách bày mâm ngũ quả trên bàn thờ Tết chuẩn Phúc Quý Thọ Khang Ninh

Mâm ngũ quả thường có 5 loại quả được bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Cũng có nhà bày trên một cái đĩa to rồi đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính. 

Mỗi vùng miền sẽ có những quy định chung về mâm ngũ quả. Mỗi nhà sẽ có mâm ngũ quả riêng tùy theo ý nghĩa, thói quen hay loại quả yêu thích. Những loại quả trong mâm ngũ quả còn được thay đổi tùy quan điểm gia đình.

Ngày nay, hoa trái ngày càng nhiều và phong phú. Vì vậy mâm ngũ quả có thể nhiều hơn. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.

Chú thích ảnh
Mâm ngũ quả của 3 miền khác nhau nhưng có chung ý nghĩa

Theo các chuyên gia phong thủy, tùy từng vùng miền và quan niệm văn hóa riêng mà việc lựa chọn và bày biện những loại quả trên mâm ngũ quả cũng khác nhau. Từ đó, người ta chọn ra những loại quả mang ý nghĩa tâm linh, tinh thần để bày trên mâm ngũ quả.

Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc và đủ đầy.

Miền Bắc

Miền Bắc thường trưng bày mâm ngũ hành theo năm yếu tố cơ bản của triết học phương Đông: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Mỗi yếu tố có một màu sắc và người ta thường chọn các loại trái cây có màu sắc tương ứng;

Mâm ngũ quả miền Bắc thường không thể thiếu: Nải chuối xanh, hồng, bưởi, hoặc quýt, cam, ớt đỏ, thanh long, quả phật thủ, đào hoặc táo.

Chú thích ảnh
Mâm ngũ quả của miền Bắc đề cao thuyết ngũ hành

Cách trình bày phổ biến và truyền thống nhất là: để nải chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Ở chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng, đào, hồng, quýt thì bày xung quanh còn những chỗ trống có thể cài xen kẽ quất, táo xanh hoặc quả ớt chín đỏ.

Bạn nên lựa chọn chuối xanh là đẹp nhất và đặt ở dưới cùng. Bên trên, bạn hãy bày: Hồng, quýt, đào đan xen vào nhau.

Chú thích ảnh
Cách trình bày mâm ngũ quả miền Bắc

Nhiều người cho rằng rửa hoa quả trước khi bày biện sẽ giúp mâm ngũ quả của mình trở nên đẹp hơn, tuy nhiên quan điểm này hoàn toàn sai lầm.

Thực tế, việc rửa trái cây sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối nếu có chỗ đọng nước. Vì vậy, trước khi bày hoa quả, bạn chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được.

Miền Trung

Mâm ngũ quả miền Trung mang nặng ý nghĩa về lòng biết ơn chân thành đối với tổ tiên của họ. Điều đó lý giải cho việc mâm ngũ quả ở miền Trung thường được đơm từ các loại trái cây địa phương, nhà nào có thức nào, đơm thức ấy.

Không giống như miền Bắc hay người miền Nam sở hữu nhiều loại trái cây phong phú, đa dạng, mâm ngũ quả của người miền Trung khá đơn giản. Thường người miền Trung lựa chọn trái cây theo tiêu chí mùa nào thức nấy.

Chú thích ảnh
Mâm ngũ quả của miền Trung

Những loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả miền Trung gồm: nải chuối xanh, quả dừa, xoài, dứa, đu đủ, mãng cầu, quýt.

Mâm quả miền Trung thường kiêng cúng cam, và các loại trái cây có vị đắng, cay. Thay vào đó, người dân ở đây thường ưu tiên chọn các loại trái cây tròn đều, vị ngọt và lâu hỏng để bày trên mâm ngũ quả.

Để bày biện được đẹp, những quả to thường nằm ở dưới, những quả nhỏ nằm ở trên vô cùng tươi ngon, đẹp mắt.

Miền Nam

Người miền Nam trưng mâm ngũ quả với mong muốn có một năm mới sung túc, cho nên câu cửa miệng thường là: “Cầu… vừa đủ xài”.

Vì vậy, họ sử dụng các loại trái cây có tên bao hàm ý mong muốn, phiên ra ngôn ngữ trái cây là mãng cầu – dừa – đu đủ – xoài.

Đồng thời “điền” thêm vào chỗ trống điều mình nguyện cầu. Ví dụ: sung (sung túc), thơm (năm mới tươi mới, thơm tho)…

Chú thích ảnh
Mâm ngũ quả của miền Nam

Do đó, những loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả miền Nam thường gồm: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dứa (thơm), dưa hấu vỏ xanh.

Bên cạnh mâm ngũ quả, người miền Nam cũng thường bày 2 quả dứa hoặc 2 quả dưa hấu hai bên bàn thờ để chúc may mắn.

Để mâm ngũ quả được đẹp, bạn hãy chọn 3 loại quả to nhất là đu đủ, dừa, xoài lên phía trước. Sau đó, bày những quả còn lại lên trên để tạo thành hình ngọn tháp. Khi chọn mua, bạn nên lựa chọn đu đủ xanh, có những đốm vàng là đẹp nhất. Trong khi đó, xoài nên có màu vàng đẹp, mãng cầu có dáng đẹp.

Mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính bình dị, dân dã và hóm hỉnh. Mỗi người một cuộc sống và mong muốn khác nhau, biết là nào là “đủ”, nhưng ai cũng chỉ cần đủ mà thôi.

Người miền Nam kỵ cúng một số loại quả, vì theo phát âm tên gọi mang ý nghĩa không tốt. Ví dụ:

Chuối: Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được.

Lê, táo (bom): Lê lết, đổ bể, dễ thất bại.

Cam, quýt: Quýt làm cam chịu.

K.C (Tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm