cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Cao Sỹ Cường: 7 năm & những lần giơ tay phát biểu

20/06/2009 19:35 GMT+7 | V-League

(TT&VH Cuối tuần)– Mỗi người một số phận. Và số phận bóng đá của Cao Sỹ Cường, kể ra cũng lạ. Có tài, cá tính và biết nghĩ nhưng không hiểu sao, mấy năm chơi bóng, Cường cứ lên xuống bởi những bước ngoặt liên quan đến những lần giơ tay phát biểu ý kiến.

Cha, con và bóng đá

Cao Cường và Thế Anh, hai danh thủ lẫy lừng của Thể Công đã đi vào trái tim của biết bao con người, biết bao thế hệ. Cái bóng của anh em nhà Cao Cường, Ba Đẻn lớn và phủ rộng lên BĐVN đến mức, không chỉ khán giả mà cả đến cả chính những đồng nghiệp cùng thời, hoặc thế hệ sau của họ cũng mê mẩn. Đến mức ở thập niên 80 của thế kỷ 20, có cả một phong trào đặt tên con giống tên “thần tượng” của những ông bố mê bóng đá. Có lẽ vì thế, hai cái tên Cao Sỹ Cường và Cao Thế Anh được tiền vệ Cao Sỹ Sâm chọn cho hai cậu con trai của mình. Bởi Cao Sỹ Cường, nếu bỏ đi tên đệm sẽ là Cao Cường. Cao Thế Anh, nếu chỉ gọi tên không thì sẽ là Thế Anh.

Ở Thanh Hoá, đặc biệt là Sầm Sơn, nhắc đến tên Cao Sỹ Sâm thì ai cũng biết. Không phải ông từng là cánh chim đầu đàn của bóng đá Thanh Hóa và một thời nổi danh trong màu áo CA Thanh Hóa mà bởi uy tín, tầm ảnh hưởng của mình đến rất nhiều thế hệ đi sau. Bởi những gì ông làm cho bóng đá, bởi tình yêu và cả một tấm lòng với bóng đá. Bao lứa cầu thủ lớn lên, trưởng thành rồi ra đi đều ít nhiều nhờ đến sự giúp đỡ của ông và thậm chí, rất nhiều người đá bóng được là nhờ có “chú Sâm”.

Một con người đặc biệt và nặng nợ với bóng đá. Ngày treo giày, ông được dọn đường để làm Trưởng phòng Cảnh sát giao thông TP Thanh Hóa. Nhưng bỏ ngoài tai mọi khuyên can lẫn níu kéo, ông bỏ mọi danh lợi, tiền tài để chạy theo quả bóng. Thế mới khổ và bi kịch. Không chịu được những bất công, tréo ngoe tồn tại ở Sở TDTT, đặc biệt là bộ môn bóng đá, bất đắc chí ông về Sầm Sơn đào tạo bọn trẻ con đá bóng, một dạng cơ sở chân rết của Sở. Nhưng chẳng có gì hỗ trợ, ông cứ mang tiền nhà ra xài. Quần áo, bóng tập đến sân bãi, từ ăn uống đến sinh hoạt, ông chi tất. Ông dạy đá bóng và thay mặt những bậc cha mẹ đã giao con vào tay mình, dạy chúng những bài học cuộc sống để thành người.

Bao tâm huyết, ông dồn hết cho bóng đá. Và ông đặt hết mọi hy vọng của mình vào cậu con trai lớn Sỹ Cường, vốn mang dòng máu bóng đá từ khi chưa sinh ra và thể hiện năng khiếu từ bé.
 
Cao Sỹ Cường - Ảnh: Bá Châu
 
Là con trai của một người như thế, nhiều người nghĩ Cường may mắn. Nhưng chẳng biết may hay không nữa. Bởi từ bé, Cường đã phải chung sống với rất nhiều áp lực. Phải đá bóng được, đá tốt sao cho xứng đáng với cái tên Cường “Sâm”.

Không hẳn là đam mê, Cường đá bóng với trách nhiệm của một người con đối với cha mình. Có lẽ, đó là lý do khiến cầu thủ này là người duy nhất còn trụ được với bóng đá đỉnh cao đến tận bây giờ, chứ không biến mất như mấy chục đồng đội thuộc lứa thanh niên Hà Nội tài năng và được đầu tư rất lớn ngày nào. Và ngay cả lúc chán nản nhất, Cường cũng không thể bỏ bóng đá dù hết cả hứng thú với cuộc sống nghiệt ngã của bóng đá.

7 năm, những lần giơ tay và 2 bàn thắng

Đó là bàn thắng tuyệt đẹp, bàn thắng từ cú sút xa tung lưới CSG ở V-League 2003. Nó chính thức đưa tên của một cậu bé mặt non choẹt ra ánh sáng. 19 tuổi, Cường chen chân được vào đội hình toàn quái kiệt của HKVN, tiền thân là CAHN, và một tương lai tươi sáng mở ra.

Cường có tên trong đội hình U23 VN chuẩn bị cho SEA Games 22 trên sân nhà. Không có dây, không quy lụy ai cả, lại tự tôn cá nhân nên dưới thời Alfred Readl, chẳng có cơ hội nào cho tiền vệ của HKVN cả. Cường chủ động đề xuất với ông thày người Áo xin về ngay trước SEA Games với lý do chấn thương.

Tính cách và quan điểm bóng đá của Cường thế. Cũng bởi cách nghĩ, cách sống thẳng thắn và bất cần nên con đường bóng đá của tiền vệ nhỏ con này vất vả.

Mùa giải 2004 với HLV Lê Thụy Hải, Sỹ Cường trưởng thành vượt bậc. Nhưng chẳng ai ngờ, quãng thời gian hạnh phúc cũng chỉ kéo dài đúng một năm. Ở LG.HN.ACB mùa 2005, Cường bị gạt ra rìa và cứ thế chìm dần. Bắt đầu bởi một quyết định tình nghĩa, khi Cường xung phong ở cùng phòng một đồng đội đàn anh. Cũng là cái thế không thể từ chối vì là em út, ngày mới lên đội được giúp đỡ và khi không ái dám ở cùng thì Cường phải tự nguyện. Bị ghét lây khi cuộc chiến quyền lực giữa nhóm cầu thủ CAHN cũ với HLV Hồng Thanh xảy ra, hụt hẫng và chán nản nên Cường chơi nhiều. Thế là Cường ngồi khán đài suốt và lặn mất hút, nhất là sau lần gãy chân mùa 2006.

Cường luôn đứng lên nói ra ý kiến của mình và dám phản ứng khi bất bình trước những điều anh cho là không đúng. Đó là lý do Cường bị “đì” ở LG.HN.ACB và rồi sang HP.HN cũng thế, dù Cường chọn đội bóng này vì HLV Vương Tiến Dũng, người đã dìu dắt Cường ngày ông còn dẫn dắt HKVN, chứ không đi Bình Dương theo lời gọi của HLV Lê Thụy Hải.

Lượt về mùa 2008, Sỹ Cường bỏ HP.HN sang T&T.HN, không đá gần bốn năm nên phải rất khó khăn anh mới tìm lại được chính mình. Trong chiến dịch thăng hạng của T&T.HN, Cường có đóng góp không nhỏ. Và suốt lượt đi mùa giải này, Cường cùng với Công Vinh là hai cầu thủ có đóng góp nhiều nhất. Mọi thứ đang suôn sẻ thì một lần nữa cầu thủ này phải giơ tay phát biểu sau “vụ Quang Hà”.

Thực ra, Cường đã nói thẳng về việc gần hai chục cầu thủ ký tên ủng hộ HLV Quang Hà là “vớ vẩn” nhưng mấy anh em làm thì không thể đứng ngoài, đành nhắm mắt ký đại”. Rồi đến cuộc họp, những người hăng hái nhất, lớn tuổi nhất lại sợ và trốn hết, bất bình quá nên Cường đành xung phong phát biểu. Chẳng phải vì quý mến hay nợ nần gì “anh Hà”, hoặc vì phản đối Hữu Thắng, Cường làm thế vì tính cách, con người Cường “Sâm” nó vậy.

Không được xếp đá chính, Cường đã suy nghĩ rất nhiều. Chấp nhận cuộc chơi và im lặng chờ đợi. Trận gặp SHB.ĐN, Cường vào sân mấy phút cuối và chuyền cho Hữu Chương rút ngắn tỉ số xuống 1-2. Đến trận gặp ĐT.LA, Công Vinh vắng mặt, T&T.HN phải chơi hai tiền đạo ngoại nên Cường bất ngờ được xếp đá chính. Cường đã chơi tốt, đặc biệt khi anh có bàn gỡ hòa 2-2, một bước ngoặt giúp đội nhà lội ngược dòng có chiến thắng cực kỳ quan trọng. Trận thắng đó có thể sẽ là trận đấu quyết định của cả mùa giải.

Cũng là sân Hàng Đẫy, cầu môn ấy và cũng vị trí tương tự, bàn thắng từ cú sút mu sở trường từ khoảng cách đến 30m đó rất giống với bàn thắng đã đưa cái tên Sỹ Cường ra ánh sáng bảy năm trước.

Chỉ mong, nó sẽ giúp nhiều người có cái nhìn khác và hiểu hơn về con người Cường “Sâm”, sau những lần giơ tay ý kiến mà đến chính cầu thủ này cũng tin rằng, cái số của mình nó quyết định như vậy, như thể là điều không thể khác.

Triều Khúc

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm