cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Lễ phục Việt Nam (Bài 1): Nhìn từ Âu phục

18/09/2013 19:06 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Chuyên mục Ghi chép văn hoá tập tục tuần này xin giới thiệu một bài rút gọn từ ghi chép công phu của nhà nghiên cứu văn hoá truyền thống Trịnh Bách liên quan tới vấn đề gây nhiều tranh luận thời gian qua: đi tìm lễ phục Việt Nam.

Trong các lời bàn về mẫu lễ phục cho nam giới, có ý kiến cho rằng nên dùng Âu phục, tức là bộ đồ veston Tây phương, với vài phụ kiện như dải vải choàng chéo qua vai, làm lễ phục ngoại giao và yến tiệc. Thiết nghĩ, trước khi bàn tới lễ phục Việt Nam, chúng ta cũng cần hiểu thêm về lịch sử và nguyên tắc sử dụng các loại lễ phục Tây phương phổ thông trên thế giới hiện nay.



Các mẫu lễ phục của Georges Brummel đầu thế kỷ 19: Từ trái: Áo sơ-mi cổ bẻ và cổ tay bóp; đuôi tôm khuy đôi với nịt bụng cummerbund; đuôi tôm khuy đơn với gi-lê; quần dài

Lễ phục triều đình - tiền thân của thời trang lễ phục

Năm 1666, Vua nước Anh là Charles II, phỏng theo cách ăn mặc của triều đình Vua Louis XIV đương thời bên Pháp, ra quy định chính thức về triều phục cho các quan chức trong triều đình Anh quốc. Lễ phục này gồm có một áo khoác dài tay chẽn (frock-coat), bên trong là áo mặc trong (tiền thân của áo gi-lê), trong nữa là áo lót vải trắng (tiền thân của áo sơ-mi), một cái cra-vát trắng quấn cổ (tiền thân của cả nơ lẫn cra-vát ngày nay), một quần lửng bó chân, tóc giả đội đầu, mũ, tất bó chân và giày da đen. Đây là quy định thành văn đầu tiên của lễ phục triều đình bên châu Âu. Triều đình các nước khác sau đó đều theo quy định này.

Trong giai đoạn Cách mạng Pháp và chiến tranh Napoleon cuối thế kỷ 18, áo frock-coat được cắt ngắn phần trước cho tiện việc cưỡi ngựa và việc sử dụng kiếm đeo bên hông. Đây là tiền thân của các áo mặc buổi sáng (morning-coat) của giai đoạn Victoria (1837-1901) và sau đó là áo đuôi tôm. Đến cuối triều Vua George III (1760-1820), nhà thiết kế thời trang lừng danh ở Anh là George Brummel đã đổi mẫu triều phục bằng cách thay quần lửng bằng quần dài. Đến giai đoạn nhiếp chính của Thái tử George IV (1811-1820), Brummel lại đổi lễ phục triều đình thành màu đen hoặc lam đậm cho các đại lễ. Cùng lúc đó ông cũng thiết kế áo sơ-mi lót có cổ bẻ và cổ tay bó như hiện nay, và cra-vát bắt đầu được ông Brummel cho thắt nút.

Áo mặc trong được ông Brummel cho cắt ngắn ngang bụng, tức gi-lê, may bằng vải trắng hay đen để làm nổi dải đeo bội tinh gọi là sash hay cordon đeo chéo qua vai. Cùng thời nhiếp chính này người ta cũng bắt đầu cắt ngắn áo gi-lê thành một dải rộng gần gang tay quấn quanh bụng cho thoải mái phần thân trên. Đây là sự hình thành của cái nịt bụng, gọi là cummerbund, được mặc với trang phục nơ đen, hay Tuxedo, sau này. 


Các nguyên thủ quốc gia mặc business-suit và morning-coat ở hội nghị Versailles (1919)

Veston ra đời như thế nào?

Các đột phá quan trọng về trang phục phái nam đều xảy ra dưới thời Vua Edward VII (1901-1910), người kế vị Nữ hoàng Victoria. Các trang phục chúng ta mặc bây giờ đều được hình thành từ triều đại của vị vua này. Đại lễ phục nơ trắng (tức áo đuôi tôm) được hoàn thiện vào thời kỳ đó, có vạt mở với khuy đơn không cài để làm nổi dải sash của bội tinh bên trong.

Năm 1886, Edward VII, lúc ấy còn là hoàng thái tử, tổ chức dạ tiệc khoản đãi bạn thân là triệu phú cà phê người Mỹ James Potter. Vì đây không phải là quốc yến, nhưng lại có tầm quan trọng, cho nên James Potter không biết phải ăn mặc thế nào. Hoàng thái tử bèn cho thợ may riêng là Henry Poole ở London thiết kế một bộ trang phục đặc biệt cho khách quý, lấy mẫu từ đại lễ phục nơ trắng, nhưng cắt ngắn đi. Khi James Potter về nhà ở Tuxedo Park, bang New York, bộ lễ phục kiểu mới này đã chinh phục toàn thể giới thượng lưu ở Mỹ. Từ đó nó được gọi là bộ Tuxedo và trở thành phổ thông trên toàn cầu. Về sau này Tuxedo được mặc với nơ đen trong các dịp lễ kém quan trọng.

Cũng trong thời Vua Edward VII, các loại áo mặc buổi sáng được cắt ngắn ngang mông cho gọn để mặc trong các dịp xem tranh tài thể thao, đi chơi biển, nhất là để dự các buổi thù tạc trong quán rượu, cho nên được gọi là lounge-suit. Lounge-suit đậm màu dần dần cũng được mặc trong các buổi hội nghị, hội thảo, và được biết đến với một tên nữa là business-suit (đồ bộ công tác). Bộ business-suit khi mặc đầy đủ với áo gi-lê bên trong thì gọi là complet. Sau này để đơn giản hóa và thoải mái hơn trong mùa nực, người ta bỏ gi-lê đi và gọi là veston. Âu phục, tức bộ đồ veston phổ thông ở nước ta hiện nay, đã ra đời như thế.


James Potter (thứ 4 từ trái) và bạn bè giới thiệu Tuxedo ở New York (1886)

Ngày nay, theo thể lệ của hầu hết các nước mặc Âu phục trên thế giới, đại lễ phục nơ trắng, tức áo đuôi tôm, được mặc trong những dịp lễ trong đại như quốc lễ, quốc yến,... nhất là ở các đại lễ buổi tối, sau 18 giờ. Trong những dịp lễ kém quan trọng hơn quốc lễ, quốc yến, người ta mặc lễ phục nơ đen, tức là Tuxedo. Riêng ở Mỹ, nếu dự tiệc quan trọng ở các hiệp hội hay câu lạc bộ trong mùa Hè với khí hậu nóng bức, thì áo đen của bộ Tuxedo có thể được thay bằng áo trắng may cùng kiểu. Nhưng các lề lối về phụ kiện như cổ áo sơ-mi, nơ, nịt bụng, khuy áo rời (studs), tất đen nhìn xuyên thấu (hose), giày da bóng nước (patented leather)… của lễ phục nơ đen vẫn phải được tuân thủ.

Nguyên tắc về dải đeo chéo vai (sash hay cordon) với lễ phục trong nghi lễ cũng được các nước quy định nghiêm túc. Sash được tạo ra để đeo phần huy hiệu gốc của các bội tinh. Vua Charles I (1635-1649) của nước Anh được cho là người tạo ra dải vải này. Lúc đầu các dải sash đều đơn sắc, thường là xanh trời, đen hay đỏ. Từ những năm giữa thế kỷ 20, các nước bắt đầu tạo sash đa sắc, để phân biệt đẳng cấp và chủng loại các bội tinh khác nhau của mỗi nước.

Quy định về ăn mặc cũng như cách đeo bội tinh hay huân, huy chương được các quốc gia ấn định rõ, và gần như đồng bộ. Bộ Ngoại giao mỗi nước thường có cơ quan nghi lễ để lo việc này. Ngay như thái độ của một nguyên thủ quốc gia thường được thể hiện qua màu sắc của cra-vát cho từng trường hợp và tính chất của mỗi buổi họp trong các hội nghị quốc tế mà vị đó tham dự. Và theo quy định quốc tế thì bội tinh, và như thế là dải sash, chỉ được đeo vào lễ phục, không được dùng với các loại thường phục như bộ veston.

Cũng có trường hợp cố Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela, sinh thời định phá lệ bằng cách đeo dải sash màu cờ Venezuela ra bên ngoài veston. Việc này đã gây nhiều phê phán trên thế giới. Khi đã chấp nhận gia nhập toàn cầu hóa thì các quốc gia đều nên tuân thủ các thông lệ và mực thước văn minh toàn cầu.

Bài 2: Lễ phục truyến thống  

Trịnh Bách
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần


 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm