cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau hải sản ích lợi khám phá

Có không tục “khai ấn đền Trần”?

21/02/2011 09:10 GMT+7 | Văn hoá

Hàng vạn người thức trắng đêm, giẫm đạp lên nhau để tranh cướp lá ấn nhưng đằng sau lá ấn đó liệu có tồn tại câu chuyện lịch sử về việc ban ấn của vua Trần?

Hàng ngàn người bao vây một trong các điểm bán ấn tại lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) đêm 16-2 - Ảnh: Thuận Thắng

Truy về nguồn gốc của tục khai ấn đền Trần trong chính sử, tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học VN) cho rằng:

TS Nguyễn Hồng Kiên - Ảnh nhân vật cung cấp

- Không hề có chuyện nguồn gốc của lễ khai ấn bắt nguồn từ việc sau khi đánh thắng quân Nguyên - Mông, vua Trần thiết triều ở Tức Mặc - Thiên Trường để thưởng công, ban tước như nhiều ý kiến. Việc đó sử chép là diễn ra ở Thăng Long. Từ năm ngoái, tôi đã đọc lại sử cũ và khẳng định trong thư tịch cổ không hề chép gì về cái gọi là “lễ khai ấn đền Trần”.

Tôi đã từng viết loạt bài “Lễ khai ấn đền Trần - một xuyên tạc lịch sử”. Cũng không có chuyện nhà Trần cứ tết đến lại đóng ấn ban chức tước. Xin dẫn một chuyện chính sử có chép: vua Trần Anh Tông từng ban tước hơi nhiều cho các quan trong triều. Thượng hoàng Nhân Tông biết được sai lấy sổ xem rồi ghi vào trong đó rằng: “Sao lại có một nước bé bằng bàn tay mà phong quan tước nhiều như thế?”. Từ đó vua Trần Anh Tông lại càng thận trọng khi ban chức tước.

Về các ấn bằng gỗ ở nhiều đền thờ đức thánh Trần, TS Nguyễn Công Việt (tác giả cuốn sách Ấn chương Việt Nam) đã phân loại đó là ấn tín trong lĩnh vực tôn giáo tín ngưỡng. Các đền thờ Hưng Đạo vương đều có ấn là do cuối đời, khi lui về Kiếp Bạc, Hưng Đạo vương có tu theo Đạo giáo và sau khi mất đã hiển thánh. Việc lập đền/điện thờ để thờ phụng đức thánh Trần và hành nghề đạo sĩ phải có con dấu của đức thánh Trần để đóng trên bùa chú. Tôi tạm gọi chung các ấn loại này là ấn phù thủy, dùng để đóng vào các bùa - sớ cho tăng tính linh thiêng.

* Có nghĩa là lễ khai ấn hiện nay chẳng liên quan gì đến thời Trần, càng không phải là cái gì thuộc truyền thống dân tộc?

- Tôi chưa hiểu ai là tác giả của việc kết hợp hai chuyện hoàn toàn xa lạ thành một:

a- Việc các công sở của chính quyền thời phong kiến phong ấn trước tết - khai ấn sau tết (tức là tuyên bố ngừng việc và bắt đầu “phục vụ” trở lại).

b- Việc khai ấn đầu năm ở đền Lộc Vượng (Nam Định).

Việc chính quyền nghỉ tết và trở lại làm việc là chuyện rất bình thường, một việc rất hành chính, tất nhiên không hề/không thể bao hàm một ý nghĩa gì của việc phong chức - ban phúc.

Việc đền Trần ở Lộc Vượng khai ấn ngày rằm tháng giêng (đóng một số lượng ấn cực kỳ ít, đủ để phát cho các nhà đền thờ Đức Hưng Đạo vương xung quanh) thì chỉ diễn ra dưới thời Nguyễn (từ triều Minh Mạng). Và cũng không có gì liên quan đến phong chức - ban phúc.

Theo tôi, tâm lý đám đông đã lôi kéo hàng vạn người tham gia tranh cướp ấn như gần đây. Phản ứng dây chuyền, không chỉ đền Trần ở Lộc Vượng (Nam Định) bán ấn, đền Trần ở Hưng Hà (Thái Bình), rồi đền Trần Thương (Hà Nam) cũng mở dịch vụ khai - bán ấn.

Dù thừa biết, dù chẳng tin lắm vào tờ ấn cướp - mua được, nhưng chắc nhiều người vẫn muốn có để coi như một trấn an tinh thần. Tôi được biết còn có cả các tờ ấn dành riêng cho các lái xe (ghi tên người, số xe) để “an toàn xa lộ”, theo nhiều nghĩa.

Ông Tô Văn Động (chánh văn phòng Bộ VH-TT&DL):

Lễ hội không tồi tệ hơn năm ngoái

Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch kiên quyết thực hiện đúng công điện 162 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác tổ chức và quản lý lễ hội. Bộ cũng cử nhiều đoàn đi kiểm tra lễ hội theo tinh thần công điện 162. Một tuần nữa Bộ VH-TT&DL sẽ có báo cáo nhanh, cuối tháng 2 sẽ có báo cáo chính thức về việc thực hiện công điện đó. Về tình trạng chen lấn, xô đẩy, tăng giá trong lễ hội, đi đến đâu là chúng tôi phối hợp với địa phương dẹp quyết liệt đến đó.

Ngay sau ngày khai ấn đền Trần (17-2) đã có văn bản yêu cầu tỉnh báo cáo. Bộ chờ báo cáo xem đã làm được cái gì, chưa được cái gì. Trước đó thứ trưởng đã làm việc với tỉnh hai lần trước lễ khai ấn rồi. Nhưng lễ hội vẫn cứ ngoài vòng kiểm soát như thế thì mình phải nắm lại tình hình xem thế nào. Nói gì thì nói lễ hội cũng có tiến bộ sau khi có công điện của Thủ tướng, chứ không đến mức tồi tệ hơn năm ngoái.

Về vấn đề có hay không tục khai ấn đền Trần trong lịch sử, tỉnh Nam Định đã hội thảo nhiều lần và họ khẳng định là có. Bộ VH-TT&DL cũng đang đợi báo cáo về lễ hội của tỉnh và chưa có chỉ đạo gì thêm để làm rõ vấn đề này. Mọi việc phải chờ hội thảo khoa học tiếp theo thì mới chắc chắn được.

Theo Tuổi trẻ

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm