cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Nhà văn giành giải Nobel ImreKertész qua đời: Ghi nhật ký cho những người 'Không số phận'

01/04/2016 06:52 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Nhà xuất bản đại diện cho ImreKertész, người từng đoạt giải Nobel Văn học năm 2002 với cuốn tiểu thuyết kinh điển Không số phận, vừa thông báo rằng tác giả đã qua đời hôm 31/3, hưởng thọ 86 tuổi.

Kertész từng trải qua một khoảng thời gian dài sống trong trại tập trung Auschwitz, sau khi bị Đức quốc xã trục xuất khỏi Hungary vào năm 14 tuổi. Ông cũng phải lao động khổ sai trong trại Buchenwald, trước khi được quân Đồng minh giải thoát năm 1945.

Sâu trong hầm tối

Kertész, thành viên của một gia đình đều là người Do Thái, sau này đã trở lại Hungary, ông vẫn luôn bị những ký ức về cuộc sống địa ngục thời thơ ấu ám ảnh. Nhưng cũng vì thế mà đây đã trở thành chủ đề chính trong các tác phẩm văn học của Kertész sau này, trong đó nổi tiếng nhất phải kể tới Fatelessness (Không số phận).

Nhà văn đã dành tới 13 năm để thai nghén tác phẩm này, một kiệt tác văn học được đánh giá là khắc họa những kí ức đau đớn và tàn bạo nhất về trại tập trung Holocaust. Không số phận là câu chuyện giàu cảm xúc, đưa ra câu trả lời cho câu hỏi "làm sao để những cá nhân có thể tiếp tục sống và tư duy trong thời đại mà xã hội càng ngày càng bắt các cá thể phụ thuộc vào mình".


Chân dung cố nhà văn ImreKertész

Điều khiến cuốn tiểu thuyết thực sự ám ảnh là vì nó được kể lại từ góc nhìn ngây thơ của một cậu bé 14 tuổi, mô tả cuộc sống của mình tại Auschwitz và Buchenwald.

Người kể chuyện bé nhỏ đã cố hết sức để làm mọi việc một cách đúng đắn khi sống trong trại. Cậu không biết thực tế chết người về các phòng hơi ngạt, và chỉ biết hoàn thành các việc mình được giao.

"Tôi đã viết cuốn tiểu thuyết này với tư cách là người đang cố cảm nhận về một lối thoát trong hầm tối. Những gì tôi viết, không phải về tôi. Đó chỉ là về một trong những gì có thể tôi đã trải qua" - Kertésznói về cuốn tiểu thuyết của mình, đồng thời cũng nhấn mạnh rằng nó không nên được xem như một tác phẩm tự truyện.

Vẫn yêu mến nước Đức

Sau năm 1956, quyền được sống như một con người, như một nhà văn của Kertész, bị hạn chế ở Hungary. Tác giả từng chia sẻ về khoảng thời gian này là nghĩ tới việc "tự tử mỗi ngày".

Ban đầu, Không số phận bị chối bỏ ở Hungary. Ngay cả khi cuốn tiểu thuyết được một hãng xuất bản nhà nước phát hành vào năm 1975, những lời chứng thực đầy ấn tượng của một người sống sót trở về từ trại Holocaust cũng vẫn bị phớt lờ, nguyên nhân cũng tương tự như việc người dân Hungary đã có một khoảng thời gian khó chấp nhận rằng đất nước họ một thời là phát xít.

Chỉ tới những năm 1990, khi tác phẩm của Kertész được xuất bản bằng tiếng Đức, tên tuổi của ông mới được thế giới biết đến. Năm 2002, sự nghiệp văn học của Kertész đạt đỉnh cao khi Không số phận được trao giải Nobel Văn học.

Với ông, người đã thấm nhuần các tác phẩm của Kant, Nietzsche và Thomas Mann từ khi là một thiếu niên, Đức là một vùng đất văn hóa: "Tôi học được mọi thứ ở Đức" - ông từng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với tờ tuần báo Đức Zeit.

Trong những năm 1990, ông thậm chí còn chuyển đến Berlin sống suốt 12 năm. Và trong năm 2012, ông đã chuyển giao những gì mình lưu trữ được cho Viện Hàn lâm Nghệ thuật Berlin của Đức. Lý do Kertész đưa ra cho cử chỉ hào phóng của mình là ở Đức ông cảm thấy được thấu hiểu hơn ở Hungary.

Các trại tập trung là chủ đề ông theo đuổi suốt cuộc đời mình. Và may mắn thay, ImreKertész đã kể với chúng ta câu chuyện đó trong nỗ lực chống lại việc bị lãng quên về số phận những con người "không số phận" trong cuốn tiểu thuyết sợ hãi nhất.

Dù không phải là tự truyện và dù Không số phận không phải là một trong "10 cuốn sách được đọc rộng rãi nhất trên toàn thế giới" như Nhật ký Anne Frank nhưng hẳn nó khiến độc giả nhớ đến cuốn nhật ký do Anne Frank viết trong khi cô bé trốn cùng gia đình trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Hà Lan và nhưng cuối cùng đã chết vì bệnh sốt phát ban ở trại tập trung Bergen-Belsen.

Kertész là nhà văn Hungary duy nhất đến nay được trao giải Nobel Văn học. Ông cũng từng được trao các giải thưởng khác như giải Văn chương Brandenburg năm 1995, giải Sách cho bạn đọc châu Âu năm 1997, giải Viện Hàn lâm Darmstadt năm 1997, giải Văn chương Thế giới năm 2000, Huy chương Goethe năm 2004...

Vân Anh (Tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm