cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Ác như con tê giác

27/10/2011 10:59 GMT+7

(TT&VH) - Chuyện con tê giác tuyệt chủng tại Việt Nam và cuốn sách Sát thủ đầu mưng mủ ầm ĩ mấy ngày qua, thiết nghĩ không có gì liên quan đến nhau. Nhưng mà có đấy!

Thật tình cờ, mở cuốn Sát thủ đầu mưng mủ thấy bức tranh Ác như con tê giác vẽ cảnh một con tê giác vào vai “gã thợ săn” đang ngồi khoan thai, với bức tường phía sau gồm các “chiến lợi phẩm”, có cả đầu người treo trang trí. Ác như con tê giác mượn cách nói ngược trong dân gian, ví như: “Bao giờ cho tới tháng Ba/ Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng”. Thật tình cờ, bởi con tê giác cuối cùng của Việt Nam vừa được khẳng định đã “theo ông theo bà”...

Nhưng Ác như con tê giác mở ra một “ngụ ngôn mới” trong biếm họa của tác giả Thành Phong. Lẽ ra vị trí thợ săn trong biếm họa này phải là con người vì nghề nghiệp “cổ truyền” nhất của con người là “săn bắn”. Và trên vách tường sau lưng “gã thợ săn” phải là những cái đầu cọp, tê giác, nai, hươu... Như vậy Ác như con tê giác trong biếm họa này được hiểu một cách “chuẩn không cần chỉnh” là “ác như con người”. Vì rằng loài tê giác tại Việt Nam đã tuyệt chủng và nhiều loài khác nữa cũng đã hoặc đang bị diệt vong.

Ai làm diệt vong những giống loài này? Con người và chỉ con người mới đủ sức mạnh để tiêu diệt các giống loài khác! Nếu muôn thú có tiếng nói như con người thì thế nào nhỉ?

Về cuốn Sát thủ đầu mưng mủ, ngày 24/10, Cục phó Cục Xuất bản Nguyễn Ngọc Bảo ký công văn yêu cầu NXB Mỹ thuật “có văn bản yêu cầu đối tác liên kết (công ty Nhã Nam) tạm ngừng phát hành cuốn sách để thẩm định nội dung”. Thế nhưng, hôm qua 26/10, thông tin trên nhiều báo là Sát thủ đầu mưng mủ chính thức bị thu hồi bởi NXB Mỹ thuật.

Đại diện Công ty Nhã Nam, bức xúc: “Dù Cục Xuất bản chỉ yêu cầu “tạm ngưng phát hành để thẩm định nội dung”, nhưng NXB Mỹ thuật - đơn vị cung cấp giấy phép xuất bản cho sách - lại ra quyết định thu hồi sách là một việc làm hết sức vội vàng, trong khi chưa có một văn bản yêu cầu bên Nhã Nam giải trình”.

Việc “tạm ngưng” phát hành hay “thu hồi” một cuốn sách đã phát hành là việc rất dễ dàng, vì chỉ cần một cái quyết định rồi ký tên đóng dấu là xong. Vậy nhưng, để “thu hồi” mạng sống của một con tê giác mà linh hồn nó vừa được “phát hành” về âm phủ thì sẽ ra sao? Câu hỏi này rất khó trả lời, thật là “ác như con tê giác”.

Trần Hoàng Nhân

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm