cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Châu Phi: Cuộc đấu tranh giữa thú và người cầm súng

05/03/2016 07:15 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Cần phải bắn bớt một lượng thú hoang dã vì chúng quá nhiều. Có thể bắn vì nó đóng góp tới 1/10 GDP quốc gia. Nhưng nếu không minh bạch thì sao? Các nước châu Phi đang phải đối diện với thách thức này.

Săn bắn từ lâu đã là một hoạt động gây nhiều tranh cãi, dù được xem xét dưới góc độ như một môn thể thao giải trí, vì mục đích thương mại hay liên quan tới yếu tố văn hóa. Vì vậy, dễ hiểu khi một số nước châu Phi hợp pháp hóa hoạt động săn bắn luôn phải hứng chịu nhiều chỉ trích về nỗ lực bảo tồn và cân bằng sinh thái cũng như việc họ hưởng lợi thế nào từ quá trình đó.

Ở những quốc gia như vậy, “trophy hunting” (tạm dịch: săn bắn có chiến lợi phẩm) là khái niệm khá phổ biến. Trò săn bắn này cho phép người tham gia có thể giữ lại một bộ phận hoặc nguyên cả con thú săn được và coi đó như những chiến tích thể hiện tài đi săn của mình. Được biết chiến lợi phẩm thu được từ các hoạt động săn bắn kiểu này tại 23 quốc gia châu Phi cận Sahara rơi vào khoảng 201 triệu USD/năm.


Tom và Sharon Nichols, hai vợ chồng người Alaska (Mỹ) trong một chuyến sang châu Phi săn bắn

Nhưng trong số 23 nước cho phép săn bắn hợp pháp, chỉ có Tanzania, Mozambique, Namibia và Nam Phi có cơ chế điều hành các hoạt động này tương đối minh bạch. Các nước còn lại, đặc biệt là Chad, Sudan, Congo, Mali, Senegal, Togo và Nigeria tỏ ra khá mất kiểm soát, với một phần nguyên nhân là do đang phải hứng chịu tình trạng bất ổn chính trị.

Hoạt động săn bắn tại châu lục này bị để ý nhiều nhất là do số lượng động vật bị giết hàng năm và các hành vi bất hợp pháp tại đây ngày càng gia tăng. Những tranh cãi về chủ đề này thường xoay quanh các khó khăn trong việc điều chỉnh số lượng loài động vật bị săn bắn hay tính minh bạch của số tiền thu được.

Hoạt động săn bắn tạo ra tiền của như thế nào?

Các cơ quan chức năng của chính phủ sẽ cấp giấy phép săn bắn, sau đó tiền được thu khi người đi săn muốn mang về nhà chiến lợi phẩm. Khoản phí này cao hay thấp còn tùy vào các khoản chi mà nhà nước đầu tư, như mức lương nhân viên, chỗ ở, nhân viên theo dõi hiện trường..., bên cạnh khoản tiền sung công quỹ. Ở mỗi quốc gia, khoản tiền sung công cũng dao động ở mức khác nhau, nhưng thường chiếm từ 12-17% chi phí dành cho chiến lợi phẩm săn bắn ở các nước như Mozambique, Tanzania và Nam Phi.

Phí săn bắn dao động giữa các quốc gia cũng được điều chỉnh tùy theo chất lượng dịch vụ. Zambia đã vượt qua Botswana và trở thành nơi có phí dịch vụ săn bắn đắt đỏ nhất. Nam Phi, nơi các thợ săn chỉ phải trả cho những gì họ bắn được, là một trong những quốc gia đưa ra mức phí hấp dẫn nhất. Tùy từng nước, chi phí cho một gói đi săn voi có thể lên tới 49.000 USD, còn sư tử là 20.000 USD, phụ thuộc vào giới tính và nguồn gốc của chúng.

Phương pháp khác nhau mang lại kết quả khác nhau

Các hoạt động du lịch liên quan tới động vật hoang dã ở Tanzania, dưới hình thức săn bắn, cấp giấy phép sở hữu chiến lợi phẩm, xuất khẩu động vật sống hay du lịch không tiêu hao, tạo ra 12% GDP cho quốc gia này mỗi năm.

Chính phủ nước này đã ban bố Đạo luật Bảo tồn động vật hoang dã và Luật Công viên quốc gia nhằm quản lý và điều hành quá trình cấp phép tại Tanzania. Ngoài ra, Hạt Kiểm động vật hoang dã sẽ đưa ra các quy định về việc sử dụng trái phép động vật hoang dã.

Kết quả từ quá trình kiểm soát tốt mang lại cho chính phủ Tanzania những nguồn lợi lớn thông qua các hoạt động du lịch và một số khoản phí săn bắn. Số tiền này lại được tái đầu tư vào quỹ lương, các hoạt động bảo trì và duy trì hoạt động của những khu bảo tồn, chiếm tới 40% diện tích đất của Tanzania.

Các chính sách và đạo luật mở rộng giúp Tanzania tiếp tục duy trì các hoạt động săn bắn tại nước mình một cách có kiểm soát. Điều này cũng đúng với một số nước châu Phi cận Sahara khác, như Namibia, Nam Phi và Mozambique. Riêng Nam Phi thu về khoảng 77 triệu USD từ các hoạt động săn bắn mỗi năm, khoảng 0,25% GDP quốc gia. Nhìn chung, ngành du lịch săn bắn tại các nước trong Cộng đồng Phát triển Nam Phi tạo ra khoảng trên dưới 200 triệu USD/ năm.

Zambia và Botswana lại đi theo một hướng khác

Botswana cấm săn bắn vào năm 2014 trong khi Zambia áp đặt lệnh cấm săn bắn voi và sư tử vào năm 2012, trước khi nâng cấp thành luật cấm toàn diện vào đầu năm 2015.

Ngành du lịch đóng góp khoảng 12% vào GDP của Botswana và một số thống kê cho thấy riêng du lịch săn bắn tạo ra hơn 1000 việc làm ở khu vực nông thôn nước này. Tuy nhiên, Botswana không quá quan tâm đến những thiệt hại do lệnh cấm săn bắn gây ra vì trên thực tế, chủ yếu nguồn doanh thu lại đến từ ngành du lịch chụp ảnh.

Lệnh cấm săn bắn ở Botswana được áp dụng đối với mọi loài động vật, với cả người dân địa phương cũng như nước ngoài. Điều này có nghĩa rằng người bản địa cũng không còn được phép duy trì cuộc sống truyền thống của họ, dựa trên quá trình săn bắn, hái lượm nữa.

Tuy có lẽ được ban hành với mục đích tốt là bảo vệ động vật hoang dã, hậu quả của chính sách này hiện đã nhãn tiền. Các nhà bảo tồn tại đây ngày càng lo ngại về vấn đề suy thoái sinh thái, mà một trong những nguyên nhân là do số lượng voi ngày càng gia tăng, dẫn đến việc mất cân bằng giữa loài này và các loài khác trong khu vực.

Khác với Botswana, ngành công nghiệp du lịch động vật hoang dã ở Zambia đóng góp khoảng 6,5% GDP mỗi năm. Nguyên nhân chính phủ nước này cũng ban hành lệnh cấm săn bắn chỉ là vì họ chưa tìm ra một cơ chế kiểm soát hiệu quả, dẫn đến việc suy giảm nghiêm trọng số lượng động vật. Trong tương lai, Zambia dự định áp dụng những chính sách như của Tanzania, Mozambique và Nam Phi để ngành du lịch đặc thù này vẫn còn đất phát triển.

Cần một sự cân bằng khéo léo

Các quốc gia châu Phi đang phải đối mặt với thúc ép từ nhiều phía, đòi hỏi họ ban hành luật cấm săn bắn động vật hoang dã do tình trạng săn trộm ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, mỗi nước sẽ đưa ra sự lựa chọn của mình sau khi xem xét sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế và nỗ lực bảo tồn.

Các quốc gia cho phép săn bắn hợp pháp lập luận rằng hoạt động này vẫn có thể đem lại lợi ích cho quá trình bảo tồn, bằng cách lấy một phần số tiền thu được đầu tư vào các chương trình nhân giống, bảo vệ và quản lý, qua đó tạo ra môi trường thuận lợi để các loài động vật quý đang đứng trước nguy cơ sụt giảm số lượng nghiêm trọng như linh dương đồng cỏ Nam Phi, linh dương đầu bò đen, ngựa vằn Nam Phi hay tê giác trắng có thể phục hồi.

Dù vậy, việc đề ra được một hệ thống luật và quy định chuẩn, rồi đảm bảo chúng sẽ được thực hiện hiệu quả, vẫn là một thách thức đối với nhiều quốc gia.

Hiện chưa rõ cấm hay không cấm là phương pháp có lợi nhất đối với quá trình bảo tồn, nhất là khi lịch sử đã chứng minh rằng săn bắn có thể đóng một vai trò quan trọng, không chỉ đối với bảo tồn, mà còn với lợi ích của cộng đồng sống ở khu vực nông thôn lân cận.

Vân Anh
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm