cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo: Trước khi mất, GS Trần Văn Khê muốn nghe một tiếng đờn của bạn tri âm

27/06/2015 10:15 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Cũng như GS-TS Trần Văn Khê, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo cũng đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho đờn ca tài tử Nam bộ. Giáo sư Khê từng phát biểu tại Hà Lan rằng: “Nếu ngày nào đó nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo mất đi thì thế giới sẽ mất đi tiếng đàn liêu trai, phù thủy độc nhất vô nhị”. Nhưng giờ người bạn tri âm của nhạc sư Vĩnh Bảo, lại là người ra đi trước.

Đến viếng bạn lần cuối vào trưa ngày 26/6, nhạc sư đã 97 tuổi, Nguyễn Vĩnh Bảo chia sẻ câu chuyện tình bạn giữa ông và GS-TS Trần Văn Khê. Ông kể:

“Giáo sư Khê và tôi biết với nhau từ năm 1947. Ông Khê lúc đó dạy cùng chung một trường trung học với tôi, ổng dạy tiếng Anh, tôi dạy tiếng Pháp. Lúc đó tôi biết đờn nhưng không bao giờ tôi nói với ổng là tôi biết đờn.

Năm 1963, khi GS Khê đã sang Pháp thì lần ấy bạn tôi có đến Pháp và mang cho ông mấy cuốn băng tôi đờn. Sau khi nghe thì ông Khê hỏi tiếng đờn đó là của ai, bạn tôi mới nói là của Vĩnh Bảo. Ông Khê mới nhớ là “thời tui dạy ở Việt Nam trường tui cũng có một người tên là Vĩnh Bảo không biết có phải là tay đờn này không mà sao tui chưa bao giờ nghe ảnh nói là ảnh biết đờn”.


Lão nhạc sư Vĩnh Bảo (bìa trái) tới viếng bạn tri âm

Lúc đó khi biết chính xác là “Vĩnh Bảo người Cao Lãnh” thì ông Khê mới xin địa chỉ của tôi để liên lạc và trao đổi với nhau. Chúng tôi trao đổi với nhau khá thường xuyên, về ca từ, nhạc cụ, về tất cả những gì liên quan đến âm nhạc dân tộc.

Năm 1971, khi tôi được mời sang Mỹ dạy âm nhạc Việt Nam trong 6 tháng thì phía Mỹ cũng mời Trần Văn Khê và Phạm Duy sang dạy một tháng. Tôi nhớ lúc đó, sau khi dạy xong thì Khê đã rủ rê tôi sang Pháp chơi vì cũng có rất nhiều người muốn gặp tôi để trò chuyện và thảo luận về âm nhạc Việt Nam. Và thế là tôi theo ổng bay tới Pháp.

Từ đó, chúng tôi cộng tác khá nhiều với nhau. Chúng tôi ra những đĩa hát Việt Nam cho các hãng nước ngoài như Ocora, rồi làm đĩa cho UNESCO. Trần Văn Khê và tôi là những người đặt viên gạch đầu tiên cho những dự án âm nhạc Việt Nam của UNESCO.

Ông Khê thương tui lắm. Bọn tôi có rất nhiều kỉ niệm nhưng kỉ niệm đáng nhớ nhất mới xảy ra đây thôi. Hôm đó là ngày thứ Tư, 10/6, lúc 20h tôi nhận được một cuộc điện thoại của một cậu tên là Quang. Cậu nói là Giáo sư Khê muốn nghe tiếng đờn của Vĩnh Bảo. Lúc đó tui lấy đờn ra và đờn ngay cho ổng nghe, qua điện thoại. Vừa đờn tui vừa vái trời đất cho ổng được mạnh khỏe. Vậy mà giờ ổng ra đi rồi.

Tôi tiếc khi mất đi một người bạn nhưng tôi mừng vì bạn tôi thoát khỏi được những hành hạ của 4 năm bệnh tật. Chết là giải thoát.

Ổng là người bạn tri âm của tôi. Chúng tôi gặp nhau ở lãnh vực âm nhạc. Ông Khê là con cọp, tui cũng là con cọp mà hai con cọp này ở khác rừng nhau. Và đáng nói là hai con cọp này lại ôm lấy nhau để phục vụ cho nghệ thuật chung. Không tranh giành, không đấm đá, không giành sân, lấn đất gì cả, thương yêu nhau và vì nghệ thuật chúng tôi bỏ hết những điều khác sau lưng.

Tang lễ GS-TS Trần Văn Khê kéo dài đến sáng thứ Hai, ngày 29/6. Vào lúc 6h ngày 29/6 sẽ diễn ra lễ truy điệu và động quan, sau đó linh cữu GS-TS Trần Văn Khê sẽ được hỏa táng tại nghĩa trang Hoa Viên Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

N.M (ghi)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm