cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Khó như 'xẻ thịt' tàu sân bay!

21/05/2013 07:09 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Chiếc soái hạm cũ của Hải quân Hoàng gia Anh là HMS Ark Royal đã được lên kế hoạch kéo tới Thổ Nhĩ Kỳ để phá dỡ tại đây. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là người ta đã phá dỡ tàu sân bay cụ thể theo những bước nào?

Đã có nhiều đề xuất liên quan tới tương lai của những con tàu như Ark Royal. Cá nhân chiếc soái hạm này từng bị đề nghị cho đánh đắm để trở thành thắng cảnh ở Hong Kong. Cũng có kế hoạch biến nó thành một cảng đỗ trực thăng ở London.

Tàu HMS Ark Royal lên đường lần cuối tới nơi phá dỡ

Tiến trình thành 20.000 tấn sắt vụn

Nhưng trong ngày 20/5, hàng trăm người đã có mặt tại cảng Portsmouth để chứng kiến con tàu ra khơi lần cuối. Việc phá dỡ tàu sớm 5 năm so với thời hạn có thể tiết kiệm tiền cho Bộ Quốc phòng.

Con tàu dự kiến sẽ được kéo từ vùng Hartlepool của nước Anh tới xưởng phá dỡ Leyal ở gần Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi được bán trong khuôn khổ một thỏa thuận trị giá 4,4 triệu USD.  Một khi được đưa tới đây, nó sẽ đối diện với một cái kết không được vinh quang lắm và chỉ còn giá trị là 20.000 tấn sắt vụn.

Tuy nhiên biến con tàu thành sắt vụn không phải là việc dễ dàng. Ai đó chỉ cần thực hiện công việc đưa con tàu tới xưởng phá dỡ bước đầu Abe Uk nằm ở Hartlepool có thể phải mất 24 tháng mới làm xong việc.

"Người ta sẽ phải tuyển dụng hơn 300 nhân công để làm việc trong vòng 24 tháng, chưa kể tới thời gian lên kế hoạch. Người ta sẽ phải làm 7 ngày mỗi tuần, 12 giờ mỗi ngày" - Andrew Jacques, giám đốc quản lý dự án phá dỡ Ark Royal nói.

Một thách thức được cho là có thể so sánh được với Ask Royal đã từng xuất hiện ở Anh. Đó là khi người Pháp tiến hành phá dỡ chiếc tàu Clemenceau tại đây vào đầu năm 2009. Bước đầu tiên là tìm các chất độc hại có trên con tàu. Trong trường hợp của Clemenceau, các chất độc hại này là 1.000 tấn amiăng, dầu và nước ô nhiễm. Các yếu tố này đã dẫn tới nhiều cuộc biểu tình chống việc phá dỡ tàu ở Anh.

Chủ tàu thường có trách nhiệm cung cấp chi tiết liên quan tới con tàu. Sau đó phía phá dỡ mới lên kế hoạch phá dỡ. Bộ Quốc phòng nói rằng công việc chuẩn bị Ark Royal đã bắt đầu ngay sau khi nó nghỉ hưu vào đầu năm 2011. Tất cả các thiết bị đã bị gỡ khỏi tàu và tất cả các vật liệu có tiềm năng độc hại, như amiăng, đều đã bị tháo sạch khỏi tàu.

Phía Anh cho biết những việc tháo dỡ như thế đã được liệt kê chi tiết cụ thể để người ta hoàn toàn có thể giám sát.

Những quy trình tỉ mỉ

Tại Able UK, các con tàu sẽ được kéo lên cầu cạn. Vài con tàu có thể được đưa lên cầu cạn cùng lúc để tăng hiệu suất công việc.

Tuy nhiên ngay cả khi con tàu đã được đưa lên cầu cạn, vẫn phải mất nhiều thời gian trước khi nó bị phá dỡ. Người ta sẽ phải mất khoảng 2 tháng để tiến hành các khảo sát chi tiết về môi trường trên tàu. Sau đó, các công nhân sẽ cắt những "ô cửa sổ" trên tàu để thông khí.

Một đội 150 công nhân sau đó sẽ bắt đầu công việc. Các vật liệu độc hại khác cũng sẽ được xử lý. Ví dụ như nước ô nhiễm được bơm ra ngoài thông qua các lỗ cắt ở bên thân tàu.

Amiăng sẽ được chôn tại các bãi rác của Able UK, trong khi các chất ô nhiễm khác như dầu và nước sẽ được xử lý tại một cơ sở địa phương. Phần chính của tiến trình "chùi rửa" con tàu sân bay cần xẻ thịt sẽ mất 12 tháng.

Nhưng công việc dĩ nhiên chưa dừng ở đó. "Bởi trên tàu có những không gian chết và các khu vực bạn không thể nhìn thấy, bạn sẽ phải tiếp cận với những nơi này một cách thận trọng. Chắc chắn sẽ có những khoảng trống, những thùng chứa 2 đáy có dầu mà bạn không thể thấy" - Jacques nói.

Một đội dọn dẹp tiếp tục làm việc ngay cả khi công việc phá dỡ con tàu bắt đầu diễn ra. Các phần của con tàu với trọng lượng từ 50-200 tấn sẽ bị dỡ đi, từ đầu này hoặc đầu kia con tàu. Người ta sẽ sử dụng các máy móc hạng nặng, máy cắt dùng khí đốt và cần cẩu có khả năng chịu tải lớn. Một mô hình 3D về con tàu cũng sẽ được sử dụng để đảm bảo việc cắt dỡ được tiến hành an toàn.

Khi HMS Invincible bị phá dỡ, các phần của con tàu đã bị dỡ dần từ các sàn trên của con tàu trước. "Nếu mở tung ra, con tàu trông giống như các hộp trứng xếp chồng lên nhau. Mỗi hộp là các căn phòng và khoang chứa khác nhau" - Jacques nói.

Hai chiếc máy xúc trọng tải 150 tấn sẽ được dùng để chuyển các mảnh sắt vụn tới một khu vực gần đó, nơi người ta sẽ dùng các máy thủy lực và thiết bị cắt sử dụng khí đốt để biến chúng thành những mảnh nhỏ có kích cỡ 1,5m x 60 cm, có thể cho ngay vào lò nung để tái sử dụng.

Phải mất 10 tháng, người ta mới kết thúc việc cắt toàn bộ tàu Clemenceau thành sắt vụn. Như thế có nghĩa cứ mỗi tấn lại mất một giờ làm việc. Từ đây, các mảnh vỡ của tàu được chuyển tới nhà máy thép.

Các phần có thể tái sử dụng của tàu như những chiếc bơm và các loại ống khác nhau sẽ được tháo dỡ và bán. Jacques nói rằng trong trường hợp của Clemenceau, 98,2% con tàu đã có thể tái sử dụng.

Nơi chuyên "xẻ thịt" tàu chiến Anh

Chính xác một con tàu mất bao lâu để được "xẻ thịt" xong sẽ phụ thuộc vào các xưởng phá dỡ khác nhau. Tuy nhiên hiện nay nhiều xưởng phá dỡ đã phải tuân theo các tiêu chuẩn do Công ước Hong Kong ban hành.

Công ước này được ban hành vì những quan ngại liên quan tới vấn đề an toàn và sức khỏe trong hoạt động phá tàu ở một số nước như Bangladesh và Pakistan, nơi những con tàu chỉ được phá dỡ một cách thô sơ, trên những bãi biển.

Ông Robin Townsend ở công ty Lloyd's Register, người đã làm việc với Leyal nói rằng trong trường hợp của Ark Royal, con tàu đã được giao cho đúng người. Nó sẽ được đưa lên một đường trượt. Công nhân sẽ bắt đầu phá dỡ con tàu, bắt đầu từ mũi tàu trở đi.

Được biết, trước Ark Royal, một con tàu khác của Hải quân Anh là HMS Invincible cũng đã được "xẻ thịt" ở Leyal vào năm 2011. Công việc này mất 10 tháng ròng rã. Công ty cũng từng phá các tàu khu trục Loại 42 của Anh như HMS Cardiff, HMS Newcastle, HMS Glasgow, HMS Exeter, HMS Southampton và HMS Nottingham.

Tường Linh (theo BBC)
Thể thao & Văn hóa


Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm