cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Những tàu ngầm lớn nhất hoạt động trên thế giới

03/04/2014 17:00 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Lớp tàu ngầm Typhoon của Hải quân Nga cho đến nay đứng đầu danh sách tàu ngầm lớn nhất thế giới. Trong cuộc đua những lớp tàu ngầm lớn nhất, Hải quân Mỹ chỉ xếp thứ ba với lớp tàu ngầm Ohio.

Tàu ngầm lớp Typhoon, Nga

Typhoon là lớp tàu ngầm lớn nhất trên thế giới

Typhoon với lượng giãn nước nước hơn 48.000 tấn khi lặn được đánh giá là tàu ngầm lớn nhất trên thế giới. Tàu ngầm hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo lần đầu tiên được Hải quân Nga đưa vào hoạt động kể từ năm 1981. Tàu ngầm lớp Typhoon đầu tiên mang tên Dmitry Donskoy cho đến nay vẫn hoạt động trong biên chế Hải quân Nga.

Tàu ngầm lớp Typhoon có chiều dài 175 m, rộng 23 và mức nước 12 m. Được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân, hai tuabin hơi nước 50.000 mã lực và bốn hệ thống cung cấp điện 3.200 KW, Typhoon có thể di chuyển ở tốc độ khoảng 22,2 hải lý (41 km/giờ) trên bề mặt nước và 27 hải lý (50 km/giờ) dưới mặt nước.

Nhìn bề ngoài Typhoon lớn hơn bất kỳ tàu ngầm nào khác. Thành viên phi hành đoàn có thể sống trên tàu tối đa 120 ngày. Typhoon có thể mang tối đa 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa RSM-52. Mỗi tên lửa đạn đạo mang tối đa 100 kiloton đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, Typhoon cũng được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm và ngư lôi loại 53.

Tàu ngầm lớp Borei, Nga

Tàu ngầm lớp Borei chỉ mới được Nga đưa vào hoạt động năm 2013

Borei có lượng giãn nước vào khoảng 24.000 tấn là lớp tàu ngầm lớn thứ hai trên thế giới. Đây cũng là lớp tàu ngầm mới được ra mắt của Hải quân Nga năm 2013.

Tàu ngầm có khả năng mang tên lửa hạt nhân phục vụ cho những mục đích chiến lược của Hải quân Nga. Yury Dolgoruky là tàu ngầm lớp Borei đầu tiên được giới thiệu vào tháng Giêng năm 2013.

Giá trị của một chiếc tàu ngầm lớp Borei vào khoảng 770 triệu USD. Hai tàu ngầm lớp Borei khác là Vladimir Monomakh và Knyaz Vladimir hiện đang được phát triển bởi Cục thiết kế và xây dựng Rubin.

Tàu ngầm lớp Borei dài 170 m, rộng 13,5 m và mức nước 10 m. Borei mang theo một lò phản ứng hạt nhân, một tuabin hơi nước. Tàu ngầm có khả năng lướt đi trên mặt biển ở tốc độ 15 hải lý (27 km/giờ) và 29 hải lý (53 km/giờ) dưới mặt nước.

Tàu có khả năng mang theo 16 tên lửa đạn đạo Bulava RSM-56, 6 ống phóng ngư lôi 533 mm và tên lửa hành trình Viyuga RPK-2.

Tàu ngầm lớp Ohio, Mỹ

Tàu ngầm lớp Ohio. Mỹ

Ohio là lớp tàu ngầm lớn thứ ba trên thế giới. Hải quân Mỹ hiện đang vận hành 18 tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio và là lớp tàu ngầm lớn nhất của Mỹ. Ohio có lượng giãn nước vào khoảng 18.750 tấn.

Tàu ngầm đầu tiên của lớp Ohio được xây dựng vào đưa vào hoạt động năm 1981. Tất cả những tàu ngầm khác cùng lớp đều được đặt tên một bang của Mỹ, trừ tàu USS Henry M. Jackson được đặt tên của một nghị sĩ Mỹ.

Tàu ngầm lớp Ohio có chiều dài 170 m, rộng 13 m và mức nước 10.8 m. Tàu có khả năng lướt đi trên mặt nước với tốc độ 12 hải lý (22,2 km/giờ) và lặn ở mức 20 hải lý (37 km/giờ). Ohio được tích họp một lò phản ứng hạt nhân, hai tuabin nước và một động cơ diesel phụ trợ 242 KW.

Tàu ngầm có khả năng mang theo 24 tên lửa hạt nhân Trident và 4 ống phóng ngư lôi 533 mm.

Tàu ngầm lớp Delta, Nga

Tàu ngầm lớp Delta có khả năng mang theo tên lửa hạt nhân chiến lược

Delta là lớp tàu ngầm lớn thứ tư trên thế giới với nhiệm vụ chính là mang theo tên lửa đạn đạo chiến lược. Tàu ngầm lớp Delta có lượng giãn nước vào khoảng 18.200 tấn.

Tàu ngầm lớp Delta đầu tiên đi vào hoạt động năm 1976. Sau nhiều quá trình nâng cấp và sửa chữa, 5 chiếc tàu ngầm thuộc lớp Delta III và IV hiện vẫn còn đang phục vụ trong biên chế Hải quân Nga.

Tàu ngầm có chiều dài 166 m, chiều rộng 12,3 m và mức nước 8,8m. Tàu đạt tốc độ khi lặn vào khoảng 24 hải lý (44 km/giờ). Hệ thống tàu ngầm lớp Delta bao gồm hai lò phản ứng làm mát bằng áp lực nước, hai tuabin hơi với cánh quạt cố định.

Kho vũ khí bao gồm ống phóng D-9D cho tên lửa đạn đạo R-29D, 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và hai ông phóng ngư lôi 400 mm.

Tàu ngầm lớp Vanguard, Anh

 Vanguard, Anh là lớp tàu ngầm lớn thứ 5 trên thế giới

Tàu ngầm lớp Vanguard có lượng giãn nước vào khoảng 15.900 tấn, là tàu ngầm lớn thứ 5 trên thế giới. Tàu ngầm hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo hiện đang phục vụ trong biên chế Hải quân Hoàng gia Anh.

Lớp Vanguard bao gồm 4 tàu ngầm Vanguard, Victorious, Vigilant and Vengeance. Chiếc HMS Vanguard đầu tiên được sản xuất vào năm 1993. Tất cả các tàu ngầm đều đóng tại căn cứ Hải quân Anh gần Scotland.

Tàu ngầm lớp Vanguard có chiều dài 149,9 m, rộng 12,8 m và mức nước 12 m. Hệ thống điện trên tàu bao gồm lò phản ứng làm mát bằng áp lực nước do Rolls-Royce chế tạo, hai tuabin 20,5 MW. Ngoài ra tàu còn có hai tuabin và hai hệ thống phát điện thay thế bằng diesel.

Tàu được trang bị 16 tên lửa Trident II và bốn ống phóng ngư lôi 533mm. Vanguard có tốc độ khi lặn tối đa khoảng 25 hải lý (46 km/giờ).

Tàu ngầm lớp Triomphant, Pháp.

Tàu ngầm lớp Triomphant hoạt động trong biên chế Hải quân Pháp

Với lượng giãn nước khoảng 14.335 tấn, Triomphant là lớp tàu ngầm lớn thứ 6 trên thế giới và lớn nhất ở Pháp. Tàu ngầm hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo hiện đang phục vụ trong biên chế Hải quân Pháp.

Lớp Triomphant bao gồm 4 tàu ngầm Le Triomphant, Téméraire, Vigilant và Terrible sản xuất từ năm 1997. Mỗi tàu ngầm có chiều dài 138 m, rộng 12,5 m và mức nước 10,6 m.

Hệ thống điện trên tàu bao gồm lò phản ứng hạt nhân K15, hai hệ thống phát điện diesel và một động cơ phụ trợ. Tốc độ khi lặn tối đa khoảng 25 hải lý (46 km/giờ).

Tàu được trang bị 16 tên lửa M45 tầm trung, tên lửa TN 75 và 4 ống phóng ngư lôi 533 mm.

Tàu ngầm lớp Akula

Akula có khả năng mang theo 12 tên lửa hành trình có đầu đạn hạt nhân

Akula được mệnh danh là lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công chiến lược với độ dãn nước vào khoảng 13.800 tấn. Hiện có 10 tàu ngầm hoạt động trong đó 9 tàu trong biên chế Hải quân Nga và một tàu trong biên chế Hải quân Ấn Độ.

Tàu ngầm có chiều dài 110 m, rộng 13,6 m và độ dãn nước 9,7 m. Tốc độ lướt đi trên mặt nước vào khoảng 10 hải lý (18,5 km/giờ) và tốc độ khi lặn ở mức 35 hải lý (64,8 km/giờ). Tàu có thể hoạt động liên tục dưới mặt nước khoảng 100 ngày.

Hệ thống điện trên tàu bao gồm một lò phản ứng hạt nhân, một tuabin hơi và hai hệ thống cung cấp điện 2.000 KW. Tàu ngầm được trang bị 12 tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, tầm bắn 3000 km. Ngoài ra, tàu còn có 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và 4 ống phóng 650 mm.

Tàu ngầm lớp Sierra, Nga

Tàu ngầm lớp Sierra hoạt động trong biên chế Hải quân Nga

Sierra có lượng giãn nước khoảng 10.400 tấn, là tàu ngầm lớn thứ 8 trên thế giới. Hiện có 4 tàu ngầm lớp Sierra phục vụ trong biên chế Hải quân nga. Sierra II với phiên bản cải tiên lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1990.

Sierra được xây dựng với thân tàu chịu áp lực bằng titan. Cho phép tàu ngầm đạt đến độ sâu lớn hơn và giảm tiếng ồn hơn. Tàu cũng có khả năng chịu ngư lôi tốt hơn các lớp tàu ngầm khác.

Sierra có chiều dài 111 m và rộng 14,2 m. Hệ thống trên tàu bao gồm một lò phản ứng hạt nhân, hai động cơ khẩn cấp. Tốc độ lặn tối đa ở mức 32 hải lý (59,2 km/giờ).

Hệ thống vũ khí trên tàu bao gồm 4 ống phóng ngư lôi 650 mm, 4 ống phóng 533 mm. Bom mìn và một số vũ khí chống tàu ngầm khác.

Tàu ngầm lớp Seawolf, Mỹ

Seawolf là tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh trong biên chế Hải quân M

Tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh Seawolf có lượng giãn nước vào khoảng 9.138 tấn. Chiếc Seawolf đầu tiên đi vào hoạt động năm 1997.

Tàu ngầm lớp Seawolf được thiết kế chống lại mối đe dọa từ các lớp tầu ngầm tên lửa đạn đạo của Liên Xô. Hiện có 3 chiếc Seawolf trong biên chế Hải quân Mỹ. Tàu ngầm có chiều dài 107 m và rộng 12 m.

Hệ thóng điện trên tàu bao gồm một lò phản ứng hạt nhân làm mát bằng áp lực nước, một động cơ phụ và chân vịt. Tốc độ 18 hải lý (33 km/giờ) trên mặt nước và 65 km/giờ khi lặn.

Vũ khí trên tàu bao gồm 8 ông phóng ngư lôi 660 mm, 50 tên lửa hành trình Tomahawk và ngư lôi Mk-48.

Tàu ngầm lớp Astute, Anh

Tàu ngầm lớp Astute, Anh đi vào hoạt động năm 2013

Astute là lớp tàu ngầm lớn thứ 10 trên thế giới có độ giãn nước vào khoảng 7.400 tấn. Astute hiện đang phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Anh.

Hiện có hai tàu ngầm lớp Astute đag hoạt động từ tháng 8 năm 2010 và chiếc còn lại vào tháng 3 năm 2013.

Tàu ngầm có chiều dài 97 m, rộng 11,3 m và mức nước 10 m. Hệ thống điện trên tàu bao gồm hai lò phản ứng hạt nhân do Rolls-Royce chế tạo, máy phát điện diesel 600 KW. Khi lặn tàu ngầm đạt tốc độ 30 hải lý (55km/giờ).

Vũ khí trên tàu ngầm bao gồm 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, tên lửa hàng trình Tomahawk và ngư lôi hạng nặng Spearfish.

Đăng Nguyễn
Tổng hợp

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm